Thảo luận kết quả nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của các nhân tố kinh tế vĩ mô đến lợi suất cổ phiếu ngân hàng trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 62 - 66)

4. 3.2 Kết quả phân tích ma trận tương quan

4.4. Thảo luận kết quả nghiên cứu

Kết quả từ mô hình DGMM cho thấy tỉ lệ lạm phát có tác động ngƣợc chiều đến lợi suất cổ phiếu ngân hàng là phù hợp với diễn biến thực tế và lý thuyết kinh tế. Sau đây ta sẽ phân tích một số lý giải cho ảnh hƣởng của lạm phát đến lợi suất cổ phiếu ngân hàng thời gian qua. Cụ thể, có 2 cơ chế khiến lạm phát có thể ảnh hƣởng mạnh đến cung cầu và hành vi giao dịch cổ phiếu ngân hàng trên thị trƣờng.

54

Thứ nhất, lạm phát có thể tác động trực tiếp đến tâm lý của nhà đầu tƣ và giá trị các khoản đầu tƣ trên TTCK. Lạm phát tăng là một trong những biểu hiện bất ổn của nền kinh tế. Do vậy, lạm phát tăng cao có thể dẫn tới nguy cơ khủng hoảng niềm tin vào nền kinh tế nhất là khi Chính phủ tỏ ra bất lực trong việc kiềm chế lạm phát leo thang. Nó làm xuất hiện tâm lý bầy đàn trong việc bán tháo cổ phiếu do khủng hoảng niềm tin. Hậu quả là cung cổ phiếu ngân hàng lớn gấp nhiều lần so với cầu và thị trƣờng diễn ra tình trạng kém thanh khoản nghiêm trọng. Điều này càng trở nên hiện thực khi các nhà đầu tƣ cảm thấy sự mất mát trên TTCK do giá trị của các khoản vốn đầu tƣ vào chứng khoán của họ đã bị giảm đi về mặt giá trị tƣơng đối so với môi trƣờng khi lạm phát chƣa tăng. Tất cả làm cho thị trƣờng cổ phiếu ngân hàng càng trở nên kém hấp dẫn hơn các hình thức đầu tƣ khác nhƣ gửi tiết kiệm do lãi suất đã đƣợc tăng để đảm bảo lãi thực trên hệ thống ngân hàng hoặc so với đầu tƣ vào vàng do sức tăng giá của vàng lớn hơn với vai trò là nơi trú ẩn an toàn trong môi trƣờng bất ổn kinh tế. Có lẽ hiện thực này đã diễn ra ở giai đoạn cuối năm 2009 với những biểu hiện rất rõ nhƣ lạm phát tăng đáng kể, lãi suất trên thị trƣờng tiền tệ tăng cao, giá vàng leo lên các mức kỉ lục lịch sử và thị trƣờng cổ phiếu ngân hàng nhìn chung đi xuống.

Thứ hai, lạm phát thị trƣờng tăng cao sẽ ảnh hƣởng tiêu cực đến thị trƣờng cổ phiếu ngân hàng thông qua mô hình định giá cổ phiếu Gordon nhƣ sau:

0 1 0 (1 ) E E Div g Div P k g k g     

Trong đó P0: giá cổ phiếu thời kì đầu

Div0, Div1: cổ tức thời kì đầu và cuối kE: lợi suất yêu cầu khi đầu tƣ vào cổ phiếu

g: tỉ lệ tăng trƣởng cổ tức hằng năm của doanh nghiệp

Do việc thực hiện CSTT thắt chặt để kiềm chế lạm phát, lãi suất trên thị trƣờng có xu hƣớng tăng. Lãi suất danh nghĩa khi gửi tiền vào hệ thống ngân hàng sẽ tăng, nhà đầu tƣ cổ phiếu ngân hàng sẽ khó chấp nhận một mức lợi suất đầu tƣ vào cổ phiếu ngân hàng thấp (kE) do vậy chênh lệch giữa lợi suất đầu tƣ và tỉ lệ tăng

55

trƣởng của ngân hàng kE – g tăng lên do đó giá cổ phiếu ngân hàng giảm kéo theo lợi suất ngân hàng giảm. Mặt khác khi lạm phát và lãi suất tăng gây khó khăn cho các khách hàng vay cũng kéo theo tốc độ tăng trƣởng của ngân hàng chắc chắn sẽ bị ảnh hƣởng xấu theo hƣớng giảm đi do lợi nhuận kì vọng giảm. Hệ quả điều này cũng là kE – g tăng lên và dẫn tới xu giảm xuống của giá cổ phiếu ngân hàng, lợi suất cổ phiếu ngân hàng giảm.

Nhƣ vậy, trong môi trƣờng lạm phát tăng cao, giao dịch trên thị trƣờng cổ phiếu ngân hàng nhìn chung bị ảnh hƣởng tiêu cực.

Cũng theo mô hình DGMM, cung tiền M2 tác động cùng chiều đến lợi suất cổ phiếu ngân hàng. Đây là một kết quả phản ánh đúng diễn biến thực tế nhƣ đã phân tích ở mục 4.2. Rõ ràng rằng, một tài sản đầu tƣ cho dù tốt nhƣng không thay đổi dòng tiền đầu tƣ vào nó thì sẽ không làm thay đổi giá cổ phiếu và lợi suất cổ phiếu là bằng 0. Việc tăng trƣởng cung tiền M2 sẽ có thể làm tăng dòng tiền đổ vào cổ phiếu ngân hàng. Điều này làm tăng giá cổ phiếu ngân hàng đẩy lợi suất cổ phiếu ngân hàng gia tăng. Một lý giải khác là, khi cung tiền M2 sẽ tạo tâm lý tốt cho các nhà đầu tƣ vì họ kì vọng rằng Nhà nƣớc đang thực hiện chính sách tiền tệ nới lỏng nhằm kích thích tăng trƣởng kinh tế. Sự gia tăng đầu tƣ vào cổ phiếu ngân hàng cũng sẽ làm lợi suất cổ phiếu ngân hàng tăng lên.

Nhƣng lợi suất thị trƣờng mới là yếu tố tác động mạnh nhất đến lợi suất cổ phiếu ngân hàng. Điều này cũng dễ hiểu vì cổ phiếu ngân hàng là một thành phần của TTCK và không thoát khỏi quy luật chung. Sự thay đổi của chỉ số VN-Index cũng đã phản ánh đầy đủ tất cả những thông tin kinh tế vĩ mô, tâm lí nhà đầu tƣ, chính sách của Nhà nƣớc…Mỗi khi thị trƣờng chung lên xuống thì lập tức cổ phiếu ngân hàng cũng thay đổi theo.

Việc lãi suất và tỷ giá VND/USD không tác động đến lợi suất cổ phiếu ngân hàng là phù hợp với diễn biến thực tế giai đoạn 2007 – 2015. Theo quan điểm của bản thân tác giả sở dĩ nhƣ vậy vì nhìn chung trong những năm qua, NHNN luôn chủ động dùng mọi biện pháp để ổn định lãi suất và tỷ giá nên chƣa có sự biến động lớn trong 2 nhân tố vĩ mô này và vì vậy, nó chƣa đủ sức tạo ra sự thay đổi trong dòng

56

tiền đổ vào cổ phiếu ngân hàng. Sức hấp dẫn từ TTCK vẫn lớn hơn so với sức hấp dẫn của việc gửi tiết kiệm hay đầu tƣ vào ngoại tệ, thậm chí cho dù các nhà đầu tƣ vẫn còn chƣa quên bài học nặng nề về sự tăng trƣởng nóng của TTCK những năm 2007 – 2008.

Mô hình PMG bổ sung thêm cho ta hiểu về tác động của các nhân tố kinh tế vĩ mô đến lợi suất cổ phiếu ngân hàng trong ngắn hạn và dài hạn. Theo đó, lạm phát chỉ có tác động đến lợi suất cổ phiếu ngân hàng trong dài hạn vì độ trễ của CSTT còn cung tiền M2 và lợi suất thị trƣờng vẫn là những nhân tố tác động mạnh đến cổ phiếu ngân hàng. Trong ngắn hạn, sự thay đổi lãi suất vẫn có thể gây ra tác động tức thời đến lợi suất cổ phiếu ngân hàng nhƣng về dài hạn thì không.

Kết luận chƣơng 4

Mặc dù ra đời vào những thời điểm khác nhau, với những đặc trƣng khác nhau nhƣng nhìn chung các cổ phiếu ngân hàng đều chịu tác động ít nhiều từ các nhân tố kinh tế vĩ mô. Các kết quả nghiên cứu từ diễn biến thực tế giai đoạn 2007 – 2015 và kết quả phân tích thực nghiệm là hoàn toàn trùng khớp. Cụ thể, tỉ lệ lạm phát có tác động ngƣợc chiều trong dài hạn còn cung tiền M2 và lợi suất thị trƣờng có tác động cùng chiều trong khi lãi suất và tỷ giá VND/USD không tác động đến lợi suất cổ phiếu ngân hàng trong dài hạn.

57

CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ

Chƣơng này nêu kết luận từ kết quả nghiên cứu thông qua so sánh với các kết quả từ các nghiên cứu đƣợc thực hiện trên thế giới và liên hệ với tình hình thực tiễn tại Việt Nam. Từ đó, tác giả đề xuất một số lƣu ý, kiến nghị đối với các nhà đầu tƣ, các nhà quản trị ngân hàng và các nhà hoạch định chính sách trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của các nhân tố kinh tế vĩ mô đến lợi suất cổ phiếu ngân hàng trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 62 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)