Biến động về tỷ giá và tác động của nó đến cổ phiếu ngân hàng giai đoạn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của các nhân tố kinh tế vĩ mô đến lợi suất cổ phiếu ngân hàng trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 45 - 47)

đoạn 2007 – 2015

Diễn biến tăng trƣởng tỷ giá giai đoạn 2007 – 2015 có thể chia thành 2 giai đoạn: từ năm 2007 đến đầu năm 2011 và từ giữa năm 2011 đến 2015.

Ở giai đoạn đầu tiên, tỷ giá biến động khá phức tạp, lúc lên lúc xuống lúc ổn định. Điển hình nhƣ năm 2007 – 2008, NHNN đã nới lỏng biên độ tỷ giá từ

0,25% lên 0,5%, 0,75%, 1%, 2% và 3% nhằm giảm áp lực lạm phát, tăng tính chủ động cho các TCTD trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ nên tỷ giá bình quân trên thị trƣờng ngoại tệ liên ngân hàng giữa VND và USD tƣơng đối ổn định, cả năm tăng 0,08%.

Trong khi đó, cung cầu ngoại tệ năm 2009 có nhiều diễn biến phức tạp, tạo nhiều sức ép lên tỷ giá hối đoái do tác động của các yếu tố: thâm hụt cán cân thƣơng mại; khủng hoảng tài chính toàn cầu tác động đến tâm lý găm giữ ngoại tệ; chính

37

sách hỗ trợ lãi suất vay VND thấp, phạm vi và thời gian vay đƣợc mở rộng làm cho các doanh nghiệp muốn vay bằng VND, không muốn bán ngoại tệ; các nguồn thu ngoại tệ từ xuất khẩu, kiều hối, du lịch,…đều giảm so với năm trƣớc. Tỷ giá bình quân liên ngân hàng VND/USD cuối năm 2009 ở mức 17.941 VND/USD, tăng 5,69% so với đầu năm.

Thị trƣờng ngoại hối trong năm 2010 cũng diễn biến khá phức tạp. Tỷ giá bán ra tại các NHTM kịch trần ngay từ đầu năm và sức ép tỷ giá chỉ nới lỏng (dƣới mức trần) đôi chút trong vòng từ giữa tháng 4 đến đầu tháng 7. Trong năm 2010, do ảnh hƣởng của diễn biến nhập siêu và lạm phát, một số thời điểm thị trƣờng ngoại tệ có biểu hiện căng thẳng, đồng Việt Nam chịu sức ép giảm giá. Tuy nhiên, từ tháng 8/2010, do nhu cầu nhập khẩu cao, tỷ giá VND/USD có chiều hƣớng tăng trở lại. Sau khi NHNN triển khai can thiệp hỗ trợ ngoại tệ, duy trì ổn định tỷ giá, thị trƣờng ngoại hối đã có những biểu hiện theo hƣớng tích cực hơn. Tính đến ngày 31/12/2010, tỷ giá niêm yết mua, bán VND/USD của các NHTM phổ biến ở mức 19.495/19.500 VND/USD, tăng khoảng 5,53% so với thời điểm đầu năm. Do mức lạm phát trong năm 2010 là rất lớn trong năm 2010, đồng tiền Việt Nam tiếp tục lên giá tính theo tỷ giá chính thức. Tình trạng găm giữ ngoại tệ trở nên phổ biến khiến dự trữ giảm sút, gây khó khăn cho điều hành CSTT và cuối cùng tỷ giá chính thức đã đƣợc điều chỉnh rất mạnh đầu năm 2011.

Kể từ giữa 2012, thị trƣờng ngoại hối diễn biến ổn định. Ở các năm, tỷ giá bình quân trên thị trƣờng liên ngân hàng đƣợc duy trì ở mức 20.828 VND/USD; tỷ giá bình quân liên ngân hàng tăng 1%, tỷ giá niêm yết của NHTM tăng khoảng 1,2% - 1,3%. Mặc dù tỷ giá biến động chút ít tại một vài thời điểm nhƣ khi NHNN quyết định thu hẹp trạng thái ngoại hối từ mức +/-30% xuống +-20% từ tháng 3/2012 hoặc đầu tháng 6/2012 khi nhu cầu ngoại tệ của các doanh nghiệp nhập khẩu tăng đột biến nhƣng biến động chỉ mang tính tạm thời, thị trƣờng lại điều chỉnh về trạng thái ổn định chỉ ít ngày sau đó là bằng chứng rõ ràng về sự ổn định tâm lý và cung cầu thị trƣờng.

38

Trong khi biến động của tỷ giá trải qua 2 giai đoạn rất rõ nét nhƣ trên đã phân tích thì lợi suất của cổ phiếu ngân hàng thì biến động không theo quy luật đó. Cho nên, nếu nhìn vào biểu đồ 4.3 ta thấy không có mối tƣơng quan nào giữa tỷ giá và lợi suất cổ phiếu ngân hàng. Phần phân tích thực nghiệm sẽ cho ta câu trả lời chính xác hơn.

Biểu đồ 4.3: Diễn biến tốc độ tăng trƣởng tỷ giá VND/USD và lợi suất cổ phiếu các ngân hàng -.02 .00 .02 .04 .06 .08 -.4 -.2 .0 .2 .4 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 TANGTRUONGTYGIA LOISUAT_STB LOISUAT_VCB LOISUAT_CTG LOISUATEIB LOISUAT_MBB LOISUAT_BID

Nguồn: Tác giả tổng hợp số liệu và trích xuất kết quả vẽ đồ thị từ phần mềm Eviews

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của các nhân tố kinh tế vĩ mô đến lợi suất cổ phiếu ngân hàng trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 45 - 47)