Tính minh bạch của báo cáo tài chính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) những nhân tố tác động đến tính minh bạch của báo cáo tài chính tại các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 27 - 30)

Trong một báo cáo của World Bank (Trích Tara Vishwanath và Kaufmann, 1999) công bố về sự minh bạch thông tin trong lĩnh vực tài chính, sự minh bạch thông tin trên thị trƣờng tài chính đƣợc hiểu là việc các chủ thể kinh tế (ngƣời dân, doanh nghiệp, hoặc chính phủ) có thể cập nhật thông tin liên quan đến thị trƣờng tài chính một cách tin cậy, kịp thời và có thể tiếp cận một cách dễ dàng. Các tác giả nhấn mạnh “minh bạch là sự đầy đủ, tin cậy và kịp thời trong việc công bố thông tin và sự tiếp cận dễ dàng từ phía công chúng đối với sự đầy đủ, tin cậy và kịp thời đó”. Khái niệm minh bạch thông tin một cách chủ động, thể hiện trách nhiệm của tổ chức công bố thông tin thông qua các định nghĩa của một số tác giả và tổ chức

nhƣ: Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng đƣa ra khái niệm minh bạch thông tin trong lĩnh vực ngân hàng nhƣ sau: “minh bạch thông tin trong hoạt động ngân hàng

là việc công bố ra công chúng thông tin kịp thời, tin cậy nhằm đảm bảo người sử dụng thông tin đó có thể đánh giá chính xác về tình hình và kết quả tài chính của ngân hàng, hoạt động kinh doanh và các rủi ro liên quan” (Basel 1998, p.15).

Tƣơng tự nhƣ vậy, OECD (2004) cho rằng sự minh bạch thông tin là việc cung cấp thông tin kịp thời và đầy đủ từ phía cơ quan công quyền về thể chế kinh tế, các quy định của pháp luật, các số liệu, các thông tin liên quan đến chính sách tài chính, chính sách tiền tệ theo cách thức mà công chúng có thể tiếp cận đƣợc.

Theo nghiên cứu thực nghiệm của Trung Quốc, Robert W. McGee, Xiaoli Yuan (2008), tính minh bạch là một thành phần rất quan trọng của báo cáo tài chính. Các công ty phải công bố bất cứ điều gì mà có thể ảnh hƣởng đến quyết định đầu tƣ của một nhà đầu tƣ và không có bất cứ thông tin quan trọng nào có thể đƣợc che dấu.

Theo nghiên cứu của Robert M.Bushman, Piotroski và Smith (2003), xem xét sự minh bạch trên góc độ công ty. Minh bạch thông tin đƣợc định nghĩa nhƣ là sự sẵn có phổ biến của các thông tin thích hợp và đáng tin cậy về công việc thực hiện định kỳ, những vị thế tài chính, các cơ hội đầu tƣ, quản trị và những rủi ro của các giao dịch công khai.

Theo Barth và Schipper (2008), sự minh bạch là một đặc tính đƣợc mong đợi của báo cáo tài chính, đƣợc định nghĩa là phạm vi mà các báo cáo tài chính cho thấy các giá trị kinh tế ngầm định của tổ chức theo cách sẵn sàng cho sự hiểu biết của những ngƣời sử dụng các báo cáo này.

Ở góc độ công ty, minh bạch thông tin tài chính đƣợc các nhà nghiên cứu, các tổ chức định nghĩa nhƣ sau:

Theo Robert Bushman và cộng sự (2001), minh bạch thông tin tài chính là sự sẵn có của thông tin cụ thể về công ty cho các nhà đầu tƣ và cổ đông bên ngoài. Đồng thời Bushman và nhóm tác giả đã đo lƣờng cơ chế cung cấp thông tin theo 3 nhóm:

(1) Những quy định trong báo cáo tài chính của công ty gồm: mức độ, nguyên tắc và tính kịp thời của báo cáo tài chính, chất lƣợng kiểm toán và mức độ công khai thông tin quản trị (Ví dụ nhƣ: có thể xác định đƣợc thông tin về mức thù lao, số lƣợng cổ phần nắm giữ của nhân viên và ban giám đốc cũng nhƣ các cổ đông lớn,…);

(2) Mức độ đáp ứng đƣợc các thông tin riêng biệt của doanh nghiệp;

(3) Mức độ phổ biến của thông tin gồm khả năng tiếp cận thông tin qua các phƣơng tiện truyền thông.

Trên quan điểm của ngƣời sử dụng thông tin, nghiên cứu của nhóm tác giảBlanchet (2002) và Prickett (2002) trích trong Kulzick (2004) cho rằng minh bạch thông tin là việc cung cấp thông tin phải đảm bảo các đặc điểm nhƣ: thông tin phải chính xác, nhất quán, thích hợp, đầy đủ, rõ ràng, kịp thời và thuận tiện.

OECD (2004), liên quan đến vấn đề công bố thông tin và tính minh bạch cho rằng: “Khuôn khổ quản trị công ty phải đảm bảo việc công bố thông tin kịp thời và chính xác về mọi vấn đề quan trọng liên quan đến công ty, bao gồm tình hình tài chính, tình hình hoạt động, sở hữu và quản trị công ty”. Những vấn đề mà OECD đặt ra có những ý nghĩa lý luận quan trọng trong việc xem xét tính minh bạch của thông tin nói chung và thông tin tài chính nói riêng.

Theo Bert J. Zarb, (2006), dƣới góc độ nghề nghiệp của kế toán viên công chứng, để thông tin tài chính đƣợc hữu ích và kịp thời, thì thông tin tài chính đƣợc công bố phải đáng tin cậy, so sánh đƣợc, nhất quán và minh bạch. Để đạt đƣợc sự minh bạch trong báo cáo tài chính thì thông tin phải đƣợc thiết lập với một chất lƣợng cao và tuân thủ theo các nguyên tắc kế toán đƣợc chấp nhận chung (GAAP).

Các khái niệm về MBTT nhƣ đã nêu ở trên không chỉ đòi hỏi chất lƣợng của thông tin công bố, nội dung của các thông tin cũng nhƣ mối quan hệ với công chúng và cách thức công bố thông tin mà minh bạch thông tin còn đòi hỏi các điều kiện cần thiết về khung pháp lý, về quản lý vĩ mô của nhà nƣớc, về chức năng hoạt động của các công ty kiểm toán, xếp hạng tín nhiệm, về việc công bố thông tin của các doanh nghiệp phát hành. Có thể nói, minh bạch thông tin trên thị trƣờng chứng

khoán đặt ra yêu cầu cho cả hệ thống các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp khi công bố thông tin trên thị trƣờng chứng khoán.

Tóm lại, từ các định nghĩa trên cho thấy sự minh bạch là đặc điểm mong muốn của báo cáo tài chính, là sự sẵn có của thông tin tài chính đáng tin cậy cho các đối tƣợng sử dụng báo cáo tài chính, để từ đó họ có thể đƣa ra đƣợc các quyết định thích hợp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) những nhân tố tác động đến tính minh bạch của báo cáo tài chính tại các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)