Biến động về chỉ số thị trường và tác động đến cổ phiếu ngân hàng giai đoạn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của các nhân tố kinh tế vĩ mô đến lợi suất cổ phiếu ngân hàng trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 50 - 56)

đoạn 2007 – 2015

Cổ phiếu ngân hàng là một trong những nhóm cổ phiếu có tỷ trọng vốn hóa lớn nhất trên TCCK. Cổ phiếu ngân hàng đƣợc xem là “cổ phiếu vua”, có đóng góp rất lớn đến TTCK nhƣng ngƣợc lại, chỉ số VN-Index cũng có tác động trở lại đối với cổ phiếu ngân hàng. Nhìn vào biểu đồ ta thấy lợi suất thị trƣờng và lợi suất cổ phiếu ngân hàng có mối tƣơng quan chặt chẽ với nhau. Mỗi diễn biến lên xuống của lợi suất thị trƣờng cũng chính là diễn biến lên xuống của lợi suất cổ phiếu ngân hàng. Sau đây ta sẽ phân tích diễn biến cụ thể trong giai đoạn 2007 – 2015 của chỉ số VN-Index và lợi suất cổ phiếu ngân hàng để thấy mối tƣơng quan của chúng.

Biểu đồ 4.5: Diễn biến lợi suất VN-Index và lợi suất cổ phiếu các ngân hàng

-.3 -.2 -.1 .0 .1 .2 .3 -.4 -.2 .0 .2 .4 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 LOISUAT_VNI LOISUAT_STB LOISUAT_VCB LOISUAT_CTG LOISUATEIB LOISUAT_MBB LOISUAT_BID

Nguồn: Tác giả tổng hợp số liệu và trích xuất kết quả vẽ đồ thị từ phần mềm Eviews

 Năm 2007:

Tăng trƣởng cung tiền M2 với tốc độ 47%/năm đã khiến một lƣợng lớn tiền đƣợc đổ vào thị trƣờng cổ phiếu. Sàn HOSE trở nên sôi động hơn bao giờ hết. Ngày

42

12/3/2007, VN-Index xác lập mức đỉnh kỷ lục 1170,67 điểm với hơn 10 triệu cổ phiếu giao dịch, đạt tổng giá trị 1.057 tỷ đồng trên toàn thị trƣờng, hầu hết các mã chứng khoán đều tăng giá. Kết thúc phiên giao dịch cuối năm 2007, VN-Index đạt 927,02 điểm, giá trị vốn hóa toàn thị trƣờng lên tới 43,7% GDP.

Trong bối cảnh đó, cổ phiếu ngành ngân hàng cũng thu hút sự chú ý của các nhà đầu tƣ trong và ngoài nƣớc. So với khi mới đƣợc niêm yết trên sàn HOSE với giá 11.000đ thì trung bình năm 2007 giá đóng cửa của STB là gần 22.000đ, gấp đôi so với năm 2006. Lợi suất trung bình của cổ phiếu STB là khá cao 5,3%/tháng.

 Năm 2008:

Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008 kéo theo sự giảm sút lợi nhuận của các doanh nghiệp sản xuất, thƣơng mại, dịch vụ kéo theo sự suy giảm GDP và ảnh hƣởng đến thị trƣờng chứng khoán Việt Nam. Chỉ số VN-Index leo dốc không phanh. 286,85 là số điểm thấp nhất của VN-Index trong năm 2008, đƣợc xác lập ngày 10/12/2008. Tính từ mức đầu năm 2008 là 921,07 điểm thì chỉ số này đã mất đi 65,73% giá trị.

Cổ phiếu ngân hàng cũng nhƣ các cổ phiếu khác, đều chịu chung tác động của thị trƣờng chứng khoán. Năm 2008, thị trƣờng khủng hoảng, các cổ phiếu đồng loạt giảm giá, cổ phiếu ngân hàng cũng không ngoại lệ. Thứ nhất là vì giữa ngân hàng và các doanh nghiệp có mối liên hệ mật thiết. Các doanh nghiệp kinh doanh kết quả tốt thì ngân hàng mới có nguồn thu. Thứ hai là vì yếu tố tâm lý của các nhà đầu tƣ trên thị trƣờng chứng khoán. Khi thị trƣờng xuống dốc, mọi ngƣời đều muốn thoái vốn, rút khỏi thị trƣờng, chứng khoán không còn là mặt hàng ƣa chuộng, cung lớn hơn cầu nên cổ phiếu ngân hàng nói riêng cũng nhƣ cổ phiếu các ngành khác nói chung đều giảm. Sáu tháng đầu năm 2008, giá đóng cửa trung bình các tháng của STB liên tục giảm đến nửa cuối năm 2008, chỉ nhích nhẹ ở tháng 8,9 sau đó giảm tiếp đến cuối năm chỉ còn 7.300đ. Giá đóng cửa trung bình tháng của mã cổ phiếu STB năm 2008 chỉ còn là 11.460đ, giảm gần một nửa so với năm 2007. Lợi suất trung bình bị âm, ở mức -9%/tháng.

43

 Năm 2009:

TTCK trong nƣớc diễn biến cùng chiều với diễn biến của kinh tế trong nƣớc. Mức vốn huy động thị trƣờng khoảng 21.000 tỷ đồng, vốn hoá thị trƣờng chiếm 38% GDP. Năm 2009, HOSE đã thiết lập đáy vào giữa tháng 2 (235,5 điểm ngày 24/2/2009) và đã tăng đáng kể từ đó đạt đỉnh 624,1 điểm ngày 22/10/2009 và đến ngày 31/12/2009, chỉ số VN-Index đã khép lại một năm sôi động ở mức 494,77 điểm, tăng 58% so với đầu năm 2009.

Năm 2009, cổ phiếu ngân hàng niêm yết có sự tham gia của 3 cổ phiếu mới là VCB, CTG. Do những diễn biến từ cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính toàn cầu, quý I năm 2009, giá đóng cửa trung bình của STB liên tục giảm xuống đáy ở mức 5.900. Sóng ngân hàng diễn ra trong quý II với mức tăng giá trung bình khoảng 170,2% trong khi VN-Index chỉ tăng 116,4%. “Sóng STB” đƣợc xác nhận từ khoảng 16.000 đồng/cổ phiếu lên 40.000 đồng/cổ phiếu đẩy lợi suất cổ phiếu ngân hàng này là 3,9%/tháng và ACB tăng từ khoảng 25.000 đồng/cổ phiếu lên 56.000 đồng. Con sóng này đƣợc đƣợc hình thành một phần là do chính sách kích cầu đã tạo cơ hội cho ngành ngân hàng đẩy mạnh cấp tín dụng trong quý I và II, góp phần mang khoản lợi nhuận lớn.

Bƣớc sang giai đoạn 2009 – 2010, nền kinh tế thế giới lập đáy, các chỉ số vĩ mô Việt Nam tƣơng đối khá hơn giai đoạn suy thoái, giá chứng khoán tăng trở lại. Giá cổ phiếu STB giai đoạn này khá hơn, giá cổ phiếu tăng từ khoảng 6.000đ lên 21.000. Sau đó cuộc khủng hoảng nợ công tại các nƣớc châu Âu mà điển hình là Hy Lạp lại tạo dấu hiệu tiêu cực cho nền kinh tế toàn cầu. Tình hình ngân hàng giai đoạn này khá ảm đạm, căng thẳng tỷ giá, tăng trƣởng tín dụng thấp, ngân hàng đua nhau lách trần huy động kéo giá cổ phiếu STB giảm về khoảng 10.000đ. Sau đó là tin đồn thâu tóm STB của EIB đã kéo giá STB tăng hơn 180% lên 180.000đ.

Nhƣ vậy, ở giai đoạn này, mặc dù diễn biến VNIndex đã có phần sáng sủa hơn nhƣng lợi suất cổ phiếu ngân hàng thì biến động không ngừng do những diễn biến sa sút của ngành ngân hàng với những vấn đề về tỷ giá, tăng trƣởng tín dụng

44

nhƣng nhìn chung, lợi suất cổ phiếu ngân hàng vẫn đạt con số dƣơng với 3,9%/tháng nhƣ sự phục hồi của thị trƣờng chung.

 Năm 2010:

TTCK năm 2010 chứng kiến những thăng trầm trong suốt cả năm do triển vọng kinh tế cả trong nƣớc và quốc tế vẫn còn chƣa rõ ràng. Chỉ số giá chứng khoán trên Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh liên tục dao động trong khoảng từ 420 – 550 điểm. So với năm 2009, thị trƣờng giảm cả về chỉ số và tính thanh khoản: chỉ số VN-Index giảm nhẹ, -2% so với đầu năm xuống còn 484,66 điểm trong đó mức điểm cao nhất là 549,51 điểm (ngày 6/5), mức điểm thấp nhất là 423,89 (ngày 25/8). Mức vốn hoá thị trƣờng tính đến 31/12/2010 đạt khoảng 660.000 tỷ đồng, tƣơng đƣơng 33,4% GDP.

Cùng với sự sụt giảm của TTCK, sau những diễn biến phục hồi từ nền kinh tế vĩ mô, các cổ phiếu ngân hàng vẫn chƣa có sự tăng trƣởng khi mà giá cổ phiếu VCB, CTG liên tục giảm trong năm 2010. Mức giá trung bình của cổ phiếu STB là 10.077đ/cổ phiếu, giảm so với năm 2009, lợi suất trung bình là -1,9%/tháng. Mức giá trung bình của cổ phiếu VCB là 21.268đ/cổ phiếu, giảm so với năm 2009 khi mới đƣợc niêm yết là 26.232đ, lợi suất trung bình là -1,25%/tháng. Còn mức giá trung bình của cổ phiếu CTG là 11.049đ/cổ phiếu, giảm so với năm 2009 khi mới đƣợc niêm yết là 14.606đ/cổ phiếu, lợi suất trung bình là -1,1%/tháng.

 Năm 2011:

TTCK sụt giảm với mức tăng trƣởng âm về giá chứng khoán và giá trị giao dịch khiến quy mô thị trƣờng bị thu hẹp. So với cuối năm 2010, chỉ số VN-Index giảm 27,5% xuống còn 351,55 điểm. Mức vốn hoá thị trƣờng ở mức tƣơng đƣơng 20% GDP trong khi năm 2010 là 33% GDP. Sự sụt giảm của TTCK chủ yếu do tác động bất lợi từ chiều hƣớng giảm của TTCK thế giới đồng thời dòng vốn vào TTCK bị ảnh hƣởng từ chính sách vĩ mô thắt chặt.

Thị trƣờng cổ phiếu ngân hàng có sự tham gia của một mã cổ phiếu mới là MBB của Ngân hàng Quân Đội vào tháng 11. Với diễn biến tăng trƣởng chậm lại của nền kinh tế, các cổ phiếu ngân hàng cũng không thoát khỏi đà giảm điểm với lợi

45

suất trung bình nhìn chung là âm hoặc dƣơng rất thấp. 6 tháng đầu năm, cổ phiếu STB liên tục giảm và chỉ phục hồi lại vào 6 tháng cuối năm đƣa lợi suất cổ phiếu trung bình đạt số dƣơng nhƣng khá thấp: 0,56%/tháng. Tình hình còn xấu hơn với cổ phiếu VCB khi mà lợi suất trung bình là số âm, -1,8%/tháng, cổ phiếu CTG là -0,16%/tháng. Giá cổ phiếu EIB biến động liên tục nhƣng hầu nhƣ xoay quanh mức giá 9.000-10.000đ/cổ phiếu và lợi suất trung bình là 0,71%.

 Năm 2012:

TTCK có một sự kiện lớn vào ngày 21/8/2012 khi bầu Kiên bị bắt đã gây đợt giảm điểm diện rộng trên TTCK ngay từ khi thị trƣờng mở cửa. Chỉ số VN-Index phủ sắc đỏ, nhiều cổ phiếu đột ngột bị bán mạnh từ đầu phiên nhƣ ACB, EIB. Ngoài hai mã trên, toàn bộ các cổ phiếu ngân hàng hay những lĩnh vực sản xuất khác cũng gặp ảnh hƣởng. Nhà đầu tƣ khi đó đã bán quá mạnh tay khiến cả những cổ phiếu tốt nhƣng không liên quan đến sự kiện bầu Kiên cũng bị ảnh hƣởng theo xu thế chung. Vào cuối ngày, VN-Index mất 20,44 điểm, lùi về 416,84 điểm. Chƣa dừng lại ở đó, đến ngày 23/8, chỉ số này tiếp tục bay hơi thêm 17,41 điểm và mất mốc 400. Nhìn chung, TTCK năm 2012 tăng trƣởng trở lại về giá chứng khoán và giá trị giao dịch khiến quy mô thị trƣờng mở rộng. So với cuối năm 2011, chỉ số VN-Index tăng 17,69% lên mức 414 điểm, mức vốn hoá thị trƣờng ở mức tƣơng đƣơng 26% GDP trong khi năm 2011 là 20% GDP.

Cùng với sự giảm sút của TTCK, nợ xấu toàn hệ thống ngân hàng lại vùi dập giá cổ phiếu ngân hàng. STB mặc dù có tỷ lệ nợ xấu khá thấp nhƣng cổ phiếu cũng bị bán tháo liên tục trong giai đoạn này, đặc biệt là 6 tháng cuối năm, từ mức cao nhất là 16.677đ xuống đến 12.459đ/cổ phiếu, đƣa lợi suất trung bình của cổ phiếu ngân hàng này giảm 33,85%.

 Năm 2013:

Thị trƣờng cổ phiếu trong năm 2013 phục hồi khá mạnh do kinh tế vĩ mô có nhiều dấu hiệu cải thiện làm gia tăng kì vọng của thị trƣờng. TTCK sôi động trong năm khi các chỉ số chứng khoán chính đều tăng và sự tham gia của nhà đầu tƣ nƣớc ngoài. So với cuối năm 2012, chỉ số VN-Index tăng 22% lên mức 508,9 điểm. Cũng

46

nhờ sự phục hồi này, quy mô thị trƣờng đƣợc mở rộng, giá trị vốn hoá lên đến 964 nghìn tỷ đồng, bằng 26,5% GDP và tăng 26% so với cùng kỳ.

Thị trƣờng cổ phiếu ngân hàng cũng có sự cải thiện cùng với sự phục hồi của TTCK do những tin tức vĩ mô mang lại. STB có lợi suất trung bình là 0,71%/tháng trong khi con số này ở cổ phiếu VCB là 0,8%/tháng; CTG là -0,04%/tháng; EIB là - 0,34%/tháng; MBB là 0,96%/tháng.

 Năm 2014 – 2015:

TTCK trong năm 2014, 2015 sôi động đáng kể so với năm 2013 với thanh khoản thị trƣờng tăng mạnh, phản ánh sự lạc quan, tin tƣởng của nhà đầu tƣ vào triển vọng của nền kinh tế. So với cuối năm 2013, chỉ số VN-Index tăng 6,6% lên mức 533,37 điểm. Quy mô thị trƣờng tăng mạnh, giá trị vốn hoá lên đến 1.157 nghìn tỷ đồng, tăng 22% so với cùng kỳ, tƣơng đƣơng 29,4% GDP.

Trong khi đó, thị trƣờng cổ phiếu ngân hàng có nhiều biến động trong năm 2014, 2015. Giá cổ phiếu STB biến động mạnh với giá thấp nhất là 14.643đ/cổ phiếu và cao nhất là 17.265đ/cổ phiếu, lợi suất cổ phiếu trung bình của STB là 0,355%/tháng. Cổ phiếu VCB cũng cho thấy sự chênh lệch lớn giữa mức giá thấp nhất là 21.865đ/cổ phiếu và cao nhất là 29.587đ/cổ phiếu, lợi suất trung bình năm 2014 là 2,37%/tháng và năm 2015 là -1,47%/tháng. Trong khi các cổ phiếu ngân hàng khác đều tăng trƣởng thì cổ phiếu CTG và EIB lại có lợi suất trung bình âm lần lƣợt là - 0,95%/tháng và -0,137%/tháng. Cổ phiếu MBB cũng cho thấy sức hút mạnh mẽ đối với các nhà đầu tƣ khi có lợi suất trung bình khá: 0,86%/tháng. Cổ phiếu BID đƣợc niêm yết vào tháng 1 nhƣng giá trung bình hàng tháng liên tục giảm, lợi suất trung bình từ khi niêm yết là -2%/tháng.

Tóm lại, phân tích diễn biến của các nhân tố kinh tế vĩ mô và cổ phiếu ngân hàng trong giai đoạn 2007 – 2015 ta thấy trong 5 nhân tố: tỉ lệ lạm phát, cung tiền M2, lãi suất, tỷ giá VND/USD, lợi suất thị trƣờng thì lợi suất thị trƣờng là có tác động mạnh nhất đến lợi suất cổ phiếu ngân hàng và sự tác động đó là cùng chiều, còn tỉ lệ lạm phát có tác động ngƣợc chiều và cung tiền M2 có tác động cùng chiều đến lợi suất cổ phiếu ngân hàng. Những điều này đều phù hợp với lý thuyết. Trong

47

khi đó lãi suất cho vay và tỷ giá VND/USD đều dƣờng nhƣ không tác động đến cổ phiếu ngân hàng. Tuy nhiên, những nhận xét trên chỉ có đƣợc thông qua sự quan sát và phân tích diễn biến thực tế, ta cần câu trả lời chính xác, rõ ràng bằng thực nghiệm sẽ đƣợc trình bày trong mục 4.3.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của các nhân tố kinh tế vĩ mô đến lợi suất cổ phiếu ngân hàng trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 50 - 56)