Thực trạng phát triển hoạt động TTTM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hoạt động tài trợ thương mại tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam (Trang 60 - 76)

9. Kết cấu của đề tài

2.2.2 Thực trạng phát triển hoạt động TTTM

2.2.2.1 Thị phần thanh toán xuất nhập khẩu của VCB tại Việt Nam

Figure 4Bảng 2.4: Thị phần thanh toán XNK của VCB tại Việt Nam giai đoạn 2013-2017 Đơn vị tính: % Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

Giá trị tăng giảm 2014/ 2013 2015/ 2014 2016/ 2015 2017/ 2016 Thị phần thanh toán XNK 15.18 15.20 15.35 15.47 16.34 0.02 0.15 0.12 0.87

Thị phần thanh toán XNK của VCB tăng là cơ sở góp phần phát triển hoạt động TTTM của VCB tại Việt Nam. Qua bảng số liệu 2.4 cho thấy VCB luôn nỗ lực mở rộng thị phần thanh toán XNK qua các năm, thị phần thanh toán XNK tại VCB được tính dựa trên doanh số thanh toán XNK của VCB trên tổng doanh số thanh toán XNK của 36 ngân hàng TMCP Việt Nam, 48 chi nhánh ngân hàng nước ngoài và 4 ngân hàng liên doanh trong giai đoạn từ năm 2013 đến năm 2017. Con số này thể hiện cụ thể như năm 2014 chiếm 15.20% tăng 0.02% so với năm 2013, năm 2015 đạt 15.35% tăng 0.15% so với năm 2014, năm 2016 đạt 15.47% tăng 0.12% so với năm 2015, năm 2017 đạt 16.34 % tăng 0.87% so với năm 2016. Theo báo cáo thường niên giai đoạn 2013-2017, có được kết quả gia tăng này một phần là do uy tín VCB luôn được KH ưu tiên hàng đầu trong việc lựa chọn sử dụng dịch vụ, phần khác là do VCB đã khai thác có hiệu quả các ngành hàng kinh tế trọng điểm có kim ngạch XNK lớn, các khách hàng FDI và doanh nghiệp phụ trợ để từ đó đưa ra phương án tài trợ hữu ích nhất dành cho các doanh nghiệp để từ đó hoạt động TTTM của VCB luôn giữ vai trò quan trọng và chiếm thị phấn lớn tại Việt Nam.

2.2.2.2 Các sản phẩm TTTM hiện có tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam

Figure 5Bảng 2.5: Số lượng các sản phẩm TTTM tại VC giai đoạn 2013-2017

Đơn vị tính: Sản phẩm Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

Giá trị tăng giảm 2014/ 2013 2015/ 2014 2016/ 2015 2017/ 2016 Số lượng sản phẩm TTTM 5 6 7 9 12 1 1 2 3

Nguồn: Báo cáo TTTM nội bộ VCB giai đoạn 2013-2017

Qua bảng số liệu 2.5 cho thấy các sản phẩm tài trợ thương mại tại VCB ngày càng đa dạng, tăng đều qua các năm. Danh mục sản phẩm tài trợ dành cho khách hàng ngày càng được chú trọng và mở rộng với nhiều sản phẩm hơn, nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu của các doanh nghiệp.TheoNgô Thị Quyên và Phạm Huyền Trang

(2016) khẳng định, một ngân hàng với sự đa dạng hình thức tài trợ linh hoạt luôn được khách hàng tìm đến và là cơ sở mấu chốt cho việc phát triển hoạt động TTTM. Với các sản phẩm TTTM hiện có, VCB tài trợ dựa trên nhu cầu xuất khẩu hoặc nhập khẩu tùy thuộc vào từng trường hợp mua bán cụ thể để đưa ra phương thức tài trợ phù hợp. Đối với tài trợ nhập khẩu, VCB cấp tín dụng cho các doanh nghiệp để đáp ứng nhu cầu bổ sung vốn lưu động nhập khẩu nguyên vật liệu, vật tư, hàng hóa phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh. Bằng việc phát hành thư tín dụng cho vay thanh toán các lô hàng nhập khẩu thông qua L/C, nhờ thu, điện chuyển tiền, phát hành bảo lãnh… Đối với tài trợ xuất khẩu, VCB sẽ ứng trước thông qua hoạt động Bao thanh toán đối với các khoản phải thu, chiết khấu bộ chứng từ hàng xuất theo phương thức L/C, nhờ thu để đáp ứng nguồn vốn tạm thời phục vụ quá trình sản xuất, luân chuyển vốn khi chưa nhận đựơc khoản tiền thanh toán từ phía nhà nhập khẩu. Năm 2013, sản phẩm tài trợ thương mại VCB chỉ có 5 sản phẩm cơ bản như L/C, nhờ thu, điện chuyển tiền, chiết khấu theo LC xuất khẩu, bảo lãnh, bao thanh toán. Dựa trên những sản phẩm truyền thống cơ bản, kết hợp với nhu cầu của KH trong nhiều trường hợp mua bán hàng hóa khác nhau,VCB đã không ngừng đưa ra thêm một các sản phẩm mới cụ thể như: năm 2014 VCB áp dụng chiết khấu nhờ thu xuất khẩu, năm 2015 VCB đưa ra sản phẩm L/C nội bộ được thanh toán trước hạn, năm 2016 VCB cho ra mắt sản phẩm UPLAS-PLUS, chiết khấu L/C nội địa, năm 2017 VCB cho ra mắt thêm 3 sản phẩm mới như UPAS ADVANCE, bao thanh toán chuyên biệt và sản phẩm chiết khấu nhanh. Sự gia tăng số lượng sản phẩm qua các năm đã đánh dấu sự phát triển hoạt động TTTM tại VCB trong từng giai đoạn so với các đối thủ cạnh tranh lớn của VCB như Shinhan Bank, Vietin Bank, BIDV... Theo thống kê báo cáo thường niên của các ngân hàng giai đoạn 2013-2017, sản phẩm của Shinhan Bank tính đến năm 2017 chỉ có 9 sản phẩm cơ bản , BIDV có 10 sản phẩm và Vietin Bank 10 sản phẩm, các sản phẩm hầu như đáp ứng nhu cầu của KH trong hoạt động TTTM nhưng chưa thực sự có sản phẩm chuyên biệt mang tính chất nổi bật dành riêng cho từng ngân hàng. Cho thấy, VCB đang dần thu hút sự quan tâm của KH với các sản phẩm TTTM như sau:

- Tài trợ theo phương thức L/C

Đây là phương thức được sử dụng rộng rãi trong thanh toán quốc tế vì phương thức này bảo vệ tối đa quyền lợi của người bán, miễn là người bán thực hiện đúng và đầy đủ các phần trách nhiệm của mình. Ngân hàng đóng vai trò chủ động trong thanh toán chứ không chỉ làm trung gian đơn thuần nên mức trách nhiệm được nâng cao tối đa. Chính vì vậy, khi mở L/C VCB luôn phải đảm bảo nguồn tiền thanh toán khi có bộ chứng từ phù hợp xuất trình tại ngân hàng, nguồn tiền từ việc kí quĩ bằng tài khoản tiền gởi của khách hàng hoặc bằng sổ tiết kiệm của bên thứ ba, trường hợp khách hàng không đủ nguồn tiền để kí quĩ, VCB sẽ thẩm định tài sản đảm bảo, thế chấp và đồng thời cấp cho khách hàng một hạn mức với giới hạn tín dụng nhất định để từ đó có cơ sở đảm bảo nguồn mở L/C nhằm hỗ trợ khách hàng có cơ hội mua hàng hóa với đối tác nước ngoài, đặc biệt là đối tác mới, giao dịch lần đầu thông qua uy tín của VCB. Đối với khách hàng là người bán, VCB sẽ chiết khấu có truy đòi hối phiếu đòi nợ kèm bộ chứng từ xuất khẩu là việc mà ngân hàng sẽ mua và nhận quyền sở hữu hối phiếu nợ theo hình thức thanh toán L/C trước khi đến hạn thanh toán từ người mua hàng. Hiện VCB chỉ áp dụng chiết khấu có truy đòi khi không nhận được phía thanh toán từ nhà nhập khẩu do bộ chứng từ không phù hợp với L/C qui định. Dựa vào nhu cầu của khách hàng trong và ngoài nước, ngoài phương thức L/C theo thông lệ chung của quốc tế như: L/C chuyển nhượng, L/C confirm, L/C điều khoản đỏ… thì VCB đã không ngừng chú trọng và mở rộng nhiều sản phẩm dựa trên cơ sở về tín dụng chứng từ mà chỉ có riêng tại VCB. Cụ thể như:

Sản phẩm chiết khấu nhanh

Là sản phẩm được VCB áp dụng năm 2017 với mục tiêu hướng đến khách hàng có nhu cầu vốn ngay phục vụ quay vòng sản xuất kinh doanh, việc chiết khấu ứng trước một khoản tiền theo tỉ lệ nhất định dựa trên giá trị bộ chứng từ có thể được thực hiện mà không phụ thuộc vào kết quả kiểm tra chứng từ đối với một số KH lớn theo danh sách qui định cụ thể tại VCB, việc ra mắt sản phẩm mới này góp

phần làm tăng doanh số hoạt động tài trợ thương mại tại. Tuy nhiên, sản phẩm này VCB hiện chỉ ưu tiên áp dụng trong trường hợp chiết khấu có truy đòi.

L/C nội bộ (VILC)

Là sản phẩm mà VCB hướng tới khách hàng có giao dịch mua bán hàng hóa trong nước bằng VND hoặc bằng ngoại tệ đối với DN khu chế xuất, sản phẩm này giúp bên mua hàng có vị thế đàm phán thấp hơn bên bán hàng và cần 1 ngân hàng có uy tín bảo đảm khả năng thanh toán để mua hàng từ Bên bán. Vì thế, sản phầm VILC của VCB với mục tiêu giảm thiểu chi phí, thủ tục/thời gian xử lý để linh hoạt hơn trong quá trình thương mại mua bán hàng hóa trong nước của các doanh nghiệp hơn.

Sản phẩm L/C nội bộ được thanh toán trước hạn EPLC

Do L/C nội bộ không có sản phẩm chiết khấu, ứng trước một khoản tiền cho người bán vì VCB không thể mua lại hối phiếu do chính VCB phát hành, để đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp mua bán hàng hóa trong nước, đầu tháng 01/2015 theo quyết định 1628 của tổng giám đốc VCB ra mắt sản phẩm EPLC, sản phẩm này cho phép VCB thanh toán theo đề nghị của Người hưởng L/C trước ngày đáo hạn thanh toán của bộ chứng từ xuất trình theo L/C và cho phép miễn truy đòi. Điều này góp phần giúp các doanh nghiệp mua bán đều đăng kí mở tài khoản tại VCB để được hưởng lợi từ chính sản phẩm tiện ích này, góp phần thúc đầy phát triển hoạt động TTTM hơn tại VCB.

Sản phẩm chiết khấu L/C nội địa: VCB cho ra mắt sản phầm này năm 2016 nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp mua bán hàng hóa trong nước trên cở sở nguồn tài trợ vốn bằng VND hoặc ngoại tệ đối với các doanh nghiệp thuộc đối tượng chế xuất theo qui định của nhà nước góp phần phát triển hoạt động TTTM.

L/C UPAS-UPAS PLUS

LC UPAS là sản phẩm Thư tín dụng trả chậm được thanh toán trước hạn, VCB luôn hướng đến khách hàng nhập khẩu có nhu cầu thanh toán ngay hoặc trước hạn cho nhà xuất khẩu thông qua ngân hàng chiết khấu. Năm 2016, để linh hoạt hơn

về thời hạn thanh toán, Vietcombank cho ra mắt sản phẩm L/C Upas Plus nhằm thanh toán vào một ngày cụ thể trước ngày đáo hạn, hoặc có thể thay đổi ngày thanh toán trong quá trình đàm phán, thương lượng giữa hai bên. Sản phẩm này giúp nhà nhập khẩu có cơ hội hợp tác với những nhà xuất khẩu uy tín với mức chào giá cạnh tranh, đáp ứng nhu cầu vốn của doanh nghiệp thông qua việc chuyển L/C trả ngay thành trả chậm nhưng vẫn đáp ứng yêu cầu thanh toán trước hạn của Bên xuất khẩu, góp phần phát triển hoạt động TTTM, cụ thể như trong năm 2016 thị phần thanh toán nhập khẩu VCB đạt 15.47% trong khi năm 2015 chỉ đạt 15.35%, doanh số thanh toán nhập khẩu năm 2016 đạt 28.9 tỉ USD tăng 6.4 tỉ USD so với năm 2015 (báo cáo thường niên VCB, 2016). Thông qua sản phẩm này, Vietcombank đã khẳng đinh hơn về thế mạnh của mình thông qua việc hợp tác nhiều với NHCK là các NH lớn, có uy tín trên thế giới, cam kết thanh toán đúng hạn với mức phí cạnh tranh.

UPAS Advanced

Sản phẩm VCB tung ra vào năm 2017, là sản phẩm L/C nhập khẩu trả chậm do VCB phát hành, trong đó có điều khoản cho phép VCB có thể thực hiện thanh toán trước ngày đáo hạn bộ chứng từ cho người hưởng L/C khi bộ chứng từ đủ điều kiện thanh toán. Với sản phẩm này, khách hàng của VCB (Người đề nghị mở L/C) có nghĩa vụ hoàn trả số tiền VCB đã thực hiện thanh toán vào thời điểm đáo hạn bộ chứng từ.Sản phẩm này đáp ứng nhu cầu vốn của doanh nghiệp thông qua việc chuyển L/C trả ngay thành trả chậm, được VCB thanh toán trước hạn thay vì ngân hàng chiết khấu. Do đó, nhà nhập khẩu thể chủ động đàm phán, thương lượng phương thức thanh toán với đối tác trên cơ sở hợp tác với VCB, không phụ thuộc vào ngân hàng chiết khấu và không phải hoàn trả chí phí dịch vụ chiết khấu cho ngân hàng nước ngoài. Sản phẩm này đã góp phần thu hút các DN tham gia vào hoạt động TTTM tại VCB, cụ thể năm 2017 doanh số thanh toán nhập khẩu VCB đạt 34.2 tỉ USD tăng 5.3 tỉ USD so với năm 2016 (báo cáo thường niên VCB, 2017), góp phần tăng doanh số đáng kể và là cơ sở mấu chốt để hoạt động TTTM của VCB ngày càng lớn mạnh hơn.

- Tài trợ theo phương thức nhờ thu

Đối với nhờ thu nhập khẩu, nhà nhập khẩu sẽ ủy quyền cho VCB nhận, kiểm tra, thông báo chứng từ do ngân hàng của nhà xuất khẩu chuyển đến và thanh toán tiền theo yêu cầu của nhà xuất khẩu. Với hệ thống các ngân hàng đại lý rộng khắp trên thế giới của Vietcombank, nhà nhập khẩu sẽ nhanh chóng nhận được bộ chứng từ hàng hóa, nhà xuất khẩu sẽ được thanh toán ngay khi tài khoản của doanh nghiệp được ghi nợ giúp gia tăng uy tín với đối tác, thủ tục đơn giản, nhanh chóng, an toàn, thuận tiện, biểu phí cạnh tranh. Nhà nhập khẩu khi không đủ nguồn vốn để trang trải chi phí nhập lô hàng, VCB có thể hỗ trợ khách hàng nhận nợ vay với một hạn mức được cấp nhất định để đảm bảo nguồn nguyên vật liệu đáp ứng kịp tiến độ sản xuất. Đối với nhờ thu xuất khẩu, Nhà xuất khẩu ủy quyền cho VCB đòi tiền hộ từ nhà nhậpvới thủ tục đơn giản và thời gian đòi tiền nhanh chóng, VCB luôn đôn đốc thanh toán từ ngân hàng nước ngoài và ghi có ngay khi nhận điện báo có, VCB sẽ kiểm tra nội dung bộ chứng từ và lưu ý KH về khác biệt trên chứng từ và tư vấn nghiệp vụ nhằm giảm thiểu rủi ro và chi phí, hỗ trợ KH theo dõi hành trình của bộ chứng từ, an toàn và bảo mật thông tin. Bên cạnh đó, VCB sẽ chiết khấu có truy đòi hối phiếu đòi nợ kèm bộ chứng từ xuất khẩu là việc mà ngân hàng sẽ mua và nhận quyền sở hữu hối phiếu nợ theo hình thức thanh toán nhờ thu trước khi đến hạn thanh toán từ người mua hàng, để hỗ trợ doanh nghiệp có nguồn thu nhập ngay khi xuất hàng, đáp ứng nguồn vốn tạm thời phục vụ quá trình sản xuất, luân chuyển vốn khi chưa nhận đựơc khoản tiền thanh toán từ phía nhà nhập khẩu. Để đảm bảo tính chân thật, VCB thường yêu cầu bộ chứng từ xuất khẩu phải xuất trình toàn bộ vận đơn gốc tại ngân hàng. Vì vận đơn là chứng từ xác nhận quyền sở hữu hàng hóa, cho phép người nắm giữ bản gốc vận đơn sở hữu lô hàng, nhận hàng khi chứng từ cập cảng. Bộ chứng từ vận đơn gốc sẽ là tài sản cầm cố để làm căn cứ ngân hàng tài trợ và đảm bảo rẳng khi người mua nhận hàng thì họ sẽ có cơ sở để thanh toán và trả tiền theo chỉ dẫn của nhờ thu.

- Phương thức bao thanh toán: có 2 loại bao gồm bao thanh toán thường và bao thanh toán chuyên biệt.

ao thanh toán thường

VCB hướng tới khách hàng có khoản phải thu thời hạn thanh toán tối đa 180 ngày, nhu cầu của khách hàng luôn muốn mở rộng sản xuất kinh doanh và thực tế tìm kiếm đối tác rất khó khăn, do các doanh nghiệp Việt Nam có vị thế yếu trên thị trường thương mại quốc tế. Bên bán hàng với mong muốn được gia tăng cơ hội bán hàng, khả năng đàm phán với đối tác khi bên mua được mua hàng trả chậm, các đối tác mua hàng không còn chấp nhận thanh toán bằng phương thức L/C, bên bán hàng với phương thức chuyển tiền trả chậm theo yêu cầu của Bên mua và bên bán không có vốn để đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh theo phương thức chuyển tiền trả chậm. Sản phẩm bao thanh toán tại VCB ra đời đã đáp ứng mọi nhu cầu khó khăn của 2 bên bán hàng và bên mua hàng. VCB đã ứng trước khoản tiền để đáp ứng nhu cầu vốn sản xuất kinh doanh và là ngân hàng đứng là đảm bảo rủi ro tín dụng bên mua khi bên bán lo lắng không nhận được khoản tiền thanh toán từ người mua đồng thời bên bán không phải mất nhiều thời gian để theo dõi công nợ, thu nợ của doanh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hoạt động tài trợ thương mại tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam (Trang 60 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)