đoạn 2007 – 2015
Tổng phƣơng tiện thanh toán là tổng số tiền sẵn có trong toàn xã hội của Chính phủ, doanh nghiệp và cá nhân. Việc dòng tiền trong nền kinh tế đƣợc bơm vào và rút ra sẽ ảnh hƣởng đến dòng tiền chảy vào các tài sản tài chính. Do đó, về mặt lý thuyết, cung tiền M2 sẽ tác động đến TTCK nói chung và thị trƣờng cổ phiếu ngân hàng nói riêng.
Ta sẽ nhìn lại diễn biến của mức thay đổi cung tiền M2 để thấy đƣợc mối tƣơng quan giữa lƣợng thay đổi cung tiền M2 đến lợi suất cổ phiếu ngân hàng Việt Nam trong giai đoạn từ 2007 đến 2015.
34
Diễn biến và quan hệ giữa tăng trƣởng của cung tiền M2 và lợi suất các cổ phiếu ngân hàng trong giai đoạn năm 2007 – 2015 có thể so sánh và quan sát ở biểu đồ 4.2.
Biểu đồ 4.2: Diễn biến tốc độ tăng trƣởng cung tiền và lợi suất cổ phiếu các ngân hàng -.04 -.02 .00 .02 .04 .06 .08 -.4 -.2 .0 .2 .4 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 TANGTRUONGM2 LOISUAT_STB LOISUAT_VCB LOISUAT_CTG LOISUATEIB LOISUAT_MBB LOISUAT_BID
Nguồn: Tác giả tổng hợp số liệu và trích xuất kết quả vẽ đồ thị từ phần mềm Eviews
Năm 2007, với chính sách tiền tệ nới lỏng của NHNN, cung tiền M2 đã tăng đột biến với mức tăng trƣởng tới 46,12%/năm. Tăng trƣởng cung tiền M2 đã khiến một lƣợng lớn tiền đƣợc đổ vào thị trƣờng cổ phiếu và tạo nên bong bóng trên thị trƣờng này. Cùng với đó ta thấy, lợi suất cổ phiếu STB cũng tăng mạnh đặc biệt là những tháng đầu năm 2007 với các mức lợi suất cổ phiếu theo tháng lần lƣợt là 20,42%, 17,41% và đỉnh điểm là 37,49%.
Và ngay sau đó, trong giai đoạn năm 2008, tốc độ tăng trƣởng cung tiền giảm mạnh xuống mức 20,31% so với cuối năm 2007, thấp hơn nhiều so với mức tăng 46,12% của năm 2007 đã kích hoạt một cuộc tháo chạy khỏi thị trƣờng cổ phiếu
35
khiến cho giá cổ phiếu ngân hàng giảm sâu. Cụ thể, giá cổ phiếu STB từ mức 20.618 đồng/cổ phiếu vào tháng 1/2008 liên tục giảm ở những tháng tiếp theo, mức giảm đỉnh điểm là ở mức 7.257 đồng/cổ phiếu đƣa lợi suất cổ phiếu trung bình STB trong năm 2008 đạt số âm, -9,37%.
Giai đoạn 2009 - 2010 lại là giai đoạn cung tiền tăng mạnh. Tổng phƣơng tiện thanh toán tăng liên tục qua các tháng năm 2010 phù hợp với diễn biến tăng trƣởng tín dụng và huy động vốn. Tính đến cuối tháng 12 năm 2010, M2 tăng trƣởng 33,3% so với cuối tháng 12.2009, cao hơn mức tăng 28,99% của cùng kì năm 2009. Tuy nhiên, trong hai năm này đối tƣợng chính yếu mà dòng tiền đƣợc đổ vào là thị trƣờng bất động sản do đó nó chƣa tạo động lực mạnh mẽ cho sự tăng trƣởng lớn của thị trƣờng cổ phiếu ngân hàng. Trong những năm này, giá cổ phiếu ngân hàng biến động mạnh nhƣng chƣa thể đạt đƣợc những con số ấn tƣợng nhƣ năm 2007. Cụ thể, mức giá trung bình của cổ phiếu STB là 10.077đ/cổ phiếu, giảm so với năm 2009, lợi suất trung bình là -1,9%/tháng. Mức giá trung bình của cổ phiếu VCB là 21.268đ/cổ phiếu, giảm so với năm 2009 khi mới đƣợc niêm yết là 26.232đ, lợi suất trung bình là -1,25%/tháng. Còn mức giá trung bình của cổ phiếu CTG là 11.049đ/cổ phiếu, giảm so với năm 2009 khi mới đƣợc niêm yết là 14.606đ/cổ phiếu, lợi suất trung bình là -1,1%/tháng.
Sang 2011, NHNN thực hiện chính sách điều hành chặt chẽ về tiền tệ, đƣa mức tăng trƣởng so với cùng kì của tổng phƣơng tiện thanh toán chậm dần qua các tháng trong năm 2011, từ mức 33,3% cuối năm 2010 xuống chỉ còn 12,1% cuối năm 2011, mức thấp nhất trong nhiều năm. Thị trƣờng cổ phiếu ngân hàng có sự tham gia của một mã cổ phiếu mới là MBB của Ngân hàng Quân Đội vào tháng 11. Với diễn biến tăng trƣởng chậm lại của nền kinh tế, sự giảm xuống cung cung tiền M2, các cổ phiếu ngân hàng cũng không thoát khỏi đà giảm điểm với lợi suất trung bình nhìn chung là âm hoặc dƣơng rất thấp. 6 tháng đầu năm, cổ phiếu STB liên tục giảm và chỉ phục hồi lại vào 6 tháng cuối năm đƣa lợi suất cổ phiếu trung bình đạt số dƣơng nhƣng khá thấp: 0,56%/tháng. Tình hình còn xấu hơn với cổ phiếu VCB khi mà lợi suất trung bình là số âm, -1,8%/tháng, cổ phiếu CTG là -0,16%/tháng.
36
Giá cổ phiếu EIB biến động liên tục nhƣng hầu nhƣ xoay quanh mức giá 9.000- 10.000đ/cổ phiếu và lợi suất trung bình là 0,71%.
Trong khoảng 3 năm gần đây, Ngân hàng Nhà nƣớc khá thận trọng trong việc thực thi chính sách tiền tệ mở rộng, có lẽ do những bài học lớn của thời gian trƣớc đây khi mà có những thời điểm lƣợng cung tiền M2 và tăng trƣởng tín dụng quá nóng đã dẫn đến lạm phát hai con số ảnh hƣởng tiêu cực đến TTCK. Tốc độ tăng trƣởng cung tiền M2 đạt ở mức vừa phải: 18,5% năm 2012, 18,8% năm 2013, 17,7% năm 2014 phù hợp với diễn biến phục hồi của thị trƣờng cổ phiếu ngân hàng. Nhìn chung, lợi suất cổ phiếu ngân hàng đạt ở mức dƣơng nhƣng không cao, với 1,09% của STB; 1,72% của VCB; 0,63% của CTG; 0,41% của EIB; 1,3% của MBB.
Nhƣ vậy, qua những diễn biến về cung tiền M2 và lợi suất cổ phiếu ngân hàng cho thấy nhìn chung tốc độ tăng trƣởng cung tiền M2 có tác động đến lợi suất cổ phiếu ngân hàng. Mỗi khi cung tiền M2 tăng trƣởng mạnh thì nó cũng làm tăng thêm dòng vốn đầu tƣ vào các cổ phiếu ngân hàng đẩy giá cổ phiếu ngân hàng tăng lên, lợi suất cổ phiếu ngân hàng cũng sẽ tăng.