10. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN
2.1. GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU
2.1.1. Lịch sử hình thành
Ngân hàng Thƣơng mại cổ phần Á Châu có tên giao dịch: Asia Commercial Joint Stock Bank.
Tên viết tắt ACB.
Vốn điều lệ tính đến cuối năm 2018 là 12.885.877.380.000 đồng.
ACB đƣợc thành lập theo Giấy phép số 0032/NH-GP do NHNN Việt Nam cấp ngày 24/4/1993, Giấy phép số 533/GP-UB do UBND Tp. HCM cấp ngày 13/5/1993. Ngày 04/6/1993, ACB chính thức đi vào hoạt động. ACB niêm yết tại Sở giao dịch Chứng khoán Hà Nội (trƣớc đây là Trung tâm giao dịch Chứng khoán Hà Nội) theo quyết định số 21/QĐ-TTGDHN ngày 31/20/2016. Cổ phiếu ACB giao dịch ngày 21/11/2006.
ACB hiện có 350 CN/PGD không gian giao dịch hiện đại; 11.000 máy ATM và 850 đại lý Western Union trên toàn quốc trong đó tập trung chủ yếu tại khu vực phía Nam (chiếm 50% số lƣợng đơn vị của toàn hệ thống)
Các hoạt động chính của ACB và các công ty con là huy động vốn ngắn, trung và dài hạn theo các hình thức tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi thanh toán, chứng chỉ tiền gửi; tiếp nhận vốn ủy thác đầu tƣ; nhận vốn từ các tổ chức tín dụng trong và ngoài nƣớc; cho vay ngắn, trung và dài hạn; chiết khấu thƣơng phiếu, công trái và giấy tờ có giá; đầu tƣ vào chứng khoán và các tổ chức kinh tế; làm dịch vụ thanh toán giữa các KH; kinh doanh ngoại tệ, vàng bạc; thanh toán quốc tế, bao thanh toán, môi giới và tƣ vấn đầu tƣ chứng khoán; lƣu ký, tƣ vấn tài chính DN và bảo lãnh phát hành;
cung cấp các dịch vụ về đầu tƣ, quản lý nợ và khai thác tài sản, cho thuê tài chính và các dịch vụ ngân hàng khác.
Định hƣớng của ACB: tiếp tục nhiệm vụ trọng tâm là ngân hàng bán lẻ, trong đó phát triển bán buôn có chọn lọc dựa trên các ngành, các lĩnh vực có khả năng tạo ra giá trị chuỗi khách hàng và có hệ khách hàng phát triển. Song song với mảng ngân hàng truyền thống, chúng tôi sẽ tập trung thêm vào mảng ngân hàng số. Mục tiêu lớn nhất của chúng tôi là trở thành ngân hàng sinh lời tốt nhất với sự tăng trƣởng ở cả mảng khách hàng cá nhân và doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME), và cũng là ngân hàng dẫn đầu về trải nghiệm khách hàng.
2.1.2. Cơ cấu tổ chức
Hình 2.1 Cơ cấu tổ chức của ACB
Ủy ban QLRR Ủy ban nhân
sự Các ủy ban
khác
Đại hội đồng cổ đông
Ban kiểm soát
Kiểm toán nội bộ Hội đồng quản trị Tổng Giám đốc Hội đồng rủi ro Hội đồng phê duyệt tín dụng Hội đồng quản lý vốn Hội đồng ALCO
Ngày 22/04/2019 NHNN vừa ban hành quyết định 845 đồng ý cho ACB áp dụng Thông tƣ 41/2016 quy định tỷ lệ an toàn vốn đối với ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài (phƣơng pháp tiêu chuẩn của Basel II) kể từ ngày 01/05/2019. Do vậy, để triển khai Basel II và nguyên tắc 3 tuyến bảo vệ theo quy định của Thông tƣ 13/2018/TT-NHNN, ACB đã điều chỉnh cơ cấu tổ chức mới đáp ứng các yêu cầu về kiểm soát nội bộ. Nổi bật là việc thành lập các Hội đồng (Hội đồng rủi ro, Hội đồng phê duyệt) và Phòng tuân thủ để tham mƣu, đề xuất cho Tổng giám đốc trong công tác điều hành hoạt động của ngân hàng.
Đại hội đồng cổ đông là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của ngân hàng.
Hội đồng quản trị do ĐHĐCĐ bầu ra, là cơ quan quản trị ngân hàng, có toàn quyền nhân danh ngân hàng để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của ngân hàng, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của ĐHĐCĐ. HĐQT giữ vai trò định hƣớng chiến lƣợc, kế hoạch hoạt động hàng năm; chỉ đạo và giám sát hoạt động của ngân hàng thông qua Ban điều hành và các Hội đồng.
Ban kiểm soát do ĐHĐCĐ bầu ra, có nhiệm vụ kiểm tra hoạt động tài chính của ngân hàng; giám sát việc chấp hành chế độ hạch toán, kế toán; hoạt động của hệ thống kiểm tra và kiểm toán nội bộ của ngân hàng; thẩm định báo cáo tài chính hàng năm; báo cáo cho ĐHĐCĐ tính chính xác, trung thực, hợp pháp về báo cáo tài chính của ngân hàng.
Hội đồng tín dụng có chức năng xét cấp tín dụng, phê duyệt hạn mức tiền gửi của Ngân hàng tại các tổ chức tín dụng khác, phê duyệt việc áp dụng biện pháp xử lý nợ và miễn giảm lãi; quyết định về chính sách tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng trên toàn hệ thống.
Hội đồng ALCO có chức năng quản lý cấu trúc bảng tổng kết tài sản của ngân hàng, xây dựng và giám sát các chỉ tiêu tài chính, tín dụng phù hợp với chiến lƣợc kinh doanh của ngân hàng.
2.1.3. Kết quả kinh doanh của Ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần Á Châu giai đoạn 2016 – 2018 đoạn 2016 – 2018
2.1.3.1. Phân tích tình hình huy động vốn của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu giai đoạn 2016 – 2018
Vốn là một trong những nhân tố quan trọng quyết định hiệu quả trong kinh doanh tiền tệ. Do đó, NH cần phải tạo đƣợc nguồn vốn ổn định, phù hợp với nhu cầu về vốn. Việc chăm lo công tác huy động vốn làm cho nguồn vốn tăng trƣởng ổn định sẽ góp phần tích cực vào việc mở rộng tín dụng giúp đa dạng hoá khách hàng với định hƣớng phát triển của ngành
Bảng 2.1 Tình hình huy động vốn của ACB giai đoạn 2016 – 2018
ĐVT: Tỷ đồng Chỉ tiêu 2016 Tỉ trọng (%) 2017 Tỉ trọng (%) Tăng trƣởng (%) 2018 Tỉ trọng (%) Tăng trƣởng (%) TG và vay TCTD khác 2.254 1,05 15.380 5,85 582 20.752 6,95 35 TG của KH 207.347 96,15 241.618 91,85 17 270.473 90,57 12 GTCG 6.054 2,81 6.054 2,30 0 7.417 2,48 23 Σ 215.655 - 263.052 - 22 298.642 - 14
Nguồn: Tổng hợp từ BCTC của ACB 2016 - 2018
Từ bảng 2.1 cho thấy tình hình huy động vốn của ACB tăng trƣởng liên tục, ổn định qua các năm đảm bảo hài hoà giữa nhu cầu vốn và sử dụng vốn. Năm 2016, tổng nguồn vốn huy động là 215.655 tỷ đồng, trong đó tiền gửi của khách hàng là 207.347 tỷ đồng chiếm 96,15 % tổng nguồn vốn của ngân hàng, đạt 100% kế hoạch năm. Năm 2017, tình hình huy động vốn tăng 22% so với năm 2016. Trong đó chiếm tỷ trọng chủ yếu vẫn là tiền gửi của khách hàng với số dƣ là 241.618 tỷ đồng,
chiếm 17% tổng nguồn vốn huy động. Quy mô huy động đối với tiền gửi của khách hàng tại thời điểm cuối năm 2018 đạt 270.473 tỷ đồng, tăng 28.855 tỷ đồng (+12%), chiếm 82% tổng nguồn vốn, đạt 95% kế hoạch năm. Để đạt đƣợc kết quả này, ngoài việc liên tục đƣa ra các sản phẩm đặc thù với lãi suất cạnh trạnh, ACB cũng mở rộng mạng lƣới chi nhánh và phòng giao dịch, tiếp tục tận dụng lợi thế ngân hàng bán lẻ, tập trung vào các đối tƣợng khách hàng cá nhân, doanh nghiệp nhỏ và vừa.
2.1.3.2.Phân tích tình hình cho vay tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu giai đoạn 2016 – 2018
Bảng 2.2 Tình hình cho vay tại ACB giai đoạn 2016 – 2018
ĐVT: tỷ đồng Chỉ tiêu 2016 2017 Tăng trƣởng (%) 2018 Tăng trƣởng (%) Dƣ nợ cho vay khách hàng 161.029 195.506 21 227.759 16 Dự phòng -1.770 -1.744 - -2.420 - Tổng tài sản 233.060 283.397 22 328.561 16 Dƣ nợ/Tổng tài sản (%) 69,09 68,99 - 69,32 - Dƣ nợ/Vốn huy động (%) 73,64 73,64 - 73,64 -
Nguồn: Tổng hợp từ BCTC của ACB 2016 - 2018
Từ bảng 2.2 cho thấy, dƣ nợ cho vay của ACB tăng liên tục qua các năm. Năm 2016, ACB đƣa ra hàng loạt chƣơng trình cho vay hấp dẫn nhằm thu hút KHCN và KH SME.Kết quả đến hết năm 2016, tổng dƣ nợ cho vay KH đạt 161.029 tỷ đồng. Năm 2017, ACB tập trung tăng trƣởng dƣ nợ theo đúng định hƣớng của NHNN; Với 13 chƣơng trình ƣu đãi lãi suất đƣợc triển khai nhắm đến KHCN và KH SME, dƣ nợ cho vay KH đạt 195.506 tỷ đồng tăng 21,41% so với năm 2016. Năm 2018 dƣ nợ cho vay đạt 227.79.122 triệu đồng, tăng trƣởng 16,5% so với năm 2017. Ngoài ra, tỉ trọng dƣ nợ cho vay trên tổng tài sản và dƣ nợ cho vay trên vốn huy
động của ACB luôn ở mức cao, lần lƣợt là 69,32% và 76,26%. ACB đã tận dụng có hiệu quả các nguồn lực kinh doanh của mình.
Hàng năm, ACB đều thực hiện trích lập dự phòng đối với các tài sản có rủi ro, năm 2016 ACB trích 1.770 tỷ đồng cho chi phí dự phòng. Năm 2017 là 1.744 tỷ đồng tăng 1,49% so với 2016. Riêng năm 2018 chi phí cho dự phòng của ACB là 2.420 tỷ đồng tăng 38.77% so với năm 2017 mặc dù tốc độ tăng trƣởng dƣ nợ cho vay có phần chững lại so với giai đoạn 2016-2017.
2.1.3.3. Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu giai đoạn 2016 – 2018
Bảng 2.3 Kết quả hoạt động kinh doanh tại ACB giai đoạn 2016 – 2018
ĐVT: tỷ đồng Chỉ tiêu 2016 Tỉ trọng (%) 2017 Tỉ trọng (%) 2018 Tỉ trọng (%)
Thu nhập lãi thuần 6.687 91 8.248 74 10.160 74 Lãi thuần từ HĐ dịch vụ 851 12 1.080 10 1.340 10 Lãi thuần HĐKD ngoại
hối 230 3 236 2 240 2
Lãi (Lỗ) thuần từ mua bán
chứng khoán kinh doanh 4 0 40 0 -31 - Lỗ (Lãi) thuần từ mua bán
chứng khoán đầu tƣ -893 564 5 169 1 Lãi thuần khác 267 4 887 8 1.813 13 TN từ góp vốn, cổ phần 190 3 97 1 104 1 Chi phí hoạt động -4.527 -6.081 -6.541 LN thuần từ HĐKD trƣớc CPDP RRTD 2.808 5.072 7.254 Chi phí dự phòng RRTD -1.207 -2.466 -901 Lợi nhuận trƣớc thuế 1.601 2.606 6.353 Lợi nhuận sau thuế 1.308 2.089 5.124 Tổng thu nhập 7.335 11.153 13.795 TN lãi thuần/Tổng TN(%) 91,16 73,96 73,65
Qua bảng 2.3 cho thấy nguồn thu nhập chính của ACB đến từ hoạt động tín dụng. Năm 2016 thu nhập từ hoạt động này đạt 6.687 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 91% trong tổng thu nhập. Năm 2017, 2018 tỷ lệ này giảm mạnh nhƣng vẫn chiếm tỷ trọng cao trong tổng thu nhập của ACB (lần lƣợt là 73,96% và 73,65;9%). Mặc dù tỷ trọng giảm nhƣng tốc độ tăng trƣởng thu nhập từ hoạt động tín dụng tăng tƣơng đối ổn định (năm 2017 tăng 23,35% so với 2016, và tỷ lệ này là 23,18% đối với năm 2018).
Năm 2018, ACB đạt mức lợi nhuận ấn tƣợng, cụ thể lợi nhuận sau thuế tăng 145,29% so với năm 2017, nguyên nhân do năm 2017 ACB đã trích lập hết toàn bộ các tài sản tồn đọng của nhóm 6 công ty (vốn là hệ quả của sự kiện năm 2012) và toàn bộ danh mục trái VAMC giúp hoàn nhập quỹ dự phòng RRTD làm thu nhập khác tăng đáng kể (# 1.813 tỷ đồng). Dự phòng năm 2018 bám sát theo kế hoạch đã đề ra, phù hợp với chính sách quản lý rủi ro và quyết liệt xử lý các vấn đề tồn đọng của ngân hàng. ACB đã từng bƣớc chuyển dịch cơ cấu thu nhập theo hƣớng gia tăng thu nhập từ hoạt động bảo hiểm, dịch vụ, thanh toán quốc tế cũng nhƣ đa dạng hóa khả năng sinh lời, giảm bớt phụ thuộc vào hoạt động tín dụng.
2.2. THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU
2.2.1. Hoạt động tín dụng và rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần Á Châu giai đoạn 2016-2018
2.2.1.1. Phân tích thực trạng hoạt động tín dụng của của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu giai đoạn 2016 – 2018
Đây là hoạt động tạo ra lợi nhuận chủ yếu cho NH. Với sự phát triển kinh tế hiện tại và trong tƣơng lai, hoạt động tín dụng của ACB sẽ có những tiến triển tốt hơn về thị phần cũng nhƣ quy mô. Để thấy rõ hơn tình hình tín dụng của NH trong 3 năm qua, ta sẽ phân tích cụ thể:
Cơ cấu dƣ nợ theo loại hình cho vay
Bảng 2.4 Dƣ nợ theo loại hình cho vay của ACB giai đoạn 2016 – 2018
ĐVT: tỷ đồng Chỉ tiêu 2016 Tỉ trọng (%) 2017 Tỉ trọng (%) 2018 Tỉ trọng (%) Cho vay các tổ chức kinh tế và cá nhân trong nƣớc 160.902 99,92 195.357 99,92 227.652 99,95 Cho vay chiết khấu
công cụ chuyển nhƣợng và giấy tờ có giá 99 0,06 133 0,07 97 0,04 Các khoản trả thay khách hàng 0,3 0,00 0,499 0,00 0,199 0,00 Cho vay bằng vốn
tài trợ, ủy thác đầu tƣ
28 0,02 17 0,01 10 0,00
Tổng cộng 161.029 - 195.506 - 227.759 -
Nguồn: Tổng hợp từ BCTC năm 2016 - 2018
Từ bảng 2.4 cho thấy, tỷ trọng cho vay các tổ chức kinh tế và cá nhân trong nƣớc gần nhƣ chiếm tuyệt đối trong hoạt động cho vay của ACB (chiếm tỷ trọng lần lƣợt là: 99,92%; 99,92%; 99,95% vào các năm 2016, 2017, 2018).
Năm 2017, ACB tiếp tục cơ cấu các phân đoạn khách hàng một cách có chiều sâu. Nhiều chƣơng trình chăm sóc khách hàng đƣợc thiết kế đặc thù nhằm phục vụ các đối tƣợng khách hàng trọng tâm trong mảng bán lẻ, nhiều chƣơng trình chƣơng trình ƣu đãi lãi suất đã đƣợc ACB triển khia với tổng hạn mức 59 nghìn tỷ đồng. Dẫn đến năm 2017, quy mô dƣ nợ đối với loại hình này đạt 195.357 tỷ đồng. Tiếp theo đà tăng trƣởng năm 2017, năm 2018 nhờ vào việc đẩy mạnh chất lƣợng dịch vụ, con số này đƣợc đẩy lên thành 227.652 tỷ đồng, tăng 16,53% so với năm 2017.
Cơ cấu dƣ nợ theo thời hạn cho vay
Bảng 2.5 Dƣ nợ theo thời hạn cho vay của ACB giai đoạn 2016 – 2018
ĐVT: tỷ đồng
Nguồn: Tổng hợp từ BCTC của ACB năm 2016 - 2018
Đối với hoạt động cho vay, cho vay ngắn hạn thì luôn thu hồi vốn nhanh và ít xảy ra rủi ro hơn cho vay trung và dài hạn. Năm 2017, tỷ trọng cho vay ngắn hạn tăng 25,11% so với năm 2016, chiếm 48,74% tổng dƣ nợ cho vay. Dƣ nợ cho vay dài hạn cũng ở mức cao, chiếm 41.6% tổng dƣ nợ vay. Tuy nhiên, khi xét về tốc độ tăng trƣởng thì dƣ nợ cho vay dài hạn lại có xu hƣớng giảm, chỉ tiêu này chỉ đạt 22,62% trong khi năm 2016 là 31,57%. và thấp nhất là dƣ nợ trung hạn với tỷ trọng 9,66%.
Năm 2018, dƣ nợ ngắn hạn tiếp tục đà tăng trƣởng, chiếm 52,94% tổng dƣ nợ với tốc độ tăng trƣởng là 28,5% so với năm 2017. Dƣ nợ dài hạn tăng 12,49% so với năm 2017, chiếm 39,55% tổng dƣ nợ. Dƣ nợ trung hạn tiếp tục giảm 8% so với năm 2017, chiếm 7.51% tổng dƣ nợ.
Nhìn chung, nếu đánh giá dựa trên con số tuyệt đối và tƣơng đối thì dƣ nợ ngắn hạn và dài hạn có xu hƣớng tăng qua các năm. Nguyên nhân do ACB đang trong quá trình chuẩn hóa theo Basell II. Do vậy, ACB đang cân đối giữa kỳ hạn của nguồn vốn huy động đầu vào và thời hạn cho vay ra. Đồng thời thực hiện chủ trƣơng cho vay của NHNN tăng cƣờng cho vay đối với hoạt động sản xuất kinh doanh và hạn chế cho vay đối với lĩnh vực bất động sản đê tránh quá trình tăng trƣởng nóng.
Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Số dƣ % Số dƣ % Số dƣ %
Ngắn hạn 75.002 46.58 93.832 48.74 120.575 52.94 Trung hạn 20.726 12.87 18.603 9.66 17.111 7.51 Dài hạn 65.301 40.55 80.071 41.6 90.072 39.55
Cơ cấu dƣ nợ theo loại tiền tệ
Bảng 2.6 Dƣ nợ theo loại tiền tệ cho vay của ACB giai đoạn 2016 – 2018
ĐVT: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Tăng trƣởng (%) Năm 2018 Tăng trƣởng (%) Số dƣ Tỷ trọng (%) Số dƣ Tỷ trọng (%) Số dƣ Tỷ trọng (%) Cho vay bằng VND 152.190 94,51 186.776 95,53 22,72 220.505 96,82 18,06 Cho vay bằng ngoại tệ và vàng 8.839 5,49 8.731 4,47 -1,22 7.254 3,18 -16,92 Tổng cộng 161.029 - 195.506 - - 227.759 - -
Nguồn: Tổng hợp từ BCTC của ACB năm 2016 - 2018
Theo bảng 2.6, các năm 2016, 2017 và 2018 cho vay bằng đồng Việt Nam luôn