Quy trình thiết kế bài giảng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng phương pháp thuyết trình tích cực trong dạy học môn lý luận chính trị ở trường cao đẳng (Trang 88 - 91)

6. Kết cấu của đề tài

3.1.1. Quy trình thiết kế bài giảng

Khái niệm quy trình: Theo Từ điển Tiếng Việt thông dụng (Nguyễn Như Ý): “Quy trình là các bước, trình tự tuân theo khi tiến hành công việc nào đó” [16, tr.626]

Theo tác giả Nguyễn Thị Hồng: “ Quy trình được hiểu là trình tự các bước được sắp xếp có tổ chức và có mục đích liên tiếp nhau nhằm thực hiện hoàn chỉnh một nhiệm vụ cụ thể. Bước là đơn vị hoạt động ứng với mục tiêu, và là đơn vị nhỏ nhất cấu thành quy trình” [18, tr.63].

Trên cơ sở những khái niệm trên, chúng tôi cho rằng: Quy trình kết hợp

phương pháp thuyết trình với phương pháp nêu vấn đề, phương pháp đàm thoại là trình tự các bước, các giai đoạn được sắp xếp có tổ chức và có mục đích liên tiếp nhau nhằm giúp người học tích cực, chủ động giải quyết các tình huống, các câu hỏi có vấn đề mà người dạy đặt ra để rồi từ đó khái quát, kết luận vấn đề.

- Một số điều kiện cần thiết để tiến hành thiết kế và thực hiện bài giảng

thuyết trình theo hướng kết hợp với phương pháp nêu vấn đề, phương pháp đàm thoại.

Trước khi thực hiện dạy thực nghiệm cần tiến hành bồi dưỡng nhận thức cho cả GV và SV. Cần nêu rõ mục đích, yêu cầu thực nghiệm, cũng như phân tích rõ sự khác nhau giữa phương pháp dạy học thuyền thống với phương pháp dạy học mới đã được cải tiến.

+ Đối với đội ngũ GV

trình. Trong khi soạn giảng, GV đặc biệt chú ý tới việc hình thành cho SV một cách tuần tự những khái niệm, phạm trù mang nặng tính lý thuyết. Trong quá trình giảng dạy, GV chủ yếu sử dụng phương pháp thuyết trình, diễn giảng. Nhiệm vụ của GV trình bày hết nội dung bài giảng còn nhiệm vụ của SV là ghi cho đầy đủ, tránh sót nội dung bài giảng của thầy.

Đối với cách dạy theo hướng kết hợp được tiến hành theo các bước sau: GV sau khi kết thúc bài giảng phải hướng dẫn cho SV chuẩn bị bài cho giờ học sau. SV về nhà tự học, tự nghiên cứu giáo trình và tài liệu tham khảo. Giảng viên nêu ra những vấn đề trọng tâm của bài học, dẫn dắt và gợi mở cho học viên khai thác và tìm hiểu sâu sắc những vấn đề đó. Trong quá trình giảng, GV có vai trò là người tổ chức, hướng dẫn, điều khiển việc thảo luận, tranh luận của SV. Do vậy, vấn đề đầu tiên là GV phải gây được hứng thú học tập cho SV bằng nghệ thuật sư phạm của mình, khéo léo kích thích dẫn dắt SV vào tình huống có vấn đề, hướng dẫn SV đọc sách giáo khoa, giáo trình để thu lượm tri thức, biết phân tích tài liệu, khái quát hóa hệ thống tri thức.

Trong quá trình thảo luận giải quyết vấn đề, tranh luận GV tạo cơ hội thuận lợi để SV trình bày quan điểm, suy nghĩ của mình, đồng thời biết đánh giá những quan điểm sai lầm. SV còn phải biết bổ sung những kiến thức mới cho mình trong khi giải quyết vấn đề.

Kết thúc việc giải quyết vấn đề, trên cở sở vốn hiểu biết của SV và những kết luận xác đáng của tập thể lớp cùng với sự gia công sư phạm, bổ sung kiến thức của GV, từ đó GV và SV cùng xây dựng thành nội dung bài học.

+ Đối với SV

Việc đầu tiên là phải giúp cho SV nhận thức rõ vai trò của phương pháp dạy học mới đã được cải tiến và tính thiết thực của phương pháp mới đối với bản thân SV. SV phải chủ động chuyển từ cách học chăm chú ghi chép, ôn thi theo sách, vở ghi sang cách học tự mình tìm kiếm tri thức, tự nghiên cứu sách và tài liệu dưới sự hướng dẫn của GV, thời gian dành cho việc tự học sẽ nhiều hơn, chuẩn bị bài ở nhà kỹ lưỡng hơn.

Để thực hiện giảng dạy theo phương pháp mới, yêu cầu SV phải tự tìm tài liệu, sau đó yêu cầu họ về tự đọc, tự nghiên cứu tri thức theo hệ thống những vấn đề trọng tâm mà GV cung cấp trước. Thiết kế bài dạy học là bản thiết kế các hoạt động của GV và SV theo trình tự thời gian, tiến trình của bài học trên cơ sở nội dung và các phương tiện dạy học nhằm đạt được mục tiêu của bài học.

- Quy trình thiết kế bài giảng thực nghiệm

Quy trình thiết kế bài giảng còn được gọi là soạn giáo án, nhằm thể hiện rõ các hoạt động dạy và học theo những mục tiêu cụ thể của môn học. Quy trình thiết kế bài giảng kết hợp phương pháp thuyết trình với phương pháp nêu vấn đề, đàm thoại gồm các bước sau:

Bước 1: Xác định mục tiêu của bài giảng

- Về kiến thức; xác định những kiến thức trọng tâm cơ bản mà SV cần phải hiểu và nhận thức sau khi học bài đó.

- Về kỹ năng, kỹ xảo; chỉ rõ mức độ rèn luyện, phát triển tư duy, khả năng vận dụng những tri thức đã học vào đời sống thực tiễn.

- Về giáo dục tư tưởng, đạo đức; nhấn mạnh vào các yếu tố góp phần hình thành thế giới quan, nhân sinh quan Mác - Lênin và những phẩm chất về niềm tin, hành vi, đạo đức cần đạt được.

Bước 2: Chuẩn bị nội dung bài giảng

- Nghiên cứu kỹ sách giáo trình. GV cần tìm hiểu sâu nội dung của giáo trình, sử dụng nó một cách sáng tạo. Xác định nội dung những vấn đề học tập, trọng tâm của từng bài và những vấn đề có thể vận dụng phù hợp với mục tiêu đào tạo của nhà trường, liên hệ với đời sống thực tiễn.

- Nghiên cứu những tài liệu chuyên môn mới nhất có liên quan đến bài giảng để làm phong phú và hiện đại hóa bài giảng.

- Nghiên cứu những tài liệu tham khảo về hướng dẫn giảng dạy, lý luận dạy học bộ môn và tìm hiểu những kinh nghiệm dạy học của đồng nghiệp để bổ trợ cho phương pháp giảng dạy của mình.

- Phân chia tài liệu giảng dạy thành những đơn vị kiến thức phù hợp với từng vấn đề, từng mục của bài giảng. Những đơn vị kiến thức này sẽ là nền tảng và chất liệu cơ bản để xây dựng cấu trúc bài giảng, xây dựng tình huống có vấn đề. Bố cục bài giảng có thể theo đúng kết cấu của giáo trình, hoặc có thể thay đổi ở mức độ nhất định nhưng phải đảm bảo nội dung của bài giảng với tính hệ thống khoa học, logic chặt chẽ trong mối liên hệ của sự phát triển.

Bước 3: Lựa chọn hình thức thuyết trình và kiểu dạy học nêu vấn đề, đàm thoại, phương tiện dạy học

Khi thiết kế bài dạy theo hướng vận dụng phương pháp thuyết trình tích cực bằng việc kết hợp với phương pháp nêu vấn đề, phương pháp đàm thoại. nhằm phát huy tính tích cực nhận thức của người học, vấn đề quan trọng đối với người GV là phải lựa chọn được phương pháp dạy học thích hợp và sử dụng uyển chuyển các phương pháp dạy học để đạt hiệu quả cao nhất, thực chất là trả lời câu hỏi “Dạy như thế nào?”. Tùy nội dung từng phần mà GV lựa chọn cho phù hợp để đạt được nhiệm vụ dạy học. Để lựa chọn hình thức kết hợp phương pháp thuyết trình với phương pháp nêu vấn đề, phương pháp đàm thoại GV cần chú ý tới đặc điểm sau:

- Đối tượng; số lượng SV và trình độ nhận thức.

- Mục tiêu học tập; nhằm phát triển kỹ năng, khả năng tư duy… - Quỹ thời gian; nhiều hay ít.

- Nội dung từng bài, từng phần.

- Điều kiện học tập; tài liệu, phương tiện, phòng học,… Bước 4: Thiết kế giáo án

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng phương pháp thuyết trình tích cực trong dạy học môn lý luận chính trị ở trường cao đẳng (Trang 88 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)