Biện pháp bảo đảm tín dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại cổ phần á châu (Trang 86)

10. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN

3.2.1.2. Biện pháp bảo đảm tín dụng

Đa dạng hóa các tài sản nhận thế chấp thay vì chỉ chú trọng vào bất động sản, giấy tờ có giá, phƣơng tiện vận tải nhƣ hiện nay. Xây dựng một chính sách rõ ràng về TSBĐ, các tiêu chí cần đáp ứng khi nhận thế chấp. Chỉ nhận thế chấp khi tài sản đã hoàn tất các thủ tục pháp lý về tặng cho, chuyển nhƣợng, cập nhật tài sản gắn liền với đất, pháp lý của chủ sở hữu …Ký các cam kết về việc thế chấp tài sản hình thành trong tƣơng lai cho ACB. Thực hiện kiểm tra định kỳ và đột xuất việc quản lý tài sản tại đơn vị kinh doanh cũng nhƣ kiểm tra thực tế TSBĐ.

Yêu cầu KH mua bảo hiểm đối tài sản có rủi ro đang thế chấp tại ACB và thực hiện nghiêm túc việc mua bảo hiểm tái tục, tránh trƣờng hợp cả nể, bao che KH không thực hiện tái tục mua bảo hiểm khi không có nhu cầu giải ngân tiếp. Hợp đồng bảo hiểm phải thể hiện nội dung ACB là ngƣời thụ hƣởng.

Với các khoản vay tín chấp chỉ thực hiện cho vay đối với các đối tƣợng có uy tín cao, hàng tháng lƣơng đƣợc thanh toán qua tài khoản mở tại ACB và đƣợc các doanh nghiệp đang có quan hệ với ACB bảo lãnh. Thực hiện nghiêm túc việc mua bảo hiểm đối với các khoản vay này và thu thập đầy đủ hồ sơ pháp lý của KH và thông tin của cơ quan chủ quản.

TSBĐ chỉ là cơ sở để xét cấp hạn mức vay cho KH chứ không phải là căn cứ trọng yếu để ra quyết định tín dụng cho KH. CBTD cần căn cứ vào tính khả thi của phƣơng án, uy tín, thu nhập của KH để đƣa ra đề xuất cấp tín dụng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại cổ phần á châu (Trang 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)