10. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN
3.3.2. Tăng cƣờng vai trò của Cơ quan Thanh tra Giám sát Ngân hàng
Hai phƣơng thức cơ bản mà Thanh tra Giám sát Ngân hàng áp dụng trong quá trình thực hiện chức năng nhiệm vụ của mình là giám sát từ xa và thanh tra tại chỗ.
- Giám sát từ xa các TCTD là việc làm thƣờng xuyên và không thể thiếu, nhằm phân tích, đánh giá, phát hiện những vi phạm trong hoạt động về tỷ lệ an toàn vốn và quy định pháp luật trong hoạt động kinh doanh tiền tệ. Từ đó kịp thời chấn chỉnh và đƣa ra các cảnh báo, giúp các TCTD hoạt động đúng pháp luật, an toàn và hiệu quả.
- Thanh tra tại chỗ là tổ chức các đoàn thanh tra, kiểm tra của NHNN trực tiếp xuống các đơn vị kinh doanh của các NHTM để tiến hành các hoạt động thanh tra, kiểm tra theo quy định của pháp luật về ngân hàng.
Hiện nay, Cơ quan Thanh tra Giám sát Ngân hàng chủ yếu là kiểm tra tính tuân thủ pháp luật trong hoạt động ngân hàng và đánh giá về sự an toàn của NHTM. Về đánh giá hệ thống kiểm soát rủi ro của các NHTM, Cơ quan Thanh tra Giám sát Ngân hàng đã thực hiện việc đánh giá rủi ro một cách có hệ thống, có tiêu chí để thực hiện việc đánh giá nhƣng chƣa đƣợc toàn diện, biên bản kết luận sau thanh tra phần lớn là còn xử nhẹ các hành vi vi phạm chƣa mang tín răng đe. Do vậy, để công tác thanh tra ngân hàng thực hiện đƣợc vai trò của mình, cần thực hiện đổi mới nhƣ sau:
- Chuyển từ thanh tra tuân thủ sang giám sát và thanh tra theo rủi ro.
- Thực hiện giám sát từ xa và thanh tra tại chỗ theo phƣơng thức trọng yếu, bao gồm cảnh báo sớm và cảnh báo xa.
- Xây dựng hệ thống tiêu chí cụ thể về đánh giá rủi ro của NHTM khi thực hiện thanh tra ngân hàng.
- Nâng cao chất lƣợng trình độ, nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp đối với đội ngũ thanh tra của Cơ quan Thanh tra Giám sát Ngân hàng.
- Tăng cƣờng bảo mật thông tin để bảo vệ bí mật kinh doanh của các NHTM khi thực hiện giám sát từ xa thông qua mạng thông tin trực tuyến với các NHTM.