Thực nghiệm và những kết quả rút ra từ thực nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng phương pháp thuyết trình tích cực trong dạy học môn lý luận chính trị ở trường cao đẳng (Trang 78 - 85)

6. Kết cấu của đề tài

2.3.1. Thực nghiệm và những kết quả rút ra từ thực nghiệm

2.3.1.1. Các bước tiến hành thực nghiệm

Sau khi khảo sát lớp đối chứng, lớp thực nghiệm và soạn giáo án thực nghiệm bài:

Tôi tiến hành thực nghiệm theo các bước sau: Bước 1: Dạy thực nghiệm tại lớp thực nghiệm

Bước 2: Tổ chức họp trao đổi rút kinh nghiệm với đồng nghiệp Bước 3: Cho SV làm bài kiểm tra và phát phiếu trưng cầu ý kiến SV Bước 4: Chấm bài kiểm tra của khối lớp đối chứng và khối lớp thực nghiệm Bước 5: Xử lý kết quả kiểm tra để rút ra kết luận

2.3.1.2. Phân tích kết quả thực nghiệm

Những đánh giá chủ yếu của đồng nghiệp

Khi giờ dạy ở lớp đối chứng và lớp thực nghiệm được tiến hành xong, chúng tôi đã tổ chức trao đổi với các GV đi dự giờ, các thầy cô trong tổ bộ môn, các thầy cô lãnh đạo khoa cùng đi dự giờ về giờ dạy thực nghiệm. Có rất nhiều ý kiến của đồng nghiệp được đưa ra trao đổi. Phần lớn các ý kiến mà đồng nghiệp đưa ra đều rất khách quan và thể hiện rõ tinh thần trách nhiệm của mình trong công cuộc đổi mới phương pháp dạy học. Qua trao đổi về các bài thực nghiệm, với những ý kiến đóng góp, trao đổi chân thành về các bài thực nghiệm của đồng nghiệp đã giúp chúng tôi có thêm cơ sở thực tiễn về khả năng vận dụng phương pháp dạy học nêu vấn đề, phương pháp đàm thoại trong dạy học môn Lý luận chính trị mà chúng tôi đã đưa ra. Sau khi phân tích và tiếp thu ý kiến của các thầy cô về bài dạy thực nghiệm tôi nhận thấy đa số các ý kiến đều có chung những điểm cơ bản sau đây:

- Về phương pháp dạy học; giờ dạy thực nghiệm đã thể hiện rõ phương pháp, cách dạy khác hẳn so với giờ dạy học bình thường của khối lớp đối chứng. Giờ dạy ở khối lớp đối chứng vẫn theo lối dạy học cũ, thầy thuyết trình là chính. Giờ dạy ở khối lớp thực nghiệm đã chú ý phát huy được vai trò của người học, chú ý đến hoạt động tìm tòi của SV trong giải quyết và lĩnh hội tri thức của bài học, SV chủ động hơn, hoạt động chính trong giờ học là SV.

- Về nội dung bài dạy; GV đã đưa ra được các nội dung dạy học dưới dạng các câu hỏi, các vấn đề cho SV nghiên cứu. Các câu hỏi vấn đề mà GV

đưa ra vừa logic, hấp dẫn vừa đảm bảo những nội dung kiến thức cơ bản và kiến thức nâng cao. Vì thế, bài học trở nên sôi động, có khả năng thu hút, lôi cuốn SV vào bài học và khai thác được nhiều khía cạnh của kiến thức cơ bản. Tạo điều kiện cho SV nắm chắc những kiến thức cơ bản, tránh được cách hiểu mơ hồ, hình thức. Đây là cơ sở để giúp SV tự tìm tòi, khám phá và mở rộng kiến thức trong quá trình học tập của mình.

- Về khả năng hứng thú của SV; dạy học ở giờ thực nghiệm thì SV phải làm việc nhiều hơn, nhưng lại thích thú với kiểu học tập này, SV có dịp thảo luận ý kiến của mình với tập thể, làm cho giờ học sôi nổi hẳn lên. Qua giờ học thực nghiệm cho thấy đa số SV có sự tập trung chú ý thể hiện ở việc theo dõi chăm chú bài học, tập trung suy nghĩ tìm tòi, phân tích, xử lý các tình huống có vấn đề mà GV đưa ra để chiếm lĩnh nội dung bài học. Do đó, số lượng SV tham gia phát biểu xây dựng bài tăng lên rõ rệt, số SV làm việc riêng trong giờ học mặc dù vẫn còn nhưng được hạn chế một cách đáng kể, đa phần SV đều tập trung chú ý vào tiến trình bài học. Đặc biệt thời gian duy trì trạng thái tích cực hoạt động học tập của SV tương đối dài trong giờ học.

Kết quả kiểm tra và những kết luận rút ra - Kết quả thực nghiệm lần 1

Ở thực nghiệm lần 1 tôi lấy lớp THCS12+2 (B) làm lớp thực nghiệm 1, lớp THCS12+2 (A) làm lớp đối chứng 1.

Để đánh giá khả năng nắm bắt kiến thức của SV, chúng tôi sử dụng bài kiểm tra 30 phút ngay sau khi giờ học được tiến hành xong ở cả hai lớp đối chứng và lớp thực nghiệm. Bài kiểm tra chúng tôi đưa ra dưới hình thức kiểm tra trắc nghiệm và tự luận. Nội dung của bài kiểm tra chúng tôi để ở phần phục lục.

Kết quả điểm kiểm tra nội dung bài học ở lớp thực nghiệm và lớp đối chứng được chúng tôi tính ra tỷ lệ phần trăm (%) và được phản ánh ở bảng sau:

Bảng 2.2. Thống kê kết quả kiểm tra nội dung bài học của lớp thực nghiệm 1 và lớp đối chứng 1

Lớp Tên lớp Sĩ số Giỏi Khá TB SL % SL % SL % Thực nghiệm MN12+2 (A) 65 10 15.4 23 35.4 32 49.2 Đối chứng THCS12+2 (A) 67 7 10.4 19 28.4 41 61.2

Dựa vào số liệu ở bảng trên tôi minh họa kết quả kiểm tra của SV lớp trên bằng kết quả sau:

Biểu đồ 2.1. Kết quả kiểm tra nội dung bài học của lớp thực nghiệm 1 và lớp đối chứng 1

Nhận xét: Tổng hợp số liệu kiểm tra và biểu đồ minh họa của SV lớp thực nghiệm 1 và lớp đối chứng 1, cho thấy có sự khác biệt về điểm số ở các mức độ (giỏi, khá, trung bình) ở cả hai lớp thực nghiệm và lớp đối chứng. Lớp thực nghiệm 1 có tỷ lệ SV đạt điểm cao hơn lớp đối chứng 1. Cụ thể:

- Điểm giỏi của lớp thực nghiệm 1 chiếm 15.4% cao hơn điểm giỏi của lớp đối chứng 1 chiếm 10.4%, cao hơn 5.0%

0 10 20 30 40 50 60 70 Giỏi Khá Trung bình 15.4 35.4 49.2 10.4 28.4 61.2 Thực nghiệm Đối chứng

- Điểm khá của lớp thực nghiệm 1 chiếm 35.4% cao hơn điểm khá của lớp đối chứng 1 chiếm 28.4%, cao hơn 7.0%

- Điểm trung bình của lớp thực nghiệm 1: 49.2% thấp hơn điểm trung bình của lớp đối chứng 1 chiếm 61.2%, thấp hơn 12.0%.

Từ kết quả trên cho phép ta khẳng định ở lần thực nghiệm 1 giờ dạy thực nghiệm có ưu thế hơn so với giờ dạy đối chứng. Sau khi có tác động thực nghiệm đã mang lại hiệu quả nhất định. Chất lượng học tập của SV lớp thực nghiệm 1 cao hơn lớp đối chứng 1. Điều đó chứng tỏ lớp thực nghiệm 1 có tác động thực nghiệm sư phạm là có hiệu quả. Tuy nhiên, kết quả này vẫn chưa thực sự vượt trội. Có thể nói nguyên nhân chính là do trong quá trình dạy học bằng phương pháp nêu vấn đề, phương pháp đàm thoại GV chưa thực sự làm chủ được nội dung giáo án, SV chưa thích nghi với những yêu cầu của phương pháp dạy học này.

- Kết quả thực nghiệm lần 2

Trên cơ sở thực nghiệm lần 1 tôi đã khắc phục những thiếu sót về làm chủ được nội dung giáo án và rút ra những bài học cho thực nghiệm lần 2. Thực nghiệm lần 2 này tôi tiến hành theo cách tương tự như ở lần 1. Tôi lấy lớp Mầm Nom12+2(B) làm thực nghiệm 2, lớp THCS 12+2(B) làm đối chứng 2. Kết quả thực nghiệm lần 2 tôi cũng cho SV làm bài kiểm tra 30 phút. Bài kiểm tra đưa ra gồm 2 phần trắc nghiệm và tự luận.

Kết quả điểm kiểm tra của lớp thực nghiệm 2 và lớp đối chứng 2 được phản ánh ở bảng sau:

Bảng 2.3. Thống kê kết quả kiểm tra nội dung bài học của lớp thực nghiệm 2 và lớp đối chứng 2

Lớp Tên lớp Sĩ số Giỏi Khá TB SL % SL % SL % Thực nghiệm Mầm Non 12+2 (B) 60 11 18.3 23 38.3 26 43.4 Đối chứng THCS 12+2 (B) 70 8 11.4 19 27.1 43 61.5

Dựa vào bảng số liệu tôi minh họa kết quả kiểm tra của SV lớp trên bằng biểu đồ sau:

Biểu đồ 2.2.Kết quả kiểm tra nội dung bài học của lớp thực nghiệm 2 và lớp đối chứng 2

Nhận xét: Tổng hợp số liệu điểm kiểm tra và biểu đồ minh họa của SV lớp thực nghiệm 2 và lớp đối chứng 2, cho thấy sự khác biệt hơn hẳn về điểm số ở các mức độ: trung bình, khá, giỏi ở các lớp thực nghiệm và lớp đối chứng. Lớp thực nghiệm 2 có tỷ lệ SV đạt điểm cao hơn lớp đối chứng 2. Cụ thể:

- Điểm trung bình của lớp thực nghiệm 2 (43.4%) thấp hơn điểm trung bình của lớp đối chứng 2 (61.5%), thấp hơn 18.1%.

- Điểm khá của lớp thực nghiệm 2 (38.3%) cao hơn điểm khá của lớp đối chứng 2 (27.1%), cao hơn 11.2%.

- Điểm giỏi của lớp thực nghiệm 2 (18.3%) cao hơn điểm giỏi của lớp đối chứng 2 (11.4%), cao hơn 6.9%.

Từ kết quả giờ thực nghiệm 2, cho tôi khẳng định tính hiệu quả của quá trình thực nghiệm là khá ổn định. Chất lượng học tập của SV lớp thực nghiệm 2 cao hơn lớp đối chứng 2. Điều này chứng tỏ hai lớp thực nghiệm có tác động sư

0 10 20 30 40 50 60 70 Giỏi Khá Trung bình 18.3 38.3 43.4 11.4 27.1 61.5 Thực nghiệm Đối chứng

phạm là có hiệu quả. Rõ ràng việc vận dụng phương pháp nêu vấn đề, phương pháp đàm thoại vào quá trình dạy học đã góp phần nâng cao chất lượng trong dạy học môn Lý luận chính trị.

Sau khi dạy thực nghiệm, tôi tiến hành trao đổi và thu thập ý kiến của SV và GV đối với giờ học vận dụng phương pháp nêu vấn đề, phương pháp đàm thoại. Tôi rút ra một số kết luận sau:

Những kết luận rút ra sau thực nghiệm Mức độ hứng thú học tập của SV

- Ở khối lớp đối chứng; hầu hết SV đều tỏ ra bình thường với giờ học, thậm chí có nhiều người tỏ ra không thích giờ học này, lý do mà họ đưa ra chủ yếu là do đây là môn học khó hiểu và không liên quan đến chuyên ngành của họ. Giờ học vẫn diễn ra đều đều với không khí buồn, 65% SV đều tỏ ra không hứng thú với giờ học theo phương pháp truyền thống.

- Ở khối lớp thực nghiệm; hầu hết các SV khi được điều tra sau giờ học thích thú với giờ học theo phương pháp này. Qua giờ học như thế, mọi người được trực tiếp tham gia vào các hoạt động trong giờ học, được tự mình tham gia vào hoạt động học tập, với bầu không khí lớp học sôi nổi, có cơ hội được bộc lộ những suy nghĩ của mình, có cơ hội trao đổi với GV. Cho nên, giờ học đạt hiệu quả, SV có hứng thú học tập hơn so với giờ học khác.

Mức độ hoạt động tích cực của SV

- Ở lớp đối chứng chúng tôi thấy; mức độ hoạt động tích cực của SV trong giờ học hầu như không được thể hiện, đa số SV ngồi trên lớp chỉ nghe GV giảng và ghi chép. Việc trả lời câu hỏi của SV trong giờ học cũng rất gượng ép, chủ yếu họ chỉ trả lời khi GV chỉ định. Như vậy, ở lớp đối chứng chúng tôi nhận thấy thầy cứ giảng, cứ đặt câu hỏi để rồi lại tự mình trả lời những câu hỏi do mình đặt ra. Thế nên, việc phát huy tính tích cực của SV trong giờ học là hầu như không được chú ý nhiều. Do đó, không tạo ra được tính tích cực, sáng tạo trong học tập của SV.

- Ở lớp thực nghiệm tôi thấy; hầu hết SV trong hoạt động học tập của mình đã có hoạt động tích cực, sôi nổi hơn SV ở lớp đối chứng. Ở lớp thực nghiệm sau khi GV đưa ra các câu hỏi, nêu vấn đề phần lớn SV đều tự giác, tập trung chú ý, suy nghĩ, trao đổi, tích cực xung phong phát biểu ý kiến. Vì vậy, họ đã trở thành những chủ thể năng động và thể hiện mình trong quá trình học tập. Như vậy, trong giờ học có vận dụng phương pháp nêu vấn đề, phương pháp đàm thoại đã tạo ra được tính tích cực, sáng tạo của SV.

Mức độ tập trung chú ý của SV trong giờ học

- Ở lớp đối chứng; số SV chú ý học tập một cách có chủ đích không nhiều và phần lớn SV ít thể hiện sự tập trung chú ý đối với tiến trình giờ học, nhiều SV có thái độ thờ ơ với các hoạt động trong giờ học, ít tham gia xây dựng bài. Mặt khác, mối quan hệ tương tác giữa thầy và trò thiếu chặt chẽ, chỉ đơn thuần mang tính chất; thầy giảng - trò nghe, thầy đọc - trò ghi chép theo. Trong giờ học có biểu hiện nói chuyện, làm việc riêng… còn nhiều. Số SV tập trung ghi chép, phát biểu không nhiều.

- Ở khối lớp thực nghiệm: Mặc dù vẫn còn hiện tượng SV nói và làm việc riêng nhưng đa số SV có sự tập trung chú ý cao thể hiện việc chăm chú theo dõi bài học, tập trung suy nghĩ, tìm tòi, phân tích, xử lý các tình huống có vấn đề mà GV đưa ra để chiếm lĩnh nội dung bài học. Trong giờ học với sự cộng sự chặt chẽ giữa người dạy và người học nên SV ý thức được khá cao đối với quá trình học tập của mình, tích cực tham gia giải quyết vấn đề, tích cực tranh luận và nêu ý kiến thắc mắc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng phương pháp thuyết trình tích cực trong dạy học môn lý luận chính trị ở trường cao đẳng (Trang 78 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)