9. Kết cấu của đề tài
3.2.2 Kiến nghị đối với ngân hàng nhà nước
Hoàn thiện cơ chế chính sách điều chỉnh tỷ giá: Để có một chính sách tỷ giá linh hoạt tạo điều kiện phát triển cho hoạt động tài trợ thương mại tại các NHTM, NHNN cần phải thực hiện hệ thống các giải pháp sau:
Một là, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục kiên định và nhất quán thực hiện chủ trương điều hành tỷ giá linh hoạt, theo hướng thị trường, chủ động can thiệp khi cần thiết. Trong giai đoạn trước mắt, các biện pháp quản lý hành chính thị trường ngoại tệ còn cần thiết, nhưng về lâu dài cần phải nới lỏng từng bước theo hướng tôn trọng thị trường và NHNN nên chủ động can thiệp bằng các công cụ gián tiếp tránh xảy ra các cú sốc cho nền kinh tế.
Hai là, nâng cao hiệu quả hoạt động của thị trường ngoại tệ liên ngân hàng. Muốn vậy, NHNN cần phải thu hút nhiều ngân hàng tham gia để tăng doanh số giao dịch giúp cho thị trường hoạt động sôi động. NHNN cần thực thi đúng vai trò là người mua bán cuối cùng trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng để có tác động kịp thời lên thị trường ngoại hối theo cơ chế thị trường. Ngoài ra, NHNN cũng cần kết nối thị trường tiền tệ trong nước với thị trường tiền tệ quốc tế nhằm tiếp cận các thông lệ quốc tế trong kinh doanh tiền tệ.
Ba là quản lý tốt dự trữ ngoại hối, tăng tích lũy ngoại tệ. Đây là một trong những giải pháp quan trọng góp phần nâng cao hiệu quả điều hành thị trường ngoại hối trong điều kiện NHNN áp dụng cơ chế điều hành tỷ giá linh hoạt theo cơ chế thị trường
Đưa ra chính sách l i suất hợp lí: Nhà nước cần tiếp tục hoàn thiện chính sách lãi suất tạo một hành lang lãi suất cạnh tranh, có chính sách lãi suất ưu đãi với những mặt hàng xuất nhập khẩu theo từng khu vực cần khuyến khích để phát triển. Việc điều chỉnh lãi suất cho phù hợp với tình hình kinh tế xã hội không nên diễn ra qua nhiều trong cùng một khỏang thời gian, điều này sẽ gây ảnh hưởng đến tâm lý của những người gởi tiền, ảnh hường đến nguồn vốn và lợi nhuận của ngân hàng.
Thanh tra, kiểm tra giám sát: Tăng cường thanh tra, kiểm tra giám sát từ phía kiểm toán nhà nước hằng quí, hằng năm để đảm bảo các ngân hàng thương mại thực hiện đúng qui định trong Luật ngân hàng nhằm đảm bảo tính ổn định trong họat động kinh doanh của NHTM trong nước cũng như tuân thủ các nguyên tắc quốc tế trong họat động tài trợ thương mại.
Nâng cao hiệu quả hoạt động của trung tâm thông tin tín dụng Ngân hàng Nhà nước (CIC):cần phải theo dõi thường xuyên các tổ chức tín dụng có luôn luôn cập nhật các khách hàng có vay vốn hay không? Vì CIC hiện là Trung tâm cung cấp những thông tin đầy đủ nhất về tình hình tín dụng của khách hàng. Ngân hàng nhà nước có qui định bắt buộc các NHTM thực hiện chế độ báo cáo chính xác và thường xuyên hơn nữa để đảm bảo tính khách quan cho các NHTM theo dõi và đánh giá tình hình tài chính của khách hàng để từ đó đưa ra quyết định cho vay một cách hiệu quả và chính xác hơn.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Trong khuôn khổ nghiên cứu của đề tài, Chương 3tác giả đã đề xuất các giải pháp nhằm phát triển hoạt động TTTM tại Vietcombank như giải pháp về vốn, đa dạng hóa sản phẩm TTTM, xây dựng uy tín và phát triền thương hiệu VCB, hoàn thiện hệ thống tổ chức hoạt động TTTM, và một số giải pháp hỗ trợ khác như công nghệ, cơ sở vật chất, đào tạo nhân sự... Bên cạnh đó, tác giả cũng đưa ra một số kiến nghị với ngân hàng nhà nước, chính phủ nhằm hỗ trợ tốt hơn cho việc phát triển hoạt động TTTM tại Vietcombank.
KẾT LUẬN CHUNG
Toàn bộ luận văn bố cục gồm 3 chương. Trong đó, chương 1 tác giả đã chuyển tải những lý luận cơ bản có chọn lọc về hoạt động tài trợ hoạt động TTTM tại NHTM bao gồm những vấn đề chủ yếu như: khái niệm, phân loại hoạt động tài trợ thương mại, các nhận tố tác động ảnh hưởng đến hoạt động TTTM và một số kinh nghiệm từ các ngân hàng. Nội dung đã đưa ra các chỉ tiêu, cách tính toán để có cơ sở đánh giá sự phát triển hoạt động TTTM tại chương 2.
Chương 2, tác giả đã phân tích đánh giá thực trạng hoạt động tài trợ thương mại của VCB trong khoảng thời gian 5 năm từ 2013-2017. Trên cơ sở phân tích thực trạng, tác giả đã nêu lên được những kết quả đạt được và nguyên nhân còn tồn đọng trong hoạt động TTTM tại VCB
Chương 3, trên cơ sở những thực trạng đã nêu ở chương 2, tác giả đã đưa ra giải pháp với mong muốn khắc phục những nguyên nhân còn tồn đọng và đồng thời đưa ra giải pháp, kiến nghị với cơ quan Chính Phủ, ngân hàng Nhà Nước nhằm mục đích góp phần phát triển hoạt động TTTM tại VCB.
TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng Việt
Bùi Diệu Anh, Hồ Diệu và Lê Thị HiệpThương 2011, Giáo trình nghiệp vụ tín dụng
ngân hàng, tái bản lần 2, NXB Phương Đông,TP Hồ Chí Minh.
Đào Thị Hồng Nhung 2008, “Giải pháp phát triển hoạt động tài trợ thương mại quốc tế tại sở giao dịch Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam sau cổ phần hóa”, luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội.
Hà Thị Thu Phương 2018, Nâng cao năng lực tài chính của các ngân hàng thương mại Việt Nam, truy cập tại <http://tapchitaichinh.vn/kinh-te-vi-mo/nang-cao-nang- luc-tai-chinh-cua-cac-ngan-hang-thuong-mai-viet-nam-133891.html>[ngày truy cập: 01/01/2018].
Luật các tổ chức tín dụng Việt Nam số 47/2010/QH12 ngày 16/06/2010
Luật các công cụ chuyển nhượng số 49/2005/QH11 ngày 29/11/2005 và Thông tư số 04/2013/TT-NHNN ngày 04/03/2013
Mỹ Hà 2018, Các yếu tố ảnh hưởng đến ngành ngân hàng ở Việt Nam, truy cập tại <http://thesharingbankers.com/nganh-ngan-hang-ki-iii-cac-yeu-to-anh-huong-den- nganh-ngan-hang-o-viet-nam>, [ngày truy cập: 16/06/2018]
Nguyễn Văn Tiến và Nguyễn Thị Hồng Hải 2013, Giáo trình tài chính quốc tế, NXB Thống Kê, TP Hồ Chí Minh.
Ngô Thị Quyên, Phạm Huyền Trang 2016, “Kinh doanh tài trợ thương mại quốc tế: xu hướng mới của các ngàn ngân hàng thương mại”,Tạp chí Tài chính kỳ 1 tháng 2/2016, trang 57-58.
Ngô Hải, 2019, Ưu tiên vốn cho nông nghiệp, nông thôn, truy cập tại <http://vneconomy.vn/uu-tien-von-cho-nong-nghiep-nong-thon
Nguyên Hồng 2016, Ngân hàng sẽ hạn chế cho vay trung dài hạn, truy cập tại <http://vneconomy.vn/tai-chinh/ngan-hang-se-han-che-cho-vay-trung-dai-han- 20160216035315574.htm>, [ngày truy cập: 16/02/2016].
Nguyễn Thị Lan Thanh 2010, “Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tài trợ thương mại tại ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam”, luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Ngoại Thương Hà Nội.
Phương Mai 2018, Ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam triển khai ứng dụng theo dõi giao dịch thương mại, truy cập tại < https://bnews.vn/ngan-hang-dau-tien-tai-viet- nam-trien-khai-ung-dung-theo-doi-giao-dich-thuong-mai/90652.html>, [ngày truy cập: 16/07/2018].
Qui trình, qui định nội bộ của VCB liên quan hoạt động tài trợ XNK, hoạt động tín dụng.
Qui chế hoạt động bao thanh toán ban hành cùng với quyết định 1096/2004/QĐ- NHNN ngày 06/09/2004 và quyết định số 30/QĐ-NHNN ngày 16/10/2008 bổ sung sửa đổi QĐ 1906.
Thanh Hằng 2018, Ngân hàng đại lý là gì? Chuyển khoản sử dụng ngân hàng đại lý, truy cập tại <https://vietnamfinance.vn/ngan-hang-dai-ly-la-gi-chuyen-khoan-su- dung-ngan-hang-dai-ly-20180504224210705.htm>, [ngày truy cập:31/07/2018]
Trần Thu 2017, Ngân Cuộc đua tài trợ thương mại ngày càng gay gắt, truy cập < https://www.thesaigontimes.vn/165530/anz-cuoc-dua-tai-tro--thuong-mai-ngay- cang-gay-gat.html>, [ngày truy cập:12/10/2017]
Vietcombank 2017, báo cáo doanh số thanh toán quốc, tài trợ thương mại, thu nhập phí, số lượng khách hàng Vietcombank giai đoạn 2013-2017
Vietcombank 2014, Báo cáo thường niên 2013, truy cập <http://www.vcb.com.vn>, [ngày truy cập 20/04/2014]
Vietcombank 2015, Báo cáo thường niên 2014, truy cập <http://www.vcb.com.vn> ,[ngày truy cập 07/04/2015]
Vietcombank 2016, Báo cáo thường niên 2015, truy cập <http://www.vcb.com.vn>, [ngày truy cập 19/04/2016]
Vietcombank 2017, Báo cáo thường niên 2016, truy cập <http://www.vcb.com.vn>, [ngày truy cập 20/04/2017]
Vietcombank 2018, Báo cáo thường niên 2017, truy cập <http://www.vcb.com.vn>, [ngày truy cập 20/04/2018]
Tài liệu tiếng anh
A.K. Sen Gupta and Pradeep Kumar Keshari, 2013, Study of Export Trade Financing in India with Particular Reference to Commercial Banks: Problems and Prospects,Munich Personal RePEc Archive.
DS Rawatvà Kalpesh. J. Mehta, 2018, Role of Trade Finance for Inclusive Growth, Deloitte India
Marco Carbajo, Trade Finance Explained: 5 Facts You Need to Know, Available from <https://www.thebalancesmb.com/trade-finance-explained-5-facts-you-need- to-know> [19 Nov 2018]
Joel Vaslow 2018, Customer Satisfaction Might Be the Only True Competitive
Advantage Left in Banking, Customer Experience Management, Financial Services.
Friederike Niepmann and Tim Schmidt-Eisenlohr, 2013 revised 2014, International Trade, Risk, and the Role of Banks, Federal Reserve Bank of New York Staff Reports, no. 633
Will Kenton and Chris B Murphy, Trade Finance, Availablefrom <https://www.investopedia.com/terms/t/tradefinance> [12 Apr 2019]
The ICC Uniform Rules for Demand Guarantees. UCP 600, ICC’S New Rules on Documentary Credits. URC 522, Uniform Rules for Collections.
ISPB 745, International Standard Banking Practice
Yijun Yuan, Xiaowei Dong & Xiaoqing Lv, 2008, Innovations in Trade Financing