9. Kết cấu của đề tài
1.2.1 Các nhân tố xuất phát từ phía ngân hàng
Hiện nay, hàng loạt các sản phẩm tương tự nhau được đưa ra từ các ngân hàng thương mại, sự lựa chọn đa dạng của KH sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó uy tín cũng sẽ là trở thành các tiêu chí so sánh trong việc lựa chọn đối tượng hợp tác từ phía khách hàng. Theo Mỹ Hà (2018), một ngân hàng có uy tín lớn sẽ là ngân hàng tạo niềm tin từ các doanh nghiệp, là một thế mạnh vững chắc cho các ngân hàng phát triển các hoạt động như huy động vốn, cho vay và trong đó có hoạt động tài trợ thương mại. Sự uy tín được đánh giá dựa trên năng lực tài chính, uy tín truyền thông và sự hài lòng của khách hàng với các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng. Sự uy tín đã chiếm được trái tim của khách hàng, thương hiệu có được là nhờ chữ tín và cũng chính chữ tín làm nên thương hiệu. Trong hoạt động tài trợ thương mại, thì uy tín và thương hiệu của ngân hàng đóng vai trò cực kì quan trọng, không chỉ tính trong phạm vi quốc gia, mà nó còn được các tổ chức xếp hạng tín dụng quốc tế xem xét và phân loại để yêu cầu đối tác của mình phải lựa chọn ngân hàng giao dịch thanh toán, chuyển tiền quốc tế. Dưới sự chọn lựa của các đối tác nước ngoài, sẽ góp phần quan trọng trong việc phát triển hoạt động TTTM cũng như các mảng hoạt động khác tại ngân hàng. Chính vì vậy, các NHTM cần xây dựng uy tín và thương hiệu riêng cho mình như: đa dạng hóa các danh mục sản phẩm, tăng khả năng thanh toán, xây dựng chính sách hợp lí, xử lí kĩ thuật nhanh chóng, đào tạo chuyên môn, thái độ phục vụ của các các bộ nhân viên ngân hàng ngày một tốt hơn.
1.2.1.2 Chính sách, sản phẩm tài trợ thương mại
Dưới sự cạnh tranh xuất phát từ sự tự do hóa về kinh tế ngày càng sâu rộng, sự gia tăng về số lượng các đối tác không chỉ trong nước mà còn ở ngoài nước. Để đáp ứng nhu cầu giữa người mua và ngưới bán thì phương thức thanh toán là một trong những điều kiện cơ bản trong sự thỏa thuận giữa các bên tham gia thương mại.Vì thế, những điều khoản linh hoạt trong thanh toán đã trở thành một phần tất yếu trong mọigiao dịch mua bán.Khi tham gia vào hoạt động thương mại, các doanh nghiệp luôn mong muốn nhận được sự hỗ trợ về nhiều phía để nâng cao khả năng cạnh tranh của mình. Chính vì thế, hoạt động tài trợ thương mại là điều tất yếu không thể thiếu, và chính sách tài trợ thương mại cũng như các danh mục sản phẩm
là một nhân tố quan trọng trong việc đưa ra các qui định, qui chế tài trợ. Dựa trên các sản phẩm linh hoạt, đáp ứng nhu cầu của khách hàng trong từng thời điểm và trường hợp giao dịch khác nhau, sự chuẩn bị kĩ lưỡng trong việc đưa ra chính sách là sự chuẩn bị sẵn sàng các phương tiện tài chính và thay thế về mặt tài chính (vay tín dụng) để hoàn tất nghĩa vụ thanh toán và sản xuất trong quan hệ đối ngoại cũng như đảm bảo các quá trình thanh toán liên quan đến khả năng thanh toán của khách hàng. Theo Ngô Thị Quyên và Phạm Huyền Trang (2016), ngân hàng áp dụng chính sách tài trợ thương mại hợp lý, hiệu quả, tạo niềm tin cho khách hàng, mang lại sự hài lòng trong việc sử dụng, lựa chọn về các sản phẩm và dịch vụ tại ngân hàng sẽ là mấu chốt cần thiết để duy trì phát triển mối quan hệ với khách hàng ngày một vững mạnh hơn.
1.2.1.3 Năng lực, khả năng cho va của ngân hàng
Theo Hà Thị Thu Phương (2018), khi các ngân hàng có năng lực tài chính vững mạnh thì mới đảm bảo hoạt động kinh doanh ổn định, đáp ứng được nhu cầu vay vốn từ phía khách hàng để từ đó nền kinh tế cũng sẽ tăng trưởng vững chắc, yếu tố tài chính quan trọng nhất của ngân hàng thương mại phụ thuộc vào nhiếu yếu tố như vốn pháp định, quĩ dự trữ, khả năng huy động động vốn từ bên ngoài.
Nếu doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn sản xuất kinh doanh, đặc biệt là nguồn tài trợ vốn để xuất nhập khẩu hàng hóa thì các ngân hàng luôn phải đối mặt với cạnh tranh và đòi hỏi phải có chính sách huy động vốn hiệu quả và đặc biệt là cần phải đủ nguồn ngoại tệ để đáp ứng nhu cầu thanh toán ra nước ngoài tiền nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ phục vụ cho phương án sản xuất, kinh doanh hàng hóa xuất khẩu của các doanh nghiệp.Vì thế, các NHTM luôn phải đảm bảo năng lực, khả năng cho vay để luôn đáp ứng kịp thời nhu cầu của KH là điều đang được quan tâm hàng đầu tại các ngân hàng hiện nay.
1.2.1.4 Nguồn khách hàng tiềm năng
Khách hàng là thành phần có vị trí hết sức quan trọng trong việc tồn tại và phát triển của ngân hàng. Trong các hoạt động của ngân hàng nói chung, khách hàng là người vừa tham gia trực tiếp vào quá trình cung ứng sản phẩm dịch vụ ngân
hàng, vừa trực tiếp sử dụng và hưởng thụ sản phẩm dịch vụ đó. Theo Joel Vaslow (2018), khách hàng là kênh truyền tải thông tin và nhanh chóng, quan trọng nhất trong chiến lược phát triển sản phẩm của ngân hàng. Vì vậy, nhu cầu mong muốn và cách thức đưa ra sản phẩm của ngân hàng là một yếu tố quyết định cả về số lượng, kết cấu, chất lượng và mang lại kết quả hoạt động của ngân hàng. Ngân hàng cần phải tìm hiểu nhu cầu để từ đó phân định rõ mong muốn mà khách hàng đang tìm kiếm, đáp ứng kịp thời, xây dựng nhóm khách hàng tiềm năng để tạo một mối quan hệ vững chắc, lâu dài. Với nền tảng như vậy, sẽ góp phần không nhỏ trong hoạt đông mua bán ngoại tệ phục vụ thanh toán xuất nhập khẩu hàng hóa, đáp ứng đadạng nhu cầu ngoại tệ, khách hàng linh hoạt trong việc sử dụng phương thức thanh toán quốc tế tại ngân hàng để từ đó hoạt động tài trợ thương mại phát triển ngày một mạnh mẽ và bền vững hơn.
1.2.1.5 Mạng lưới, hệ thống các ngân hàng đại lý
Các NHTM Việt Nam trong giai đoạn vừa qua, một số ngân hàng đã chủ động tiến hành, đưa ra các biện pháp nhằm tăng cường năng lực cạnh tranh của mình, trong đó các NHTM Việt Nam cũng tích cực phát triển số lượng ngân hàng đại lý nhằm tăng cường sự hiện diện tại nước ngoài để có thể năng cao chất lượng phục vụ cho các khách hàng trong nước và ngoài nước.
Việc phát triển ngân hàng đại lý là điều rất cần thiết, tất cả các ngân hàng khi thực hiện nghiệp vụ thanh toán quốc tế đều cần có ngân hàng đại lý ở nước ngoài và có sự thỏa thuận giữa họ với nhau trong thương mại mang tính chất hai chiều, trong đó ngân hàng này mở tài khoản và duy trì số dư ở ngân hàng kia (Thanh Hằng, 2018). Thiết lập mối quan hệ đại lý tốt sẽ giúp các ngân hàng phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế, giảm thiểu chi phí hoa hồng, thời gian xử lí giao dịch. Vì vậy, khách hàng khi giao dịch với ngân hàng có quan hệ đại lý rộng với nước ngoài họ sẽ nhận được quyền lợi và ưu đãi. Khi các ngân hàng có quan hệ đại lý với nhau, nghiệp vụ ngân hàng đại lý sẽ đơn giản hóa rất nhiều so với các dịch vụ mà các ngân hàng khác không có quan hệ đại lý và cũng là nơi đáng tin cậy để giao dịch, thăm dò thông tin, hỗ trợ qua lại. Vì vậy, ngân hàng đại lý là một yếu tố quan
trọng trong việc phát triển hoạt động tài trợ thương mại trong việc thu hút khách hàng cũng như tài trợ vốn cho các doanh nghiệp thông qua việc mua bán xuất nhập khẩu hàng hóa, đáng tin cậy hơn khi giao dịch được thực hiện thông qua các ngân hàng đã có quan hệ đại lý với nhau
1.2.1.6 Hệ thống công nghệ thông tin
Trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay buộc phải hội tụ nhiều công nghệ, trong đó cốt lõi là công nghệ thông tin, hệ thống mạng máy tính và các chương trình ứng dụng tại ngân hàng cần phải được liên kết chặt chẽ, linh hoạt, luôn đáp ứng nhu cầu một nhanh chóng từ phía khách hàng. Hệ thống công nghệ thông tin không chỉ phục vụ cho công việc của ngân hàng mà còn là một kênh hỗ trợ đắc lực cho sự phát triển triển hoạt động tài trợ thương mại. Một giao dịch được xử lí nhanh chóng, không bị tắc nghẽn sẽ là một cơ hội để thu hút khách hàng sử dụng sản phẩm của ngân hàng trong đó có hoạt động TTTM.