Một số giải pháp về việc vận dụng phương pháp thuyết trình tích

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng phương pháp thuyết trình tích cực trong dạy học môn lý luận chính trị ở trường cao đẳng (Trang 101 - 107)

6. Kết cấu của đề tài

3.2.1.Một số giải pháp về việc vận dụng phương pháp thuyết trình tích

trong dạy học môn Lý luận chính trị ở trường Cao đẳng Sư phạm Đông Kham Xạng, thủ đô Viêng Chăn

Vận dụng phương pháp dạy học nói chung cũng như đổi mới phương pháp dạy học theo hướng kết hợp phương pháp thuyết trình với phương pháp nêu vấn đề, phương pháp đàm thoại nói riêng là một việc làm hết sức khó khăn, đòi hỏi phải được thực hiện trong một quá trình lâu dài và đồng bộ ở tất cả các

cấp học, bậc học, môn học. Nó phải được xem như một trách nhiệm cụ thể của toàn thể GV, SV, cán bộ quản lý và cán bộ phục vụ giáo dục ở trường chứ không phải là việc riêng của những người GV đứng lớp. Trong đó, GV và cán bộ quản lý giáo dục là những nhân tố quan trọng nhất.

Đối với đội ngũ giảng viên

Muốn vận dụng phương pháp thuyết trình tích cực trong giảng dạy môn Lý luận chính trị thành công, đạt hiệu quả cao đòi hỏi ở người GV phải có những điều kiện nhất định. Các điều kiện đó là:

Trước hết, GV phải được đào tạo chu đáo, đúng chuyên môn.

Người GV giảng dạy môn học này phải có trình độ chuyên môn sâu về các lĩnh vực liên quan đến môn dạy, phải có sự hiểu biết nhất định ở các lĩnh vực liên ngành như: Chính trị học, lịch sử Đảng, tư tưởng Hồ Chí Minh… Không những thế, GV phải biết tin học, ngoại ngữ, phục vụ cho quá trình tìm kiếm tài liệu tham khảo và hoạt động nghiên cứu khoa học. Bên cạnh việc thường xuyên làm giàu tri thức chuyên môn, GV phải nắm vững lý luận dạy học, các phương pháp dạy học và có khả năng khái quát thực tiễn, đưa thực tiễn vào bổ sung cho bài giảng.

Thứ hai, GV phải nắm chắc nội dung từng bài giảng.

Mỗi bài học đều chứa đựng nội dung kiến thức đặc thù, đòi hỏi phải có phương pháp tác động riêng. Vì vậy, muốn bài học đạt hiệu quả cao thì GV phải nắm chắc các đơn vị kiến thức. Chỉ khi nắm chắc kiến thức rồi, GV mới có thể xây dựng ý tưởng về sự tương tác sư phạm. Lựa chọn phương pháp và thiết kế các hoạt động dạy và học cho phù hợp. Điều đó như sự định hướng để hoạt động dạy học tuân theo những quy luật, trình tự.

Thứ ba, GV phải nắm bắt được bản chất của từng phương pháp và phương tiện trong kết hợp phương pháp thuyết trình với phương pháp nêu vấn đề, đàm thoại.

Việc nắm chắc bản chất của từng phương pháp thể hiện kỹ năng của GV trong giảng dạy. Trước tiên, GV phải nắm được bản chất, đặc điểm, ưu điểm và nhược điểm của từng đơn vị kiến thức của môn học. Từ đó, GV sẽ chủ động trong việc lựa chọn phương pháp gắn với mỗi đơn vị kiến thức khác nhau. Bên cạnh đó, GV phải biết sử dụng thành thạo các phương tiện dạy học hiện đại, hiểu ra cấu tạo, chức năng và nguyên lý hoạt động của nó. Hơn nữa, GV còn biết chế tạo ra những đồ dùng dạy học, các phương tiện dạy học phù hợp.

Thứ tư, GV phải nắm chắc tất cả các quy trình trong việc kết hợp phương pháp thuyết trình với phương pháp nêu vấn đề, đàm thoại tuân thủ và áp dụng các quy trình đó vào bài giảng.

Các quy trình là sự đúc rút, tổng kết từ thực tiễn dạy học. Vì vậy, nó là sự định hướng, dẫn đường để hoạt động dạy học đi đúng quy luật, trình tự. Hiểu ra về nội dung các quy trình và áp dụng vào bài giảng là thể hiện sự tôn trọng quy luật dạy học, tôn trọng đối tượng học viên cũng như phản ánh năng lực sư phạm của GV giúp bài học thành công.

Thứ năm, GV phải có tâm huyết với nghề.

Muốn kết hợp phương pháp thuyết trình tích cực với phương pháp nêu vấn đề, phương pháp đàm thoại thành công và mang tính khả thi, đòi hỏi tâm huyết rất lớn của GV, sự trăn trở và tinh thần tiên phong vượt qua mọi rào cản để thực hiện việc kết hợp các phương pháp này. Sự tiên phong của GV không phải lúc nào cũng nhận được sự đồng tình của tất cả các GV. Vì vậy, để chứng minh tính đúng đắn của việc kết hợp phương pháp thuyết trình tích cực với phương pháp nêu vấn đề, đàm thoại GV phải thực hiện hóa trong thực tiễn giảng dạy, bằng kết quả và phiếu ủng hộ của SV, phải luôn có ý thức tự giác áp dụng kết hợp các phương pháp đối với từng đơn vị kiến thức. Đặc biệt, GV là người tiên phong trong việc phổ biến vận dụng kết hợp đến tất cả các GV khác.

Để thực hiện được tất cả các điều kiện trên, đòi hỏi GV phải thực sự trở thành nhà sư phạm tài ba. Người GV phải thực sự yêu nghề, luôn trăn trở, tự

giác học tập, sáng tạo nâng cao trình độ, luôn học hỏi, tìm tòi, đổi mới phương pháp và nỗ lực hết mình vì sự nghiệp đào tạo. Trong khi đó, các yếu tố quyết định đến chất lượng dạy học môn Lý luận chính trị hiện nay vẫn đang là vấn đề nan giải.

Theo quan niệm dạy học hiện đại, quá trình dạy học là sự tương tác giữa hai chủ thể: chủ thể dạy (GV) và chủ thể học (SV). Với tư cách giữ vai trò chủ động, tích cực trong việc tiếp thu, lĩnh hội tri thức dưới sự hướng dẫn của GV, vai trò của SV là rất quan trọng trong quá trình giảng dạy, là một trong những nhân tố quyết định đến sự thành công trong bài giảng.

Đối với sinh viên

Trong việc đổi mớí phương pháp thuyết trình trong quá trình giảng dạy, bên cạnh sự chuẩn bị công phu của GV thì thái độ tự giác, tích cực, chủ động của SV là yếu tố không thể thiếu được, điều đó được thể hiện trong những điều kiện sau:

Thứ nhất, SV phải có động cơ học tập đúng đắn.

Khi thực hiện bất cứ hoạt động gì cũng phải xây dựng được động cơ hành động, hoạt động của SV cũng không nằm ngoài quy luật đó. SV phải tự giác, tích cực, chủ động trong học tập, không những thế còn phải học một cách say sưa, sáng tạo với tinh thần cầu thị thực sự. Học để lĩnh hội tri thức, học để mở mang hiểu biết, học để làm chứ không phải học để đối phó với thi cử.

Thứ hai, xây dựng cho SV tính tổ chức, tính kỷ luật, tính tự giác và tính

khoa học trong học tập.

Quá trình học tập muốn đạt hiệu quả cao đòi hỏi SV phải có tính tự giác trong học tập. Để có được điều đó, bên cạnh việc xây dựng động cơ học tập đúng đắn thì SV cũng phải tuân thủ những kỷ luật mà GV đưa ra. Bởi vì, ngay từ đầu không phải SV nào cũng xác định được động cơ học tập đúng đắn, chỉ khi họ buộc phải thực hiện theo những nguyên tắc mà GV đưa ra thì họ mới dần có thói quen tham gia quá trình học tập một cách tích cực. Tính tổ chức, kỷ

luật và khoa học trong học tập của SV thể hiện ý thức chuyên cần, tích cực tham gia xây dựng bài và chuẩn bị bài chu đáo trước khi đến lớp, phân bố thời gian, xây dựng kế hoạch và phương pháp học tập khoa học, hợp lý, tập trung chú ý, hăng hái tham gia tranh luận tập thể và hoàn thành tốt những nhiệm vụ mà GV giao cho đồng thời có thái độ nghiêm túc và trung thực trong thi cử.

Thứ ba, SV cần xây dựng phương pháp học tập phù hợp sát với điều kiện

của bản thân.

Vận dụng kết hợp phương pháp thuyết trình với phương pháp nêu vấn đề, phương pháp đàm thoại không chỉ đòi hỏi GV thay đổi phương pháp mà còn đặt ra yêu cầu mới, phương pháp học tập mới cho SV. Thay vì học tập một cách thụ động, trông chờ vào việc cung cấp tri thức có sẵn từ GV hay lối học chay, học tủ, học vẹt như trước kia thì nay SV sẽ phải học tập tích cực hơn, độc lập hơn, tự mình khám phá tri thức dưới sự điều khiển, dẫn dắt của GV. Kết quả đó sẽ là động lực giúp SV tiếp tục đi vào kho tàng tri thức, khám phá những bí mật của nhân loại, từ đó tìm ra phương pháp phù hợp để giải quyết vấn đề.

Thứ tư, SV phải có một trình độ nhận thức nhất định.

Việc kết hợp phương pháp thuyết trình với phương pháp nêu vấn đề, phương pháp đàm thoại không chỉ yêu cầu GV có trình độ chuyên môn mà còn đòi hỏi SV phải có trình độ nhận thức nhất định. Nếu trình độ của SV quá yếu thì dù muốn cũng không thể vận dụng việc kết hợp phương pháp trong giảng dạy vì SV không có khả năng phát hiện, tiếp nhận mâu thuẫn trong bài toán nhận thức để có thể chuyển hóa thành tình huống có vấn đề kích thích SV tự giải quyết thì không thể áp dụng phương pháp nêu vấn đề.

Thứ năm, rèn luyện cho SV ý thức tự học tập, tự nghiên cứu.

Thời gian học tập trên lớp rất ít nên nên việc tự học ở nhà và học ở mọi nơi đều là điều kiện để SV tự nâng cao trình độ. Không những thế, SV còn phải chuẩn bị bài cũ và đọc giáo trình trước khi đến lớp để có những hiểu biết nhất định về nội dung bài giảng mà GV sẽ trình bày. Đây cũng là cơ sở giúp SV liên

hệ tri thức cũ với tri thức mới, đồng thời SV cũng phải rèn luyện kỹ năng kiểm tra, đánh giá tính đúng đắn của thông tin.

Thực hiện điều kiện này vừa giúp SV nâng cao ý thức tự giác trong học tập, vừa phát triển khả năng tự học, tự nghiên cứu. GV phải có những tác động tích cực để khuyến khích tinh thần tự giác, chủ động, sáng tạo và thái độ say mê nghiên cứu khoa học của SV, dần dần rèn luyện cho SV thấy việc không ngừng bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, thu nạp nhiều kiến thức mới là nhiệm vụ, là động lực trực tiếp sẽ vận dụng lý luận vào hoạt động thực tiễn của bản thân sau này mang lại hiệu quả công tác cao.

Đối với các cấp quản lý

Vận dụng phương pháp dạy học nói chung, kết hợp phương pháp thuyết trình tích cực với phương pháp nêu vấn đề, phương pháp đàm thoại nói riêng được thực hiện như thế nào phụ thuộc rất nhiều vào các cấp lãnh đạo, quản lí của nhà trường, các phòng ban, các khoa, các tổ bộ môn.

Để việc kết hợp đạt chất lượng cao đòi hỏi các cấp quản lí cần tiến hành một số công việc cần thiết sau:

- Xây dựng kế hoạch đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực, tổ chức thực hiện kế hoạch, tổng kết rút kinh nghiệm và mở rộng ứng dụng. Đi cùng với kế hoạch kết hợp phương pháp dạy học của từng môn học là kế hoạch chung cho từng bộ phận chức năng, các đoàn thể, phối hợp phát huy mọi nguồn lực để thực hiện tốt kế hoạch đổi mới phương pháp dạy học. Việc kết hợp cần tiến hành từng bước và cần có sự kiểm tra, giám sát để kịp thời nắm bắt tình hình, nhận diện và phân tích những thuận lợi, khó khăn, phát hiện những sai sót, lệch lạc để có giải pháp khắc phục.

- Rà soát lại nội dung môn học, giảm bớt kiến thức nhồi nhét, tạo điều kiện cho thầy và trò tổ chức những hoạt động học tập tích cực; giảm bớt những thông tin buộc SV phải thừa nhận, những kết luận áp đặt và ghi nhớ máy móc;

giảm bớt những câu hỏi tái hiện, tăng cường những câu hỏi phát triển trí thông minh, tăng cường các gợi ý để SV tự nghiên cứu phát triển bài học.

- Sử dụng đội ngũ chuyên gia nghiên cứu thấu đáo về phương pháp dạy học tích cực, sau đó tổ chức tập huấn phổ biến rộng rãi nhằm đảm bảo tính thống nhất trong quá trình tổ chức dạy học.

- Đảm bảo các điều kiện vật chất như; tài liệu dạy học; thời gian tự học của SV; quy mô lớp vừa phải; từng bước trang bị phương tiện dạy học hiện đại.

- Giám đốc chịu trách nhiệm trực tiếp với việc đổi mới phương pháp dạy học ở trường mình. Vì vậy, Giám đốc cần khuyến khích, ủng hộ, hướng dẫn, giúp đỡ GV vận dụng các phương pháp giảng dạy tích cực, thích hợp với môn học, phù hợp với điều kiện dạy và học của đất nước.

Tóm lại, để thực hiện tốt việc đổi mới phương pháp dạy học nói chung cũng như kết hợp phương pháp thuyết trình tích cực với phương pháp nêu vấn đề, phương pháp đàm thoại trong dạy học môn Lý luận chính trị ở các Trường Đại học và Cao đẳng nói chung, Trường Cao đẳng sư phạm Đông Kham Xạng nói riêng đòi hỏi phải có sự đồng thuận, tích cực của cả thầy, trò và các cấp quản lý. Trong lao động tập thể, với không khí thân mật, ấm cúng, tin cậy và tôn trọng lẫn nhau giữa thầy và trò, giữa GV đứng lớp và các cấp quản lý, lãnh đạo nhà trường thì việc đổi mới phương pháp dạy học nói riêng, sự nghiệp đổi mới giáo dục nói chung mới đạt kết quả tốt đẹp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng phương pháp thuyết trình tích cực trong dạy học môn lý luận chính trị ở trường cao đẳng (Trang 101 - 107)