Tầm quan trọng của tính minh bạch báo cáo tài chính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) những nhân tố tác động đến tính minh bạch của báo cáo tài chính tại các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 30)

Minh bạch báo cáo tài chính của các NHTM có mức ảnh hƣởng rất lớn đối với ngƣời sử dụng, nhà đầu tƣ, cơ quan quản lý… Mục tiêu cuối cùng của báo cáo tài chính đó là cung cấp thông tin cho ngƣời sử dụng, hỗ trợ cho ngƣời sử dụng ra quyết định tối ƣu. Do đó việc cung cấp thông tin tài chính minh bạch cho ngƣời sử dụng giúp cho họ đƣa ra các quyết định thích hợp.

Theo Pankaj Madhani (2007), minh bạch là công bố kịp thời và đầy đủ thông tin về hoạt động và tài chính của công ty và thông lệ quản trị doanh nghiệp liên quan đến vốn chủ sở hữu, cơ cấu quản lý và quy trình của nó. Minh bạch là một yếu tố quan trọng ảnh hƣởng đến sức hấp dẫn của công ty đối với các nhà đầu tƣ và là một yếu tố quan trọng của quản trị doanh nghiệp. Mức độ minh bạch phụ thuộc vào sự sẵn sàng và khả năng quản lý để khắc phục bất kỳ sự khác biệt thông tin với những ngƣời tham gia thị trƣờng. Trong thời đại của nền kinh tế thông tin, minh bạch trong báo cáo tài chính là rất quan trọng. Các công ty không đạt tiêu chuẩn về minh bạch thông tin thì sẽ có nguy cơ thiệt hại đáng kể trong sự tín nhiệm quản lý. Trong trƣờng hợp xấu nhất, các công ty có thể phải đối mặt với sự xói mòn niềm tin cổ đông, giá trị vốn hóa thị trƣờng sẽ bị giảm xuống. Việc minh bạch thông tin trên báo cáo tài chính sẽ giúp cho việc xây dựng lợi thế cạnh tranh bền vững lâu dài của các công ty niêm yết.

Sự minh bạch thông tin tài chính sẽ là cơ sở quan trọng để các công ty phát triển bền vững, làm gia tăng giá trị của doanh nghiệp. Muốn phát triển nhanh và bền vững, các công ty cần phải đề cao tính minh bạch thông tin trên báo cáo tài chính.

Rahman (1998) qua nghiên cứu cuộc khủng hoảng Đông Á 1997 đã chỉ ra sự thiếu minh bạch trong BCTC của các ngân hàng góp phần làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng kinh tế. Nghiên cứu chỉ ra rằng một BCTC minh bạch, đáng tín cậy giúp cho các nhà đầu tƣ ra quyết định kịp thời và phù hợp.

Cuộc khủng hoảng tài chính năm 2007 năm 2008 xảy ra do sự lộn xộn, không minh bạch rõ ràng các khoản nợ đƣợc hình thành bởi việc hoán đổi tín dụng, nghĩa vụ thế chấp… Thông tin trên các BCTC không minh bạch làm cho các nhà đầu tƣ đƣa ra các quyết định sai lầm là nguyên nhân làm dẫn đến cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 (Long 2010)

Sự minh bạch thông tin BCTC giữ vai trò quan trọng trong việc tạo niềm tin cho các nhà đầu tƣ (Atabey và Cetin 2012). Minh bạch thông tin đầy đủ đòi hỏi từ việc quản trị hữu hiệu, thị trƣờng vốn hoạt động một cách hiệu quả và một hệ thống thông tin kế toán tốt.

Enachi (2013) BCTC cung cấp thông tin kế toán tài chính cho ngƣời sử dụng bên trong và bên ngoài tổ chức đó, BCTC là công cụ giúp họ đƣa ra các quyết định đầu tƣ kịp thời và hiệu quả. Để làm đƣợc điều này thì BCTC phải minh bạch, phải chất lƣợng, cách thức truyền đạt thông tin đến ngƣời sử dụng rõ ràng dễ hiểu.

Các nhà đầu tƣ, ngƣời cho vay là những ngƣời cung cấp vốn cho NHTM với mong muốn thu đƣợc lợi tức từ việc đầu tƣ vốn trên. Do đó trƣớc khi quyết định đầu tƣ họ rất cần thông tin về tài chính của các ngân hàng để phân tích, đánh giá. Khi đã quyết định đầu tƣ thì nhƣ cầu về thông tin BCTC của họ càng tăng cao nhằm theo dõi tình hình hoạt động, xem xét có nên tiếp tục đầu tƣ hay không. Vì vậy BCTC của NHTM là kênh thông tin quan trọng nhất để đáp ứng nhu cầu của các nhà đầu tƣ, ngƣời sử dụng BCTC. Họ luôn mong muốn các NHTM cung cấp BCTC thật sự minh bạch để họ ra quyết định hiệu quả.

(ii) Đối với Cơ quan quản lý:

Fons (1999) Kế toán minh bạch rất quan trọng để ổn định hệ thống ngân hàng. Với sự minh bạch trong BCTC, các ngân hàng yếu kém sẽ loại ra khỏi hệ thống ngân hàng. Nếu không có sự minh bạch trong BCTC, các ngân hàng hoạt động kém hiệu quả vẫn tồn tại, chất lƣợng cho vay giảm, tỷ lệ nợ xấu bị che giấu,

tính thanh khoản yếu kém, cơ quan quản lý không kiểm tra giám sát đƣợc hệ thống ngân hàng. Trong bối cảnh quyền lực kinh tế tập trung vào cơ quan chính phủ, Sự thiếu minh bạch sẽ dẫn đến tham nhũng, tiêu cực xãy ra, làm ảnh hƣởng đến hệ thống tiền tệ của một quốc gia, tác động tiêu cực đến hình ảnh của một đất nƣớc.

Bushman và Williams (2012), các nghiên cứu chỉ ra rằng minh bạch BCTC của các ngân hàng giữ vai trò thúc đẩy sự phát triển của thị trƣờng, đòn bẩy đảm bảo an toàn cho hệ thống ngân hàng

Gartner (2013), sự minh bạch đang trở thành một yêu cầu cấp bách ở các quốc gia và các tổ chức quốc tế. Minh bạch đƣợc xem là chìa khóa quan trọng để thúc đẩy nâng cao trách nhiệm giải trình cho các tổ chức quốc tế, là một cơ chế quan trọng để cải cách các quy trình pháp lý trong các lĩnh vực.

Hiệp ƣớc Basel II cho rằng các ngân hàng phải công khai thông tin một cách thích đáng, các ngân hàng phải công khai thông tin từ thông tin về cơ cấu vốn, mức độ đầy đủ đến những thông tin liên quan nhạy cảm của ngân hàng nhƣ rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản… Từ đó, Các ngân hàng hoạt động ngày càng minh bạch hơn, NHNN thực hiện quản lý hiệu quả nền kinh tế hơn.

Minh bạch BCTC giúp cho cơ quan quản lý nhà nƣớc có cái nhìn tổng quát toàn diện thực tế tình hình tài chính của các NHTM. Từ đó có biện pháp nhằm hạn chế các hành vi vi phạm trên thị trƣờng tài chính, thực hiện hiệu quả chức năng quản lý vĩ mô, đảm bảo lơi ích cho các bên tham gia thị trƣờng

(iii) Đối với NHTM:

Theo IFRS 7 yêu cầu BCTC công bố để ngƣời sử dụng có thể đánh giá đƣợc tầm quan trọng của công cụ tài chính, kết quả kinh doanh, rủi ro phát sinh từ các công cụ tài chính tác động trong chu kỳ kinh doanh.

Doanh nghiệp càng minh bạch BCTC giúp cho doanh nhiệp nâng cao uy tín và cải thiện khả năng tiếp cận nguồn vốn trên thị trƣờng.

Theo Sevin và cộng sự (2007), Các nhà quản lý, nhà đầu tƣ, ngƣời điều hành doanh nghiệp đều bày tỏa mong muốn rằng BCTC phải minh bạch để kết quả hoạt động của doanh nghiệp thể hiện rõ ràng hơn khi đƣợc xem bởi bất kỳ ai ngoài

doanh nghiệp. BCTC dễ hiểu, minh bạch sẽ mang lại lợi ích công cộng cao hơn, các khoản thu nhập bền vững hơn.

Minh bạch BCTC giúp cho NHTM làm tăng hiệu quả hoạt động thông qua việc lựa chọn của các nhà đầu tƣ, tạo ra cơ chế giám sát hiệu quả, buộc họ hoạt động vì lợi ích của chủ sở hữu.

Tóm lại, mục tiêu cuối cùng của BCTC là cung cấp thông tin, hỗ trợ hiệu quả trong việc ra quyết định của ngƣời sử dụng BCTC của NHTM, việc cung cấp BCTC minh bạch góp phần giảm thiểu rủi ro thông tin bất cân xứng. Hiện nay vấn đề minh bạch BCTC rất đƣợc quan tâm do tình trạng công bố thông tin không đồng đều giữa các NHTM dẫn đến sự hoài nghi và không loại trừ những tiêu cực của các chủ thể kém minh bạch, nổi cộm làm tình trạng nợ xấu cao, các vụ bê bối, sáp nhập ngân hàng liên tiếp diễn ra.

2.2.3. Tiêu chuẩn đánh giá và đo lường mức độ minh bạch thông tin tài chính 2.2.3.1. Tiêu chuẩn đánh giá mức độ minh bạch thông tin tài chính

Về chất lƣợng thông tin báo cáo tài chính công bố

Chất lƣợng thông tin báo cáo tài chính công bố chính là chất lƣợng của sản phẩm do công tác kế toán – tài chính tạo ra thông qua hệ thống quá trình thu thập, xử lý, tổng hợp báo cáo tài chính. Chất lƣợng này cùng với một số yếu tố khác là tiêu chuẩn và thƣớc đo đo lƣờng mức độ minh bạch thông tin báo cáo tài chính. Để có cơ sở đánh giá chất lƣợng của thông tin báo cáo tài chính, luận văn sẽ xem xét về yêu cầu chất lƣợng thông tin báo cáo tài chính qua cách tiếp cận ở quan điểm khác nhau của các tổ chức quốc tế.

(1) Quan điểm của hội đồng chuẩn mực Kế toán quốc tế (IASB)

Trƣớc tháng 09/2010, để đánh giá chất lƣợng của thông tin báo cáo tài chính, quan điểm của IASB dựa vào tiêu chí: có thể hiểu đƣợc, thích hợp, đáng tin cậy và có thể so sánh đƣợc.

Tuy nhiên, từ tháng 09/2010, cùng với xu hƣớng hội tụ kế toán của các tổ chức kế toán quốc tế, quan điểm của IASB về chất lƣợng thông tin báo cáo tài chính có thay đổi hơn trƣớc, cụ thể: Đặc điểm cơ bản của thông tin báo cáo tài chính hữu ích là các thông tin thích hợp và đƣợc trình bày trung thực. Ngoài ra, các đặc điểm

nâng cao của thông tin tài chính hữu ích là có thể so sánh đƣợc, kiểm chứng đƣợc, kịp thời và dễ hiểu. Trong đó, các đặc điểm cơ bản về chất lƣợng thông tin báo cáo tài chính hữu ích đƣợc diễn giải nhƣ sau:

Các đặc điểm nâng cao về chất lƣợng thông tin báo cáo tài chính hữu ích: - So sánh: ngƣời sử dụng thông tin có thể so sánh các thông tin tƣơng tự với đơn vị khác hoặc các thông tin tƣơng tự của đơn vị giữa các kỳ và các ngày khác nhau. Khả năng so sánh không liên quan đến một khoản mục đơn lẻ mà yêu cầu ít nhất là hai khoản mục.

- Kiểm chứng: là khả năng mà những ngƣời sử dụng báo cáo tài chính có kiến thức và độc lập khác nhau có thể nhất trí rằng một mô tả cụ thể đáng tin cậy. Thông tin định lƣợng không nhất thiết chỉ là một mô tả cụ thể mà là một loạt giá trị và khả năng liên quan có thể đƣợc kiểm chứng. Kiểm chứng giúp đảm bảo cho những ngƣời sử dụng báo cáo tài chính là thông tin về giao dịch kinh tế đƣợc trình bày trung thực và đúng mục đích.

- Kịp thời: thông tin luôn sẳn có để giúp những ngƣời sử dụng báo cáo tài chính kịp đƣa ra các quyết định. Thông thƣờng, những thông tin cũ thƣờng kém hữu ích hơn, tuy nhiên một số thông tin vẫn có tính kịp thời sau khi kết thúc kỳ báo cáo một thời gian. Ví dụ ngƣời sử dụng báo cáo tài chính có thể sử dụng thông tin trong quá khứ để xác định và đánh giá các địnhhƣớng.

- Dể hiểu: thông tin đƣợc phân loại và trình bày đặc trƣng một cách rõ ràng và chính xác.

(2) Quan điểm của Hội đồng chuẩn mực Kế toán tài chính Mỹ (FASB)

Đối với FASB, trƣớc tháng 09/2010, chất lƣợng của thông tin báo cáo tài chính đƣợc đánh giá qua các đặc điểm: tính phù hợp, tính đáng tin cậy và khả năng so sánh đƣợc..

Cùng với xu hƣớng hội tụ kế toán thì từ tháng 09/2010, quan điểm đánh giá chất lƣợng thông tin báo cáo tài chính của FASB cũng tƣơng tự nhƣ IASB.

Về khả năng tiếp cận thông tin của ngƣời sử dụng

Khả năng tiếp cận là một tiêu chí quan trọng vì kể cả khi các thông tin đƣợc nộp cho cơ quan quản lý đúng hạn thì tính hữu ích của thông tin cũng bị hạn chế

nếu chỉ có một số lƣợng hạn chế nhà đầu tƣ tiếp cận thông tin này. Thông thƣờng có 3 cách để công bố thông tin ra công chúng; (1) Công bố thông tin bằng văn bản, báo chí; (2) Công bố thông tin bằng hệ thống điện tử; (3) Bằng hệ thống Internet.

Hầu hết các nƣớc đều chấp nhận nhiều phƣơng thức công bố thông tin đồng thời. Cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin, phƣơng thức công bố thông tin bằng Internet trở nên phổ biến và là một kênh thông tin đƣợc nhiều nhà đầu tƣ tin cậy. Tuy vậy, xét về mặt luật pháp, Internet vẫn chƣa đƣợc nhiều quốc gia thừa nhận là kênh thông tin hợp pháp nếu các các công ty niêm yết công bố bằng văn bản.

2.2.3.2. Tiêu chuẩn đo lường mức độ minh bạch thông tin tài chính

Theo tổ chức xếp hạng tín nhiệm hàng đầu thế giới Standard and Poors (S&P), để đo lƣờng mức độ minh bạch thông tin, tổ chức này xây dựng chỉ số: “Minh bạch và công bố thông tin (T&D Index)”. T&D Index đƣợc xây dựng dựa trên việc điều tra các các công ty niêm yết về việc thực hiện công bố thông tin về 2 nội dung chính là thông tin về cơ cấu sở hữu, quyền của cổ đông và thông tin tài chính, hoạt động của công ty (thông qua báo cáo thƣờng niên, thông tin về kinh doanh, thông tin về Hội đồng quản trị và Ban điều hành, chế độ đãi ngộ đối với Hội đồng quản trị và ban điều hành). S&P đã xây dựng bảng hỏi gồm 109 tiêu chí. Các công ty đƣợc điều tra sẽ trả lời các câu hỏi dƣới dạng Có/Không về các nội dung thông tin mà công ty công bố. Trong đó liên quan đến minh bạch thông tin tài chính gồm 30 khoản mục là chính sách kế toán, các chuẩn mực kế toán và áp dụng cho các khoản mục trên các báo cáo tài chính, các khoản mục tuân thủ theo các chuẩn mực quốc gia, báo cáo tài chính năm tuân thủ theo một trong các hệ thống chuẩn mực phổ biến: Chuẩn mực quốc tế (IFRS), chuẩn mực Hoa kỳ (U.S GAAP),…

Tuy nhiên, chỉ số T&D chỉ dừng lại ở việc đánh giá xem các các công ty niêm yết có công bố các thông tin liên quan hay không mà chƣa đánh giá toàn diện đƣợc chất lƣợng của thông tin đã đƣợc công bố chính thức.

- Một số nghiên cứu trƣớc đây thì sử dụng chỉ số CIFAR để đo lƣờng mức độ minh bạch thông tin (Nghiên cứu của Robert Bushman và cộng sự, 2001; Jeffrey J. và Marie E. Archambault, 2003). Trong đó, chỉ số CIFAR là chỉ số đƣợc Trung tâm

phân tích và nghiên cứu tài chính quốc tế (IAAT – International Accounting and Auditing Trends) xây dựng năm 1995, chỉ số này gồm 90 khoản mục thông tin tài chính và phi tài chính đƣợc công bố trên các báo cáo thƣờng niên của các các công ty niêm yết. Các nghiên cứu trƣớc thƣờng sử dụng chỉ số CIFAR để đo lƣờng các thông tin chung, các khoản mục trên báo cáo KQKD, bảng cân đối kế toán, báo cáo lƣu chuyển tiền tệ, các chuẩn mực kế toán, thông tin các loại chứng khoán đầu tƣ, tình hình quản trị công ty và các khoản mục đặc biệt khác.

- Nhóm tác giả Chueng và cộng sự (2005), sử dụng bảng khảo sát đƣợc thiết kế dựa trên nguyên tắc quản trị của OECD do Hiệp hội các giám đốc Viện Thai Institute of Director (IOD)’s thực hiện đánh giá mức độ minh bạch thông tin của các các công ty niêm yết. Hoặc trong các chƣơng trình tƣ vấn của World Bank tại Châu Á, để đánh giá thẻ điểm quản trị công ty, trong đó có phần đánh giá mức độ công bố và minh bạch thông tin của các công ty cổ phần đại chúng, Tổ chức Tài chính quốc tế (IFC) cũng sử dụng bảng câu hỏi xây dựng từ nguyên tắc quản trị của OECD.

- Đối với nhóm tác giả Yu-Chih Lin và cộng sự (Năm 2007), đã dựa trên chỉ số “hệ thống xếp hạng về sự minh bạch và công bố thông tin - ITDRS” để đánh giá mức độ minh bạch thông tin của các các công ty niêm yết. Đây là chỉ số đánh giá xếp hạng về sự minh bạch và công bố thông tin của các các công ty niêm yết đƣợc xây dựng ở Đài Loan. Chỉ số này bao gồm 88 khoản mục công bố đƣợc phân chia thành 5 nội dung: (1) Sự tuân thủ với các quy định về công bố; (2) Sự kịp thời của các báo cáo; (3) Sự công bố các dự báo tài chính; (4) Sự công bố báo cáo thƣờng niên; (5) Sự công bố thông tin trên website của công ty.

Tóm lại, để đánh giá và đo lƣờng sự minh bạch thông tin tài chính, các nghiên cứu trƣớc đây thƣờng dựa vào các tiêu chí đƣợc đƣa ra thông qua các chỉ số

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) những nhân tố tác động đến tính minh bạch của báo cáo tài chính tại các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)