Biến động về lạm phát và tác động của nó đến cổ phiếu ngân hàng giai đoạn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của các nhân tố kinh tế vĩ mô đến lợi suất cổ phiếu ngân hàng trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 38 - 42)

trong giai đoạn 2007 – 20151

4.2.1. Biến động về lạm phát và tác động của nó đến cổ phiếu ngân hàng giai đoạn 2007 – 2015 đoạn 2007 – 2015

Lạm phát là một trong những chỉ báo kinh tế vĩ mô quan trọng nhất phản ánh sức khoẻ của nền kinh tế. Diễn biến lạm phát sẽ tác động trực tiếp đến kết quả kinh doanh của các ngân hàng và từ đó ảnh hƣởng đến tâm lý nhà đầu tƣ và gây ra biến động giá cũng nhƣ lợi suất cổ phiếu ngân hàng trên thị trƣờng.

Trƣớc hết ta điểm lại diễn biến của lạm phát trong tƣơng quan với TTCK thời kì này. Có thể chia ra thành 6 giai đoạn khác nhau tƣơng ứng với các chính sách mở rộng hay thắt chặt về tiền tệ và lạm phát leo thang hay đƣợc kiềm chế. Diễn biến và quan hệ giữa lạm phát và lợi suất các cổ phiếu ngân hàng trong giai đoạn năm 2007 – 2015 có thể so sánh và quan sát ở biểu đồ 4.1.

30

Biểu đồ 4.1: Diễn biến lạm phát và lợi suất cổ phiếu các ngân hàng

-10 0 10 20 30 -.4 -.2 .0 .2 .4 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 LAMPHAT LOISUAT_STB LOISUAT_VCB LOISUAT_CTG LOISUATEIB LOISUAT_MBB LOISUAT_BID

Nguồn: Tác giả tổng hợp số liệu và trích xuất kết quả vẽ đồ thị từ phần mềm Eviews

 Giai đoạn 1: Nửa đầu năm 2007. Đây là năm đầu tiên Việt Nam trở thành thành viên chính thức của WTO sau những nỗ lực cải cách không ngừng trong lĩnh vực kinh tế qua nhiều năm theo hƣớng mở cửa thị trƣờng. Giai đoạn này chứng kiến sự tăng trƣởng quá nóng của nền kinh tế với tốc độ tăng trƣởng kinh tế đạt mức 8,48%. CSTT đƣợc nới lỏng quá mức khiến cung tiền trong lƣu thông tăng vọt. Tính đến 31/12/2007, tổng phƣơng tiện thanh toán tăng 46,12%, cao hơn nhiều so với mức tăng 33,59% của năm 2006. Đồng thời chính sách tài khoá cũng mở rộng theo. Tuy nhiên hiệu quả đầu tƣ thấp chứng tỏ nền kinh tế không hấp thụ đƣợc nguồn cung tiền lớn và một phần đáng kể nguồn vốn đƣợc chuyển sang đầu tƣ vào các lĩnh vực không sản xuất và tiêu dùng. Hệ quả là lạm phát tăng lên mức cao nhất trong vòng 7 năm kể từ 2001 (8,3%) trong khi TTCK trở nên quá nóng với việc chỉ

31

số VN-Index liên tục tăng, vƣợt qua mức 1100 điểm và trở thành đỉnh cao nhất trong lịch sử TTCK Việt Nam đến nay.

Tỉ lệ lạm phát tăng cao cũng ảnh hƣởng rất mạnh đến cổ phiếu ngân hàng. Thị trƣờng cổ phiếu ngân hàng giai đoạn này mới chỉ có cổ phiếu của ngân hàng Sacombank với mã STB đƣợc niêm yết tại HOSE. Giá cổ phiếu STB đã tăng lên đỉnh vào tháng 3/2007 với 25.30455đ/cổ phiếu đẩy lợi suất cổ phiếu STB tháng này là 37,49%.

 Giai đoạn 2: Từ nửa cuối năm 2007 đến nửa đầu năm 2008 là giai đoạn thắt chặt tiền tệ. Biện pháp chính sách của cơ quan quản lý là kiểm soát lạm phát thông qua việc điều hành và kiểm soát tổng phƣơng tiện thanh toán; đảm bảo tăng trƣởng tín dụng mục tiêu và sau đó tín hiệu rõ nhất cho chính sách này là việc nâng lãi suất cơ bản lên 14%/năm vào tháng 6/2008. Tuy nhiên trong khi CSTT đƣợc thắt chặt thì hoạt động tài khoá vẫn không có dấu hiệu co lại, thậm chí tiếp tục tăng khiến cho áp lực lạm phát và lãi suất không giảm đi. Do vậy, xu hƣớng leo thang của lạm phát vẫn tiếp tục và đỉnh điểm tới gần 23% cho năm 2008, mức kỉ lục lạm phát trong nền kinh tế trong nhiều năm.

Sự tăng lên đỉnh điểm của lạm phát ngƣợc hẳn với sự giảm xuống của lợi suất cổ phiếu. Nhìn chung ở giai đoạn này, lợi suất cổ phiếu STB liên tục giảm. Trong vòng khoảng 1 năm từ nửa cuối năm 2007 đến nửa đầu năm 2008, có khoảng 2/3 thời gian chứng kiến giá cổ phiếu STB giảm sâu khiến lợi suất cổ phiếu rơi vào con số âm trong đó mức âm cao nhất là tháng 3, 5, 6 với khoảng -27%.

 Giai đoạn 3: từ cuối năm 2008 đến nửa cuối năm 2009. Đây là giai đoạn nới lỏng trở lại cả tiền tệ và tài khoá sau giai đoạn thắt chặt tiền tệ và khủng hoảng tài chính toàn cầu vào tháng 9/2008. Do độ trễ của CSTT thắt chặt ở giai đoạn trƣớc cộng với việc kiểm soát dƣ nợ tín dụng và tổng phƣơng tiện thanh toán, thực thi chính sách hỗ trợ lãi suất thông qua 3 gói kích cầu của Chính phủ, lạm phát năm 2009 đã đƣợc khống chế và giảm mạnh xuống còn 6,88% và vẫn đạt đƣợc chỉ tiêu tăng trƣởng GDP dù ở mức thấp, 5,32%.

32

Các doanh nghiệp bắt đầu hồi phục sản xuất kinh doanh khiến cho kết quả kinh doanh của các ngân hàng cũng tốt đẹp trở lại. ROE của Ngân hàng Sacombank năm 2009 là 16,56%, cao hơn so với năm 2008 là 13,14%. Lợi suất cổ phiếu STB nhìn chung đạt con số dƣơng với trung bình giai đoạn này là 2,37%/tháng.

 Giai đoạn 4: từ cuối năm 2009 đến cuối năm 2010 diễn ra việc thu hẹp CSTT. Các gói hỗ trợ lãi suất đã đƣợc chấm dứt. Ngoài ra NHNN đã điều chỉnh kì hạn và khối lƣợng bơm tiền qua nghiệp vụ thị trƣờng mở (bắt đầu thực hiện từ giữa tháng 10/2010) để kiểm soát và giảm bớt dòng tiền đổ vào nền kinh tế. Nhƣng do tăng trƣởng tín dụng vẫn cao (29,81% tính đến 31/12/2010) đồng thời tăng trƣởng tổng phƣơng tiện thanh toán năm 2010 cũng ở mức cao so với tăng trƣởng GDP (25,3% so với 6,78%) nên tỉ lệ lạm phát vẫn tăng và đã vƣợt lên gần mức 2 con số. Trong bối cảnh lạm phát cao nhƣ vậy, giao dịch trên TTCK không còn sức tăng mạnh nhƣ năm trƣớc. Lợi suất cổ phiếu STB thời kì này trải qua những diễn biến tăng giảm thất thƣờng và nhìn chung sụt giảm. Lợi suất trung bình của STB giai đoạn này là – 2,67%.

 Giai đoạn 5: năm 2011 – 2012.

Thực hiện Nghị quyết số 13/NQ-CP ngày 10/5/2012 của Chính phủ, các Bộ ngành đã triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm tập trung tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện cho sản xuất kinh doanh gắn với hỗ trợ phát triển thị trƣờng nhƣng vẫn đảm bảo kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô nhƣ chỉ đạo tại Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 3/1/2012 (Nghị quyết 01). Do đó có thể thấy, trong năm 2011 – 2012, lạm phát đƣợc kiểm soát tốt và giảm xuống rất nhanh, từ 18,13% cuối năm 2011 xuống 6,81% cuối năm 2012.

Sự giảm xuống của tỉ lệ lạm phát cho thấy sự phục hồi mạnh mẽ của nền kinh tế, điều này kích thích sự tăng trƣởng của TTCK nói chung và lợi suất cổ phiếu ngân hàng nói riêng. Trong 2 năm 2011 – 2012, lợi suất của các cổ phiếu ngân hàng đều tăng trƣởng khá tốt, lợi suất trung bình chung của các cổ phiếu ngân hàng đều đạt con số dƣơng, cụ thể của cổ phiếu STB là 1,38%/tháng, VCB là 0,09%/tháng, CTG là 1,37%/tháng, EIB là 1,21%/tháng, MBB là 2,09%/tháng.

33

 Giai đoạn 6: 2012 – 2015

Lạm phát tiếp tục có xu hƣớng giảm từ mức 8,13% cuối năm 2011 xuống 6,81% cuối năm 2012; 6,6% năm 2013; 4,1% năm 2014; 0,63% năm 2015. Thị trƣờng cổ phiếu ngân hàng trong giai đoạn 2012 – 2015 dù cho có biến động lên xuống nhƣng nhìn chung đà tăng điểm chiếm phần lớn. Lợi suất cổ phiếu trung bình của cả giai đoạn ở mã STB là 0,49%/tháng; VCB là 2,3%/tháng; CTG là 1,36%/tháng; EIB là 0,15%/tháng; MBB là 1,37%/tháng; BID là 2,28%/tháng.

Qua diễn biến thời gian qua, có thể rút ra một số tƣơng quan rõ rệt chung nhất giữa lạm phát và lợi suất cổ phiếu ngân hàng tại Việt Nam trong thời gian qua nhƣ sau: khi lạm phát tăng có mức độ trong bối cảnh cung tiền tăng mạnh và mở rộng chi tiêu Chính phủ thì cổ phiếu ngân hàng tăng trƣởng nóng; khi lạm phát tăng quá cao vƣợt quá tầm kiểm soát trong bối cảnh thắt chặt tiền tệ thì cổ phiếu ngân hàng suy giảm nhanh. Ở trạng thái ngƣợc lại, khi lạm phát giảm trong bối cảnh thực thi CSTT và tài khoá nới lỏng thì cổ phiếu ngân hàng tăng trƣởng trở lại. Cuối cùng, ở trạng thái trung tính, khi lạm phát tăng có mức độ nhƣng không đến mức quá cao và trong môi trƣờng thu hẹp tiền tệ thì cổ phiếu ngân hàng sẽ biến động “lƣỡng lự” và trong xu thế thu hẹp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của các nhân tố kinh tế vĩ mô đến lợi suất cổ phiếu ngân hàng trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 38 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)