Các lý thuyết cơ sở

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) những nhân tố tác động đến tính minh bạch của báo cáo tài chính tại các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 39 - 41)

2.3.1.1. Lý thuyết thông tin hữu ích

Lý thuyết thông tin hữu ích (decision usefulness theory) là lý thuyết kế toán chuẩn tắc đƣợc sử dụng nhƣ một lý thuyết nền tảng để xây dựng khuôn mẫu lý thuyết kế toán hiện nay của chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế và chuẩn mực kế toán nhiều quốc gia. Lý thuyết này nhấn mạnh nhiệm vụ cơ bản của báo cáo tài chính là cung cấp thông tin hữu ích và thích hợp cho các đối tƣợng sử dụng trong việc ra quyết định kinh tế. Lý thuyết thông tin hữu ích cũng đề cập đến khái niệm cân bằng lợi ích – chi phí, là một khía cạnh quan trọng cần quan tâm khi thiết lập các chuẩn mực (Godfrey et al, 2003).

Lý thuyết thông tin hữu ích tạo ra nền tảng phƣơng pháp luận đối với việc xây dựng hệ thống các quy định về kế toán và kiểm toán. Điều này là đặc biệt quan trọng trong điều kiện các nƣớc có nền kinh tế chuyển đổi nhƣ Việt nam, khi mà các công cụ quản lý kinh doanh vẫn đƣợc hiểu là phục vụ cho sự quản lý của nhà nƣớc hơn là các ngân hàng, ngƣời cho vay, nhà cung cấp, khách hàng và công chúng. Lý thuyết này là cơ sở để đánh giá hiệu quả tác dụng của việc sử dụng thông tin cho các quyết định quản lý chứ không đơn thuần là để phục vụ theo yêu cầu của pháp luật. Ngoài ra, Lý thuyết thông tin hữu ích giúp cho ngƣời sử dụng thông tin (bên ngoài) có đƣợc sự đánh giá khách quan về chất lƣợng thông tin tài chính của doanh nghiệp.

2.3.1.2. Lý thuyết thông tin bất cân xứng

Lý thuyết thông tin bất cân xứng (Asymmetric Information) lần đầu tiên xuất hiện vào những năm 1970. Thông tin bất cân xứng có thể xảy ra trƣớc khi tiến hành ký kết hợp đồng. Các bên tham gia giao dịch cố tình che đậy thông tin, ngƣời mua không có thông tin xác thực, đầy đủ và kịp thời nên trả giá thấp hơn giá trị đích thực của hàng hóa. Hậu quả là ngƣời bán cũng không còn động lực để sản xuất hàng có giá trị và có xu hƣớng cung cấp những sản phẩm có chất lƣợng thấp hơn chất lƣợng trung bình trên thị trƣờng. Thông tin bất cân xứng còn gây ra hiện tƣợng tâm lý ỉ lại (moral hazard) sau khi hợp đồng đã đƣợc giao kết nhƣng một bên có hành động che đậy thông tin mà bên kia khó lòng kiểm soát, hoặc muốn kiểm soát thì cũng phải tốn kém chi phí.

Akerlof, Micheal Spence (1973) chỉ ra giải pháp để khắc phục tình trạng thông tin bất cân xứng bằng cơ chế phát tín hiệu (signaling): bên có nhiều thông tin có thể phát tín hiệu một cách trung thực và tin cậy đến những bên ít thông tin. Với việc phát tín hiệu này, ngƣời bán những sản phẩm có chất lƣợng cao phải sử dụng những biện pháp đƣợc coi là quá tốn kém so với ngƣời bán hàng hóa có chất lƣợng thấp.

Lý thuyết thông tin bất cân xứng đƣợc sử dụng để lý giải về việc phát tín hiệu ra thị trƣờng hay tăng cƣờng công bố thông tin tốt để giúp nhà đầu tƣ phân biệt chứng khoán tốt và xấu của các công ty cổ phần đại chúng. Đồng thời, góp phần giải thích ảnh hƣởng của nhân tố kết quả tài chính, hiệu quả sử dụng tài sản, tỷ suất đòn bẩy tài chính hay mức độ tập trung quyền sở hữu đến tính minh bạch thông tin tài chính.

2.3.1.3. Lý thuyết đại diện (Agency theory)

Lý thuyết đại diện đƣợc phát triển bởi Jensen và Meckling trong một công bố năm 1976. Lý thuyết này nghiên cứu mối quan hệ giữa bên ủy quyền và bên đƣợc ủy quyền. Lý thuyết đại diện cho rằng xung đột sẽ phát sinh khi có thông tin không đầy đủ và bất cân xứng giữa chủ thể và đại diện trong công ty. Cả hai bên có lợi ích khác nhau và vấn đề này đƣợc giảm thiểu bằng cách sử dụng các cơ chế thích hợp để có thể hạn chế sự phân hóa lợi ích giữa cổ đông và ngƣời quản lý công ty, thông

qua thiết lập những cơ chế đãi ngộ thích hợp cho các nhà quản trị, và thiết lập cơ chế giám sát hiệu quả để hạn chế những hành vi không bình thƣờng, tƣ lợi của ngƣời quản lý công ty.

Lý thuyết đại diện giải thích vì sao phải áp dụng hệ thống kế toán trách nhiệm trong doanh nghiệp và đối với các công ty cổ phần, công ty niêm yết hệ thống KTQT cần cung cấp những thông tin gì để đảm bảo lợi ích cho các nhà đầu tƣ và các cổ đông. Đặc biệt là trong điều kiện Việt Nam khi mà chƣa có một thị trƣờng chứng khoán phát triển hoàn chỉnh thì các thông tin Kế toán quản trị doanh nghiệp cung cấp chính xác và đầy đủ thực sự có ý nghĩa đối với các nhà đầu tƣ.

Lý thuyết đại diện cũng là cơ sở để xây dựng các báo cáo nội bộ trong doanh nghiệp, các báo cáo đánh giá trách nhiệm phù hợp với hệ thống phân quyền trong các doanh nghiệp Việt Nam.

Lý thuyết đại diện đƣợc sử dụng để giải thích ảnh hƣởng của các nhân tố quy mô công ty, kết quả tài chính, hiệu quả sử dụng tài sản, tỷ suất đòn bẩy tài chính hay cơ cấu Hội đồng quản trị đến tính minh bạch thông tin tài chính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) những nhân tố tác động đến tính minh bạch của báo cáo tài chính tại các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)