Quy trình thực hiện bài giảng trên lớp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng phương pháp thuyết trình tích cực trong dạy học môn lý luận chính trị ở trường cao đẳng (Trang 91 - 100)

6. Kết cấu của đề tài

3.1.2.Quy trình thực hiện bài giảng trên lớp

3.1.2.1. Quy trình thực hiện các hoạt động dạy học

Trên cơ sở lý luận của việc đổi mới phương pháp thuyết trình bằng việc kết hợp với phương pháp nêu vấn đề, đàm thoại cùng với quá trình thực nghiệm, tôi rút ra hoạt động dạy học trên lớp thông qua các bước cơ bản sau:

Bước 1: Tổ chức lớp. Tổ chức lớp là công việc phải chú ý trong cả tiết

học nhằm thu hút sự chú ý học tập của SV ngay vào tiết học. Có nhiều biện pháp khác nhau để tổ chức lớp như: yêu cầu SV đứng dậy khi GV vào lớp, hỏi han tình hình SV, kiểm tra sĩ số,…

Bước 2: Kiểm tra bài cũ và chuẩn bị bài mới. Hoạt động kiểm tra bài cũ

và chuẩn bị bài mới là hoạt động thường xuyên trong giảng dạy. Mục đích của hoạt động này là kiểm tra việc nắm bắt thông tin của SV ở bài học trước, rèn luyện cho SV kỹ năng tự giác, cần cù, siêng năng trong hoạt động học tập. Qua kiểm tra bài cũ và chuẩn bị bài mới, GV không chỉ giáo dục, rèn luyện cho SV kỹ năng tự nghiên cứu thông qua đó còn theo dõi sự chuyên cần của SV trong việc học bài cũ, vừa thấy được sự tích cực trong bài mới. Để hoạt động này đem lại hiệu quả cao, GV không những thực hiện ở phần đầu của bài giảng mà phải diễn ra liên tục, đan xen suốt các hoạt động dạy học.

Bước 3: Giới thiệu bài mới. Giới thiệu bài mới hay còn gọi là đặt vấn đề

thu hút SV vào bài mới, là khâu tuy nhỏ nhưng không thể bỏ qua bởi vì nó có vai trò quan trọng thu hút sự chú ý của SV. Khâu này thành công sẽ là màn mở đầu ấn tượng đối với SV trong suốt tiến trình dạy học. Tùy thuộc vào chủ để bài giảng, khả năng, kinh nghiệm của từng GV mà hoạt động giới thiệu bài mới được thực hiện theo nhiều cách khác nhau. Thông thường GV giới thiệu bài mới thông qua tình huống có vấn đề, các câu hỏi trực quan với những câu hỏi nhận thức hoặc cũng có thể là một câu chuyện thời sự nóng hổi liên quan đến bài giảng. Mục đích của hoạt động này nhằm định hướng tư duy, tập trung, lôi cuốn sự chú ý của SV vào chủ để bài giảng, khơi dạy khả năng, óc tìm tòi, sáng tạo và mong muốn khám phá, lĩnh hội tri thức mới.

Bước 4: Dạy bài mới. Thực chất của hoạt động dạy bài mới là GV dẫn dắt SV tiến hành giải quyết những nội dung của nhiệm vụ học tập đề ra. Đây là khâu quan trọng nhất có ý nghĩa quyết định tới sự thành công của bài giảng.

Bởi vì trong hoạt động này một khối lượng tri thức lớn của bài giảng được GV truyền đạt đến SV. Đó là tri thức cơ bản trọng tâm của bài.

Sau khi các hoạt động trên đã được hình thành thì khâu dạy bài mới là quá trình cụ thể hóa, hiện thực hóa triển khai trực tiếp hoạt động dạy học. Khâu này đòi hỏi sự vào cuộc thực sự của GV và sự tham gia tích cực của SV.

Bước 5: Tiến hành củng cố, luyện tập và dặn dò SV. Đây là bước cuối cùng nhưng vô cùng quan trọng khi kết thúc mỗi bài giảng. Toàn bộ nội dung, kiến thức của bài được khái quát lại thành một hệ thống, các đơn vị kiến thức được kết nối logic với nhau.

Trước khi kết thúc bài giảng, GV thường nhận xét, đánh giá giờ học và hướng dẫn SV làm bài tập về nhà.

3.1.2.2. Quy trình thực hiện bài giảng trên lớp bằng việc kết hợp phương pháp thuyết trình với phương pháp nêu vấn đề

Quy trình thực hiện bài giảng trên lớp bằng phương pháp trình bày nêu vấn đề

Bước chuẩn bị

- Xem xét, nghiên cứu trình độ nhận thức của SV.

- Nghiên cứu kỹ các thông tin trong vấn đề, lựa chọn cách thuyết trình đặt vấn đề ngắn gọn, dễ hiểu.

- Chuẩn bị những câu hỏi gợi mở, nghi vấn, tạo mâu thuẫn ngay trong chính vấn đề nghiên cứu sẽ được trình bày.

- Đưa ra mục tiêu bài dạy thật cụ thể.

Bước thực hiện

- Giới thiệu tình huống; cung cấp thông tin về tình huống qua trình bày bằng thuyết trình.

- Diễn đạt, dẫn dắt vấn đề bằng chính những câu hỏi gợi mở, nghi vấn, lôi cuốn sự chú ý của SV.

- Đoạn cuối tình huống không bình luận, không phân tích để thúc đẩy SV suy nghĩ giải quyết vấn đề.

- Đưa ra mục tiêu mà SV sẽ đạt được sau khi nghiên cứu giải quyết tình huống có vấn đề, từ đó sẽ lĩnh hội tri thức mới.

Như vậy, việc thực hiện bài giảng bằng phương pháp nêu vấn đề toàn phần nên được GV sử dụng trong phần; giới thiệu bài mới hay phần luyện tập, củng cố kiến thức nhằm gây sự chú ý, lôi cuốn SV vào tình huống có vấn đề, từ đó tạo ra động lực thúc đẩy SV suy nghĩ giải quyết vấn đề.

Ví dụ, khi diễn đạt theo phương thức thuyết trình thông thường, chúng ta

có thể nói: "Trong lịch sử phát triển của nền sản xuất xã hội có hai hình thức tổ

chức kinh tế rõ rệt là kinh tế tự nhiên và kinh tế hàng hóa. Kinh tế tự nhiên là hình thức sản xuất..., kinh tế hàng hóa là hình thức sản xuất ra hàng hóa để bán...". Có thể chuyển thành hình thức trình bày nêu vấn đề: "Trong lịch sử phát triển của nền sản xuất xã hội có hai hình thức kinh tế rõ rệt là kinh tế tự nhiên và kinh tế hàng hóa. Vậy thế nào là kinh tế tự nhiên? Đặc trưng cơ bản của nó là gì? Kinh tế tự nhiên là hình thức sản xuất... Kinh tế hàng hóa là gì? Nó ra đời dựa trên những điều kiện nào?

Kiểu dạy học trình bày nêu vấn đề được sử dụng với những bài giảng nhập môn, bài giảng khó, những vấn đề phức tạp mà người học chưa tự lực giải quyết được.

Quy trình thực hiện bài giảng trên lớp bằng phương pháp nêu vấn đề một phần

Bước chuẩn bị

- GV chuẩn bị hệ thống câu hỏi và gợi ý để hướng SV nghiên cứu, giải quyết vấn đề đúng hướng.

- Nghiên cứu kỹ các thông tin trong tình huống, lựa chọn để đưa vào các bài tập, hoàn thành các bước riêng biệt của giải quyết vấn đề.

- Lập kế hoạch, thời gian tiến hành cho việc tìm hiểu tình huống thảo luận, trình bày và kết luận của GV.

- Ghi lại dự đoán của GV về tình huống có thể xảy ra.

Bước thực hiện

- GV giới thiệu tình huống có vấn đề một phần, cung cấp thông tin về tình huống có vấn đề bằng cách viết lên bảng phụ, trình bày thuyết trình trước lớp hoặc phát tài liệu.

- GV tiến hành cho SV làm việc cá nhân hay làm việc theo nhóm để giải quyết vấn đề.

+ GV gọi học SV trả lời câu hỏi giải quyết vấn đề. + GV cho cả lớp suy nghĩ, đóng góp ý kiến.

+ GV kết luận và có thể cho SV ghi tóm tắt nội dung quan trọng.

Đây là kiểu nêu vấn đề phát huy được tính tự giác, tích cực, sáng tạo của SV, nội dung đảm bảo phù hợp với trình độ nhận thức của SV. GV nêu vấn đề còn SV tích cực, chủ động giải quyết vấn đề đó.

VD: Với bài “Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với kinh tế tri thức”. Trong mục "I, Cơ sở vật chất - kỹ thuật, tính tất yếu và tác dụng của

công nghiệp hóa" bao gồm hai mục nhỏ" 1) Cơ sở vật chất - kỹ thuật; 2) Tính tất yếu và tác dụng của công nghiệp hóa" có thể chỉ nên tập trung việc sử dụng phương pháp nêu vấn đề vào mục 2. Bởi vì sau khi SV đã nắm được khái niệm, những yếu tố cấu thành, đặc trưng, vai trò của cơ sở vật chất kỹ thuật của mỗi chế độ xã hội... SV sẽ hiểu được việc xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật cho CNXH là một quy luật kinh tế mang tính phổ biến. Trên cơ sở những kiến thức, phương pháp khai thác vấn đề vừa được trang bị và bằng kiến thức đã tích lũy được từ thực tiễn, với sự hướng dẫn thông qua các câu hỏi của GV, SV có thể tự lực giải quyết được vấn đề "Tính tất yếu khách quan của công nghiệp hóa ở nước ta" bởi vì, những gì nói về tính tất yếu khách quan của việc xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật cho CNXH, cũng đồng thời có giá trị để nói về tính tất

yếu khách quan của công nghiệp hóa ở nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào. Mặt khác, GV tiếp tục dẫn dắt SV tìm hiểu những tác dụng của công nghiệp hóa ở nước ta bằng những câu hỏi nêu vấn đề: Tại sao, bằng cách nào... Từ những tri thức đã khám phá được SV có thể đi đến kết luận về tính yếu của nó.

Quy trình thực hiện bài giảng trên lớp bằng phương pháp nêu vấn đề toàn phần

Trong quy trình này, bước chuẩn bị và bước thực hiện tương tự như quy trình thực hiện bài giảng nêu vấn đề một phần. Điều khác biệt là GV đưa ra hệ thống câu hỏi chính, câu hỏi phụ, gợi mở, để dẫn dắt SV độc lập giải quyết vấn đề và rút ra kết luận.

Quy trình thực hiện bài giảng trên lớp bằng phương pháp nêu vấn đề có tính giả thuyết

Bước chuẩn bị

- Đưa ra các mục tiêu cần đạt, nghiên cứu lựa chọn các giả thuyết, quan điểm có tính chất mâu thuẫn với các vấn đề đang nghiên cứu.

- Xem xét trình độ, kỹ năng của SV và chuẩn bị hệ thống các câu hỏi sau mỗi giả thuyết, quan điểm nhằm giúp SV tìm tòi đúng hướng.

- Lập kế hoạch cho tiến trình lên lớp, thời gian biểu, thảo luận hoặc lựa chọn phương pháp dạy học kết hợp.

Bước thực hiện

Để thực hiện có hiệu quả kiểu dạy học nêu vấn đề có tính giả thuyết, một mặt GV phải có kiến thức chắc, sâu, rộng. Mặt khác, GV phải tạo được môi trường học tập tích cực cho SV.

- Giới thiệu tình huống hay xác định vấn đề nghiên cứu, đó là các giả thuyết và hướng SV vào các giả thuyết, giúp họ ý thức được mâu thuẫn nhận thức và có nhu cầu giải quyết.

- Cho SV trao đổi, bàn bạc theo nhóm, gọi SV trình bày ý kiến. GV tóm tắt ý chính lên bảng cho SV trao đổi.

- GV đưa ra nhận xét, kết luận giải quyết vấn đề.

Trong kiểu dạy học nêu vấn đề có tính giả thuyết, GV sử dụng một số giả thuyết hoặc một số quan điểm có tính chất mâu thuẫn với vấn đề đang nghiên cứu để xây dựng tình huống có vấn đề.

VD. Tôi đã sử dụng kiểu dạy học nêu vấn đề có tính giả thuyết khi đưa ra

các quan niệm khác nhau về tư bản: + Tư bản là tiền.

+ Tư bản là các yếu tố sản xuất.

+ Tư bản là quan hệ sản xuất cơ bản của chủ nghĩa tư bản. Quan niệm nào đúng, hoặc sai, vì sao?

- Hoặc khi nói về vai trò và chức năng kinh tế của nhà nước có nhiều quan điểm cho rằng:

+ Nhà nước là "người gác đêm" cho chế độ sở hữu mà nó đại diện.

+ Nhà nước như "trọng tài bóng đá"; không can thiệp vào hoạt động của các chủ thể kinh tế.

+ Nhà nước can thiệp trực tiếp vào mọi vấn đề kinh tế - xã hội, kể cả tổ chức sản xuất kinh doanh.

+ Nhà nước quản lý nền kinh tế bằng hệ thống pháp luật và các chính sách, công cụ kinh tế vĩ mô.

Quan điểm nào đúng, hoặc sai, vì sao?

3.1.2.3. Quy trình thực hiện dạy học trên lớp theo hướng kết hợp phương pháp thuyết trình với phương pháp đàm thoại

Bước chuẩn bị

- GV đưa ra các mục tiêu cần đạt.

- Nghiên cứu, lựa chọn các giả thuyết, các vấn đề mâu thuẫn với nội dung bài học.

- Xem xét trình độ, kỹ năng kĩ xảo của SV.

- Chuẩn bị hệ thống tiến trình lên lớp, thời gian tìm hiểu, thảo luận hoặc lựa chọn phương án dạy học kết hợp.

- Ghi lại những dự đoán khó khăn có thể xảy ra về các giả thuyết đó hoặc những tình huống xảy ra trong quá khứ của giả thuyết.

- Chuẩn bị các phương tiện dạy học như máy chiếu, bảng phụ, giấy. - Chuẩn bị tinh thần vì có khả năng sẽ có một bộ phận SV không sẵn sàng tham gia các hoạt động trên lớp.

Bước thực hiện

Để thực hiện có hiệu quả kiểu dạy học đàm thoại có tính giả thuyết một mặt GV phải có kiến thức chắc, sâu, rộng, mặt khác phải tạo được môi trường học tập tích cực cho SV. Sau khi đã hoàn thành bước chuẩn bị, GV thực hiện các thao tác:

Giới thiệu nội dung cần nghiên cứu

- Đối với GV: GV phải là người tổ chức, dẫn dắt và hướng người học tiến hành các hoạt động nhận thức và chiếm lĩnh những tri thức cần thiết nhất.

GV nêu ra tình huống có vấn đề nghiên cứu là các giả thuyết và hướng SV vào các giả thuyết, thông qua hệ thống câu hỏi giúp người học ý thức được mâu thuẫn nhận thức và có nhu cầu giải quyết.

Cho SV phát biểu về những thắc mắc của mình xung quanh các câu hỏi mà họ đã ý thức được và cần phải giải quyết những mâu thuẫn đó.

GV tổ chức cho SV làm việc độc lập hoặc theo nhóm. Căn cứ vào nhóm tri thức đã có được để lựa chọn và giải quyết mâu thuẫn.

GV có thể đưa thêm những câu hỏi nhằm mở rộng thêm các giả thuyết đó, nếu được áp dụng trong thực tiễn thì sẽ như thế nào? Đồng thời, dẫn dắt người học vào các nhận định về các giả thuyết đó nhằm hướng người học đi đến kết luận cuối cùng.

GV kết thúc cuộc thảo luận và đưa ra những tóm tắt kết luận của mình về tình huống của giả thuyết, quan điểm bao gồm những thông tin, yếu tố, những vấn đề cơ bản và quan trọng nhất. Sau đó dẫn dắt SV chuyển tiếp ý kiến sang các nội dung khác của bài học.

- Đối với SV: Chủ động tiếp nhận và khẳng định kiến thức, kỹ năng, thái độ của mình, qua đó cung cấp những thông tin về nhu cầu, năng lực nhận thức, sự hiểu biết của mình cho người dạy. Thể hiện sự tương tác giữa người dạy và người học, đồng thời giúp người dạy kịp thời điều chỉnh, lựa chọn phương pháp dạy sao cho phù hợp.

Bước 1: SV chia nhóm, tiếp nhận các câu hỏi mà GV đưa ra và tự suy nghĩ để trả lời.

SV chủ động hình thành các nhóm học tập theo sự phân chia của GV và nhận câu hỏi mà GV cho mỗi nhóm.

SV chủ động tiến hành nghiên cứu cá nhân, tìm tòi, xác định trọng tâm kiến thức, lập dàn ý trả lời.

Bước 2: Hợp tác với nhau cùng bàn nhằm trao đổi, lắng nghe, bổ sung và sửa chữa sản phẩm mà bản thân đã tự nghiên cứu.

Bước 3: Hợp tác với SV cùng nhóm.

Sau khi SV tạo được kết quả học tập bằng sự kết hợp nghiên cứu cá nhân, trao đổi theo cặp thì ở bước này SV sẽ tham gia hợp tác với SV của nhóm mình. Ở bước này SV cần:

Trình bày kết quả nghiên cứu, trao đổi của SV theo cặp. Đưa ra ý kiến nhận xét đánh giá, nhận xét.

Khai thác, bổ sung để hoàn thiện sản phẩm nghiên cứu của nhóm. SV phát biểu ý kiến kết luận của cá nhân và nhóm mình.

Nghe, điều chỉnh và tổng hợp bài học.

Sửa chữa những sai sót hoặc bổ sung bài học mà tập thể lớp đã thống nhất, xây dựng.

Bước 5: Hợp tác với GV và tự kiểm tra

- Sau khi SV giải quyết được vấn đề đặt ra, GV cần tổ chức cho lớp thảo luận nhanh và đánh giá cách giải quyết mà SV đã thực hiện. Có thể GV và cùng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng phương pháp thuyết trình tích cực trong dạy học môn lý luận chính trị ở trường cao đẳng (Trang 91 - 100)