Quy trình kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của SV

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng phương pháp thuyết trình tích cực trong dạy học môn lý luận chính trị ở trường cao đẳng (Trang 100 - 101)

6. Kết cấu của đề tài

3.1.3.Quy trình kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của SV

Kiểm tra đánh giá là khâu không thể thiếu trong quá trình dạy học nói chung và dạy môn Lý luận chính trị nói riêng, có vai trò quan trọng thúc đẩy hoạt động dạy - học, có ý nghĩa to lớn đối với GV và SV.

Theo quan điểm của dạy học hiện đại, để đánh giá kết quả học tập của SV, không chỉ dùng ở cuối bài giảng mà phải dùng thường xuyên, liên tục trong suốt quá trình dạy học, việc làm này không những giúp GV nắm bắt nhanh chóng trình độ và khả năng nhận thức của SV mà còn có tác dụng giúp GV kiểm tra tính chuyên cần của SV. Hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả phải đảm bảo tính công khai, khách quan, nhằm kích thích tính tự giác của người học, tạo cho họ động lực và ý chí phấn đấu.

Qua giảng dạy thực nghiệm và tham khảo ý kiến của đồng nghiệp, tôi xin đề xuất quy trình kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của SV như sau:

Bước 1: Xác định mục tiêu kiểm tra

Khi soạn bài kiểm tra, GV cần sử dụng nhiều loại câu hỏi để đạt được mục tiêu giáo dục khác nhau, GV cần giải thích cho SV hiểu nguyên nhân kiểm tra, công khai hình thức kiểm tra và mục đích kiểm tra để SV bớt căng thẳng, lo lắng. Nội dung kiểm tra phải bám sát nội dung học, từng mục, từng bài. Hệ thống câu hỏi kiểm tra phải phù hợp với đối tượng và thể hiện sự phân hóa, đảm bảo 70% câu hỏi đo được ở mức độ đạt chuẩn, 30% đạt ở mức độ nâng cao đòi hỏi tư duy và năng lực thực hành.

Bước 2: Xây dựng đáp án để đánh giá kết quả kiểm tra của SV

Để đánh giá kết quả kiểm tra của SV một cách khách quan, công bằng thì GV phải xây dựng khung đáp án của bài kiểm tra và công khai đáp án này để

các GV tổ bộ môn tiện theo dõi. Đáp án bài kiểm tra cần chi tiết, chia nhỏ các tiêu chí đánh giá, hạn chế sự ảnh hưởng chủ quan.

Bước 3: Tổ chức kiểm tra tuân thủ đúng quy chế, trung thực

Bước 4: Chấm bài theo đúng quy định, xác định tiêu chí chấm bài cụ thế,

tránh tối đa ảnh hưởng của người chấm để đảm bảo tính khách quan khi chấm.

Bước 5: Tập hợp kết quả, phân tích số liệu, rút kinh nghiệm sau kiểm tra.

Việc kiểm tra, đánh giá phải chuyển biến mạnh theo hướng phát triển trí thông minh, sáng tạo của SV, khuyến khích vận dụng linh hoạt các kiến thức, kỹ năng đã học vào thực tế, làm bộc lộ những cảm xúc, thái độ của người học trước những vấn đề nóng hổi của đời sống cá nhân, gia đình và xã hội.

Tóm lại, một bài kiểm tra cần đạt các yêu cầu sau:

- Nội dung kiểm tra là những kiến thức, kỹ năng cơ bản, trọng tâm của bài, có ý nghĩa thiết thực đối với người học.

- Chú trọng cả kiến thức, kỹ năng, thái độ. Trong kiến thức có cả câu hỏi sự kiện, kiểm tra trí nhớ và câu hỏi suy luận.

- Độ khó của bài kiểm tra phù hợp với chuẩn đánh giá của môn học, nội dung bài phù hợp với thời lượng quy định.

- Có sự phân hóa SV, tạo cơ hội để họ bộc lộ sự sáng tạo của mình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng phương pháp thuyết trình tích cực trong dạy học môn lý luận chính trị ở trường cao đẳng (Trang 100 - 101)