Vận dụng phương pháp thuyết trình tích cực trong dạy học môn lý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng phương pháp thuyết trình tích cực trong dạy học môn lý luận chính trị ở trường cao đẳng (Trang 28)

6. Kết cấu của đề tài

1.3. Vận dụng phương pháp thuyết trình tích cực trong dạy học môn lý

luận chính trị

Trong quá trình vận dụng phương pháp dạy học hiện nay, cần có quan niệm đúng đắn về dạy tốt. Muốn dạy tốt thì người thầy phải có phương pháp dạy học phù hợp với nội dung môn học. Đối với người thầy, dạy tốt không chỉ là trình độ nghề nghiệp mà còn là lương tâm, danh dự, trách nhiệm của nhà giáo. Đối với người học, điều mà họ mong mỏi là có thầy dạy tốt để giúp họ học tốt. Vì vậy, đổi mới phương pháp nói chung và phương pháp thuyết trình nói riêng trong giai đoạn hiện nay là một tất yếu.

Trong quá trình vận dụng phương pháp dạy học hiện nay, cần có quan niệm đúng đắn về dạy tốt. Muốn dạy tốt thì người thầy phải có phương pháp dạy học phù hợp với nội dung môn học. Đối với người thầy, dạy tốt không chỉ là trình độ nghề nghiệp mà còn là lương tâm, danh dự, trách nhiệm của nhà giáo. Đối với người học, điều mà họ mong mỏi là có thầy dạy tốt để giúp họ học tốt. Vì vậy, đổi mới phương pháp nói chung và phương pháp thuyết trình nói riêng trong giai đoạn hiện nay là một tất yếu.

1.3.1.1. Kết hợp phương pháp thuyết trình với phương pháp nêu vấn đề

Trong lý luận dạy học, dạy học nêu vấn đề còn được gọi là phương pháp giải quyết vấn đề. Đây là một trong những phương pháp dạy học mới, đáp ứng được những ưu điểm và hạn chế những nhược điểm của phương pháp thuyết trình. Việc đổi mới phương pháp thuyết trình bằng cách kết hợp và sử dụng phương pháp nêu vấn đề trong dạy học là một việc làm hết sức cần thiết.

Phương pháp dạy học nêu vấn đề được các nhà khoa học trong và ngoài nước quan niệm dưới các góc độ khác nhau.

Trên quan điểm giáo dục, I.Ia.Lecne cho rằng “Dạy học nêu vấn đề là phương pháp dạy học trong đó học sinh tham gia một cách có hệ thống vào quá trình giải quyết các vấn đề và các bài toán có vấn đề được xây dựng theo nội dung tài liệu học trong chương trình”. [18; tr.5-6].

V.Ôkôn - Nhà giáo dục Ba Lan quan niệm “Dạy học nêu vấn đề là toàn

bộ các hoạt động như tổ chức tình huống có vấn đề, biểu đạt các vấn đề, chú ý giúp đỡ cho học sinh những điều cần thiết để giải quyết vấn đề, kiểm tra cách giải quyết đó và cuối cùng là quá trình hệ thống hóa và củng cố các kiến thức tiếp thu được”. [37; tr.103].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng phương pháp thuyết trình tích cực trong dạy học môn lý luận chính trị ở trường cao đẳng (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)