Những kết quả rút ra từ quá trình thực nghiệ mở trường Cao đẳng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng phương pháp thuyết trình tích cực trong dạy học môn lý luận chính trị ở trường cao đẳng (Trang 85 - 88)

6. Kết cấu của đề tài

2.3.2.Những kết quả rút ra từ quá trình thực nghiệ mở trường Cao đẳng

phạm Đông Kham Xạng, thủ đô Viêng Chăn hiện nay

Trên cơ sở phân tích, tổng hợp các kết quả thu được từ quá trình thực nghiệm phương pháp nêu vấn đề, phương pháp đàm thoại trong dạy học phần “Những vấn đề cơ bản của phương thức sản xuất TBCN”, kết hợp với các biện pháp điều tra khác như; phiếu điều tra ý kiến của SV, trao đổi với đồng nghiệp, chúng tôi rút ra những kết luận sau:

Thứ nhất, với trình độ ban đầu của hai lớp đối chứng và lớp thực nghiệm

là tương đương nhau, nhưng sau khi tiến hành thực nghiệm chúng tôi nhận thấy tỷ lệ % điểm khá, giỏi ở lớp thực nghiệm đều cao hơn lớp đối chứng, tỷ lệ % điểm trung bình của khối lớp thực nghiệm thấp hơn lớp đối chứng.

Thứ hai, kết quả giờ học thực nghiệm cũng cho thấy, SV ở lớp thực nghiệm vừa nắm chắc, hiểu sâu sắc và đạt kết quả về mặt tri thức, kỹ năng, vừa say mê, hứng thú, năng động hơn trong suốt quá trình học tập.

Thứ ba, vận dụng phương pháp nêu vấn đề, phương pháp đàm thoại trong

quá trình dạy học được diễn ra theo một quy trình khoa học và hợp lý. Quy trình này đã phát huy được tính tích cực của người học. Quy trình này cũng được các đồng nghiệp góp ý, khẳng định tính khoa học, tính thực tiễn và có khả năng được áp dụng phổ biến trong Trường Cao đẳng Sư phạm Đông Kham Xạng.

Thứ tư, cùng với quá trình thực nghiệm diễn ra theo kế hoạch ban đầu,

nhằm tìm hiểu và khai thác sâu hơn việc nắm bắt cũng như vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống, chúng tôi đã tiến hành kiểm tra kiến thức của SV thông qua việc trả lời câu hỏi trên lớp và câu hỏi tự luận dưới dạng đề mở. Kết quả cho thấy:

- Lớp đối chứng: 65% SV đều tỏ ra lúng túng không trả lời được hoặc nếu có thì rất khó khăn trước những câu hỏi mang tính suy luận nhằm khắc sâu kiến thức. Phần lớn họ chỉ trả lời được những câu hỏi có tính chất học thuộc, tái hiện. Điều làm chúng tôi thấy ngay cả những câu hỏi suy luận đơn giản SV cũng còn rất lúng túng, họ cũng nhanh quên kiến thức trước những câu hỏi mang tính chất tái hiện. Nói cách khác SV dễ dàng quên những kiến thức mang tính chất học thuộc sau khi làm bài và lúng túng trước những câu hỏi suy luận.

- Lớp thực nghiệm: 60% SV đều trả lời được những câu hỏi mang tính chất suy luận. SV luôn chủ động trong quá trình trả lời câu hỏi và có nhu cầu thực tiễn cuộc sống, 40% SV có cách thức trả lời câu hỏi mang tính chất suy luận sáng tạo, thể hiện sự hiểu bài, nắm vững kiến thức và có sự liên hệ thực tế.

Điều đáng lưu ý ở đây là SV lớp thực nghiệm có cách diễn đạt tự tin, rõ ràng, thể hiện chính kiến của bản thân và thực sự hứng thú với nội dung bài học.

Kết quả trên đây một lần nữa giúp chúng ta khẳng định tính hiệu quả của việc vận dụng phương pháp nêu vấn đề, phương pháp đàm thoại so với phương pháp truyền thống mà SV được học từ trước đến nay.

Kết luận chương 2

Xuất phát từ giả thuyết thực nghiệm mà đề tài đưa ra, dựa trên cơ sở lý luận và thực tiễn nghiên cứu đề tài, chúng tôi đã tiến hành thực nghiệm sư phạm. Những nội dung cơ bản cần phải làm rõ là: vận dụng phương pháp thuyết trình nhằm phát huy được tính tích cực của SV so với phương pháp thuyết trình truyền thống.

Trong quá trình thực nghiệm chúng tôi đã đổi mới phương pháp thuyết trình bằng cách kết hợp với phương pháp nêu vấn đề, phương pháp đàm thoại trong dạy học môn Lý luận chính trị tại trường Cao đẳng Sư phạm Đông Kham Xạng, thủ đô Viêng Chăn năm học (2016 - 2017) đã mang lại những kết quả nhất định. Sau khi thực hiện đầy đủ các bước thực nghiệm và phân tích kết quả thực nghiệm cho thấy kết quả học tập của khối lớp thực nghiệm cao hơn khối lớp đối chứng. Mặt khác trong giờ học thực nghiệm SV đã nắm vững kiến thức, có kỹ năng, thái độ đúng đắn và có hứng thú học tập cao hơn giờ học ở lớp đối chứng.

Như thế, việc vận dụng phương pháp thuyết trình tích cực trong quá trình dạy học đã có tác dụng rõ rệt, đã phát huy được tính tích cực của người học và góp phần nâng cao chất lượng kết quả học tập bộ môn Lý luận chính trị ở trường Cao đẳng Sư phạm Đông Kham Xạng, thủ đô Viêng Chăn. Qua đây, chúng ta có thể khẳng định được tính khả thi của việc vận dụng kết hợp phương pháp thuyết trình với phương pháp nêu vấn đề, phương pháp đàm thoại vào quá trình dạy học môn Lý luận chính trị ở trường Cao đẳng Sư phạm Đông Kham Xạng, thủ đô Viêng Chăn.

Chương 3

QUY TRÌNH VÀ CÁC GIẢI PHÁP CƠ BẢN VỀ VIỆC VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP THUYẾT TRÌNH TÍCH CỰC TRONG DẠY HỌC MÔN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM

ĐÔNG KHAM XẠNG, THỦ ĐÔ VIÊNG CHĂN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng phương pháp thuyết trình tích cực trong dạy học môn lý luận chính trị ở trường cao đẳng (Trang 85 - 88)