9. Kết cấu của đề tài
3.1.5 Nâng cao chất lượng bán hàng của các cán bộ nhân viên
Hoạt động kinh doanh của ngân hàng nói chung và hoạt động tại trợ thương mại nói riêng về lâu dài ngày càng mở rộng, để đạt hiệu quả và chất lượng cao, thì cần hơn nữa có sự hợp tác,có trình độ chuyên môn cũng như có tâm với nghề nghiệp của tập thể cán bộ nhân viên VCB. Các cán bộ cần không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụvà cần có cơ bản các kĩ năng sau:
ĩ năng bán hàng: cần phải mở một khóa đào tạo đối với cán bộ tín dụng cũng như thanh toán viên bộ phận TTTM để có những kỹ năng nhất định về Marketing thu hút khách hàng, nắm vững nghiệp vụ tín dụng, thanh toán quốc tế để có thể giới thiệu các sản phẩm thương mại phù hợp với ngành nghề kinh doanh, cương vị mua bán của KH theo từng thời điểm, cũng như đưa ra các sản phẩm tài trợ với chất lượng tốt phù hợp với sản phẩm thanh toán quốc tế hơn.
Kỹ năng phân tích: Ngoài các buổi khóa đạo tạo, VCB cần mở các cuộc thi nghiệp vụ mỗi bộ phận để kiểm tra khả năng phân tích, khai thác dữ liệu, mức độ nhanh nhạy từ các cán bộ nhằm củng cố trau dồi kịp thời giúp phát huy khả năng phântích và khai thác các khía cạnh khác nhau từ KH để phục vụ tốt công tác tài trợ thương mại.
Kỹ năng đàm phán với Khách hàng: Các cán bộ ngân hàng phải luôn cập nhật tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, để chủ thương lượng tư vấn với khách hàng về các vấn đề liên quan tới việc tuân thủ các điều khoản đã qui định trong thể lệ cho vay để khoản vay, tài trợ khi mở LC, chiết khấu bộ chứng từ cũng như ứng trước khoản bao thanh toán xuất khẩu để được tiến hành trong điều kiện tốt nhất.
Để có được những kí năng trên, ngoài việc mở các lớp tập huấn, các cuộc thi kiểm tra năng lực VCB cũng cần phải luôn trau dồi về ngoại ngữ, qui trình thông lệ quốc tế để cán bộ tự tin tư vấn với khách hàng nước ngoài hơn.
3.1.6 Xây dựng nền tảng khách hàng đa ạng và vững chắc
Một yếu tố quan trọng quyết định thành công của ngân hàng chính là khách hàng. Ngân hàng là nơi tạo ra giá trị cho khách hàng, khách hàng mới nuôi sống Ngân hàng. Khách hàng là đối tượng doanh nghiệp cần hướng tới để phục vụ hết mình và tạo ra những sản phẩm tốt nhất. Vì thế, khách hàng luôn là yếu tố đứng đầu quyết định cơ cấu, qui mô nguồn vốn, sử dụng vốn và quyết định thành công của một ngân hàng. Trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 diễn ra mạnh mẽ, tỷ lệ người dùng Internet và smartphone rất cao, trở thành ngân hàng số 1 trong việc phát triển dịch vụ luôn là xu hướng mà các ngân hàng Việt Nam luôn muốn hướng đến trong đó có hoạt động TTTM.
Định hướng và phân khúc ngành nghề doanh nghiệp: Để luôn duy trì số lượng KH hiện tại và tăng nguồn khách hàng tiềm năng, tăng số lượng khách hàng có nhu cầu vốn tham gia hoạt động xuất nhập khẩu, Vietcombank cần phải định hướng và phân khúc ngành hàng của khách hàng, đặc biệt ngành hàng kinh doanh nông nghiệp như khoai, sắn... VCB cần xác định rõ giới hạn tín dụng đối với từng khách hàng trên cơ sở phù hợp với tình hình thanh toán, từng ngành hàng đảm bảogiới hạn tín dụng luôn đủ và có tính tới các yếu tố rủi ro, phù hợp nhằm giúp các doanh nghiệp có cơ hội phát triển sản xuất kinh doanh.
Tập trung phân khúc khách hàng theo từng khu vực kinh tế trong nước: để từ đó xây dựng chính sách tổng hợp, cho từng nhóm khách hàng nhằm đưa ra chính sách tín dụng, lãi suất cho vay, tỉ giá, biểu phí ưu đãi…luôn cập nhật, nắm bắt nhu cầu, tiếp nhận thông tin phản hồi của khách hàng trong từng khu vực kinh tế trọng điểm và chuyển tải thông tin đến bộ phận phát triển sản phẩm nhẳm phục vụ cải tiến, nâng cấp, phát triển mới sản phẩm, thiết kế sản phẩm đặc thù cho khách hàng ngày một hiệu quả hơn.
Để tập trung phân khúc khách hàng ngày càng đa dạng và hiệu quả, VCB cần xây dựng chiến lược Marketing mang tính toàn diện cho toàn hệ thống bằng việc đẩy mạnh quảng bá hình ảnh, thông tin về ngân hàng mình đến với đông đảo tầng lớp nhân dân đặc biệt là những khu vực vùng xâu vùng xa, tiếp cận với các doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế bằng các phương tiện quảng bá khác nhau, cần lựa chọn hình thức phù hợp theo từng đối tượng, từng khu vực cụ thể như: trực tiếp tìm đến khách hàng, giới thiệu các tiện ích và hoạt động TTTM của VCB trên từng chi nhánh thông qua các Bộ, Ban, Ngành tham gia để tìm kiếm, giới thiệu với khách hàng tại các chương trình hội thảo, ngày hội việc làm đặc biệt các hội thảo liên quan đến họat động xuất nhập khẩu, VCB cần giới thiệu kỹ các thủ tục, điều kiện vay vốn và chính sách tài trợ xuất nhập khẩu qua các phương tiện truyền thông như đài phát thanh, truyền hình, viết bài, đăng tin trên các báo với số lượng phát hành lớn trên địa bàn như: Tuổi trẻ, Thanh niên, VN Express… VCB cần tích cực cho nhân viên tham gia vào các phong trào đoàn khối doanh nghiệp của tỉnh, thành phố đó cũng là việc tận khai thác có hiệu quả nhằm mọi người biết đến đặc biệt các doanh nghiệp thuộc khu vực có khoảng cách địa lí xa nhằm biết đến sản phẩm của VCB hơn.
3.1.7 Xây dựng hệ thống công nghệ hiện đại
Khi các ngân hàng đưa ra mức lãi suất, sản phẩm dịch vụ tương tự và lợi ích giống nhau, thì công nghệ hiện đại sẽ trở thành yếu tố then chốt trong cuộc chạy đua tìm kiếm khách hàng. Không chỉ VCB mà hầu như các ngân hàng cũng gặp phải vấn đề về cơ sở vật chất cũng như công nghệ hiện đại. Để bắt kịp tiêu chuẩn và có khả năng cạnh tranh với các ngân hàng trong nước, đặc biệt là ngân hàng nước ngoài, VCB cần phải triển khai hệ thống công nghệ thông tin như sau:
- Xây dựng hệ thống giao dịch online, hỗ trợ truy vấn thông tin bảo lãnh, L/C, thời hạn thanh toán bộ chứng từ và hạn thanh toán nguồn tài trợ khi đến hạn.
- Xây dựng hệ thống dữ liệu Swift nội bộ trên internet banking để KH chủ động theo dõi điện Swift L/C, cho biết giao dịch đã đi điện thành công hay chưa?
- Tạo sự liên kết giữa các phần mềm giao dịch mềm TF inquiry và sharepoint nhằm tránh phân tán dữ liệu, truy vấn trên nhiều cổng thông tin gây tắc nghẽn, mất thời gian và ảnh hường đến hiệu quả trong công việc.
- Triển khai giao dịch cổng điện tử cho KH upload dữ liệu hồ sơ scan trên giao diện trực tuyến và tích hợp với các chương trình tại Thanh toán viên để lấy dữ liệu thông tin trong quá trình hạch toán, xử lí chứng từ, tiết kiệm thời gian giao dịch cho các bên tham gia TTTM.
- Luôn có một đội ngũ công nghệ thông tin chuyên nghiệp trong từng chi nhánh kết hợp với các phòng ban đề án công nghệ tại trụ sở chính để xử lí một cách nhạy bén về truyền tải thông tin dữ liệu một cách nhanh nhất, không bị trì hoãn, lỗi mạng ảnh hưởng đến giao dịch TTTM tại VCB.
Đẩy mạnh tiến độ ứng dụng công nghệ tin học vào hoạt động ngân hàng, một phần góp phần phát triển kinh tế của đất nuớc, một phẩm đảm bảo nâng cao hiệu quả họat động tài trợ thương mại. Vì vậy, VCB cần phải khắc phục và xây dựng một hệ thống hiệu công nghệ với nhiều tính năng, hạn chế thời gian giao dịch, ngày một hiệu quả hơn góp phần cho hoạt động tài trợ thương mại ngày một phát triển.
3.2 Kiến nghị
3.2.1 Kiến nghị đối với chính phủ và các cơ quan nhà nước
Hoạt động xuất nhập khẩu đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu tăng trưởng và phát triển kinh tế thực hiện sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Do vậy, để đảm bảo cho hoạt động XNK thông suốt, Chính phủ và các cơ quan nhà nước cần thực hiện các chính sách sau:
Tiếp tục hoàn thiện chính sách thuế, hải quan phù hợp với yêu cầu thực tế của các doanh nghiệp: Chính sách và thủ tục hành chính về thuế và hải quan đòi hỏi phải liên tục được hoàn thiện, cập nhật kịp thời cho phù hợp với yêu cầu thực tế vì các doanh nghiệp hiện nay tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu rất đa dạng. Do đó, trong quá trình áp dụng các qui định của chính sách và thủ tục hành chính vào thực tiễn không tránh khỏi có các khó khăn, vướng mắc. Bộ Tài
chính cần phảỉ luôn lắng nghe những ý kiến đóng góp từ phía các doanh nghiệp để tiếp tục hoàn thiện chính sách, đồng thời giải đáp, tạo điều kiện tháo gỡ khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp về thủ tục hành chính, chính sách thuế và hải quan, thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, góp phần phát triển hoạt động TTTM tại ngân hàng.
Tạo môi trường kinh doanh ổn định cho hoạt động tại ngân hàng: Tăng cường công tác giám sát, công tác thông tin báo cáo, chế độ hạch toán kinh doanh của các doanh nghiệp đảm bảo tuân thủ nghiêm ngặt pháp lệnh kế toán thống kê để tránh tình trạng thất thu thuế như cùng một doanh nghiệp mà những báo cáo nộp ngân hàng ngân hàng đều có lãi nhưngnộp cho ngành thuế lại ghi là thua lỗ hoặc mức lợi nhuận thấp. Cần tách bạch chức năng quản lý, giám sát của một số cơ quan nhà nước với chức năng kinh doanh, xoá bỏ những ưu đãi đối với các doanh nghiệp Nhà nuớc trong việc cấp vốn, vay vốn ngân hàng.
Huy động nguồn vốn phục vụ cho hoạt động tài trợ thương mại: hoạt động xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp ngày càng bành trướng, để đảm bảo nguồn vốn lớn cho hoạt động này, ngoại nguồn vốn bổ sung trong nước thì thu hút vốn quốc tế thực sự rất quan trọng và cấp bách. Chính phủ có thể thu hút vốn quốc tế từ các nguồn: môt là tín dụng nhà nước được ký kết bằng các hiệp định giữa các chính phủ. Hai là tín dụng từ các tổ chức cho vay dành cho chính phủ nước đi vay những điều kiện thuận lợi như Ngân hàng thế giới (WB), Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng phát triển châu Á (ADB)… trong đó các tổ chức này dành cho nước hội viên những điều kiện ưu đãi theo qui định trong qui chế của tổ chức. Trong những năm qua chúng ta nhận được khối lượng vốn đáng kể từ các nguồn vốn ODA, vay tài chính, thương mại.. Để tăng khả năng thu hút các nguồn vốn từ bên ngoài, chính phủ cần ổn định chính trị, kinh tế, tăng lòng tin cho các nhà tài trợ, xây dựng hệ thống pháp luật và cơ chế chính sách liên quan đầy đủ, đồng bộ thông thoáng và phù hợp với thông lệ quốc tế cho họat động xuất nhập khẩu.
Hoàn thiện cơ chế chính sách điều chỉnh tỷ giá: Để có một chính sách tỷ giá linh hoạt tạo điều kiện phát triển cho hoạt động tài trợ thương mại tại các NHTM, NHNN cần phải thực hiện hệ thống các giải pháp sau:
Một là, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục kiên định và nhất quán thực hiện chủ trương điều hành tỷ giá linh hoạt, theo hướng thị trường, chủ động can thiệp khi cần thiết. Trong giai đoạn trước mắt, các biện pháp quản lý hành chính thị trường ngoại tệ còn cần thiết, nhưng về lâu dài cần phải nới lỏng từng bước theo hướng tôn trọng thị trường và NHNN nên chủ động can thiệp bằng các công cụ gián tiếp tránh xảy ra các cú sốc cho nền kinh tế.
Hai là, nâng cao hiệu quả hoạt động của thị trường ngoại tệ liên ngân hàng. Muốn vậy, NHNN cần phải thu hút nhiều ngân hàng tham gia để tăng doanh số giao dịch giúp cho thị trường hoạt động sôi động. NHNN cần thực thi đúng vai trò là người mua bán cuối cùng trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng để có tác động kịp thời lên thị trường ngoại hối theo cơ chế thị trường. Ngoài ra, NHNN cũng cần kết nối thị trường tiền tệ trong nước với thị trường tiền tệ quốc tế nhằm tiếp cận các thông lệ quốc tế trong kinh doanh tiền tệ.
Ba là quản lý tốt dự trữ ngoại hối, tăng tích lũy ngoại tệ. Đây là một trong những giải pháp quan trọng góp phần nâng cao hiệu quả điều hành thị trường ngoại hối trong điều kiện NHNN áp dụng cơ chế điều hành tỷ giá linh hoạt theo cơ chế thị trường
Đưa ra chính sách l i suất hợp lí: Nhà nước cần tiếp tục hoàn thiện chính sách lãi suất tạo một hành lang lãi suất cạnh tranh, có chính sách lãi suất ưu đãi với những mặt hàng xuất nhập khẩu theo từng khu vực cần khuyến khích để phát triển. Việc điều chỉnh lãi suất cho phù hợp với tình hình kinh tế xã hội không nên diễn ra qua nhiều trong cùng một khỏang thời gian, điều này sẽ gây ảnh hưởng đến tâm lý của những người gởi tiền, ảnh hường đến nguồn vốn và lợi nhuận của ngân hàng.
Thanh tra, kiểm tra giám sát: Tăng cường thanh tra, kiểm tra giám sát từ phía kiểm toán nhà nước hằng quí, hằng năm để đảm bảo các ngân hàng thương mại thực hiện đúng qui định trong Luật ngân hàng nhằm đảm bảo tính ổn định trong họat động kinh doanh của NHTM trong nước cũng như tuân thủ các nguyên tắc quốc tế trong họat động tài trợ thương mại.
Nâng cao hiệu quả hoạt động của trung tâm thông tin tín dụng Ngân hàng Nhà nước (CIC):cần phải theo dõi thường xuyên các tổ chức tín dụng có luôn luôn cập nhật các khách hàng có vay vốn hay không? Vì CIC hiện là Trung tâm cung cấp những thông tin đầy đủ nhất về tình hình tín dụng của khách hàng. Ngân hàng nhà nước có qui định bắt buộc các NHTM thực hiện chế độ báo cáo chính xác và thường xuyên hơn nữa để đảm bảo tính khách quan cho các NHTM theo dõi và đánh giá tình hình tài chính của khách hàng để từ đó đưa ra quyết định cho vay một cách hiệu quả và chính xác hơn.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Trong khuôn khổ nghiên cứu của đề tài, Chương 3tác giả đã đề xuất các giải pháp nhằm phát triển hoạt động TTTM tại Vietcombank như giải pháp về vốn, đa dạng hóa sản phẩm TTTM, xây dựng uy tín và phát triền thương hiệu VCB, hoàn thiện hệ thống tổ chức hoạt động TTTM, và một số giải pháp hỗ trợ khác như công nghệ, cơ sở vật chất, đào tạo nhân sự... Bên cạnh đó, tác giả cũng đưa ra một số kiến nghị với ngân hàng nhà nước, chính phủ nhằm hỗ trợ tốt hơn cho việc phát triển hoạt động TTTM tại Vietcombank.
KẾT LUẬN CHUNG
Toàn bộ luận văn bố cục gồm 3 chương. Trong đó, chương 1 tác giả đã chuyển tải những lý luận cơ bản có chọn lọc về hoạt động tài trợ hoạt động TTTM tại NHTM bao gồm những vấn đề chủ yếu như: khái niệm, phân loại hoạt động tài trợ thương mại, các nhận tố tác động ảnh hưởng đến hoạt động TTTM và một số kinh nghiệm từ các ngân hàng. Nội dung đã đưa ra các chỉ tiêu, cách tính toán để có cơ sở đánh giá sự phát triển hoạt động TTTM tại chương 2.
Chương 2, tác giả đã phân tích đánh giá thực trạng hoạt động tài trợ thương mại của VCB trong khoảng thời gian 5 năm từ 2013-2017. Trên cơ sở phân tích thực trạng, tác giả đã nêu lên được những kết quả đạt được và nguyên nhân còn tồn đọng trong hoạt động TTTM tại VCB
Chương 3, trên cơ sở những thực trạng đã nêu ở chương 2, tác giả đã đưa ra giải pháp với mong muốn khắc phục những nguyên nhân còn tồn đọng và đồng thời đưa ra giải pháp, kiến nghị với cơ quan Chính Phủ, ngân hàng Nhà Nước nhằm mục