Kết quả uớc lượng mô hình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của các nhân tố kinh tế vĩ mô đến lợi suất cổ phiếu ngân hàng trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 58 - 62)

4. 3.2 Kết quả phân tích ma trận tương quan

4.3.4. Kết quả uớc lượng mô hình

Kết quả hồi quy bằng các mô hình khác nhau đƣợc tổng hợp ở bảng 4.8. Kết quả hồi quy gộp cho thấy trừ biến d.IR còn lại các biến d.LP, d.lnM2, d.lnER, VNI đều có ý nghĩa thống kê. Hệ số R2

= 0,5145 khá cao. Kiểm định F với giá trị p-value là 0,0000 cũng cho thấy mô hình Pooled sử dụng là phù hợp.

50

Các kết quả về hệ số hồi quy và p-value tƣơng ứng của 2 mô hình FEM và REM là gần giống nhau và gần giống với mô hình Pooled.

Bảng 4. 8: Kết quả ƣớc lƣợng bằng các mô hình khác nhau

Pooled FEM REM FE-robust DGMM

Ri(-1) -0,0990522* (0,065) d.LP -0,00824*** (0,007) -0,00812*** (0,008) -0,00824*** (0,007) -0,00583* (0,063) -0,01705** (0,01) d.lnM2 0,46967** (0,022) 0,50603** (0,014) 0,46967** (0,021) 0,42239** (0,023) 0,91506*** (0,000) d.IR -0,0038 (0,492) -0,0039 (0,481) -0,0038 (0,492) -0,00422 (0,401) -0,00731 (0,266) d.lnER 0,58891* (0,089) 0,58939* (0,09) 0,58891* (0,088) 0,6653** (0,043) -1,09609 (0,257) VNI 0,89726*** (0,0000) 0,89791*** (0,0000) 0,89726*** (0,0000) 0,88047*** (0,0000) 0,87383*** (0,000)

Các dấu ***, **, * tương đương các mức ý nghĩa 1%, 5%, 10% Giá trị trong ngoặc đơn là giá trị p-value tương ứng.

Nguồn: Tác giả trích xuất và tổng hợp từ phần mềm Stata

Để so sánh 3 mô hình Pooled, FEM, REM, ta thực hiện 3 kiểm định: kiểm định F-Limer, kiểm định LM, kiểm định Hausman. P-value của kiểm định F-Limer là 0,5154 cho thấy không tìm ra sự khác biệt giữa mô hình Pooled và mô hình FEM. P-value của kiểm định LM là 0,349 cho thấy không tìm ra sự khác biệt giữa mô hình Pooled và REM. Còn p-value của kiểm định Hausman là 0,8224 cho thấy không tìm thấy sự khác biệt giữa mô hình FEM và REM. Nhƣ vậy, ta không tìm thấy sự khác biệt giữa 3 mô hình Pooled, FEM và REM. Giá trị R2 của 3 mô hình lần lƣợt là 0,5145, 0,5171, 0,5170 tức là giá trị R2

của mô hình FEM là lớn nhất, hơn nữa nếu không quyết định đƣợc chọn FEM hay REM thì ta nên chọn mô hình FEM. Do đó, ta chọn mô hình FEM là mô hình phù hợp nhất với dữ liệu. Kết quả

51

hồi quy trong mô hình FEM cho thấy trừ lƣợng thay đổi của lãi suất còn lại lƣợng thay đổi của tỉ lệ lạm phát, tỉ lệ thay đổi cung tiền M2, tỉ lệ thay đổi của tỷ giá hối đoái, lợi suất thị trƣờng đều có ý nghĩa thống kê. Trong đó, lƣợng thay đổi của tỉ lệ lạm phát tác động ngƣợc chiều còn tỉ lệ thay đổi của cung tiền M2, tỉ lệ thay đổi của tỷ giá hối đoái, lợi suất thị trƣờng tác động cùng chiều đến lợi suất cổ phiếu ngân hàng. Điều này nằm trong kì vọng của tác giả.

Để tăng tính hiệu quả của mô hình FEM, kiểm định phƣơng sai thay đổi và tự tƣơng quan trong dữ liệu bảng đƣợc thực hiện. P-value của kiểm định Wald là 0,0000 cho thấy có hiện tƣợng phƣơng sai thay đổi trong mô hình. P-value của kiểm định Wooldridge là 0,006 cho thấy có hiện tƣợng tự tƣơng quan bậc 1 của các biến. Do đó, để xử lý những vấn đề này, nghiên cứu sử dụng mô hình FEM có điều chỉnh sai số chuẩn GLS - mô hình FE-robust. Kết quả ƣớc lƣợng FE-robust cho ta các hệ số hồi quy gần giống với kết quả ở các mô hình Pooled, FEM, REM. Dấu của các hệ số hồi quy vẫn tƣơng tự nhƣ các mô hình Pooled, FEM, REM.

Mặc dù mô hình FE-robust đã khắc phục đƣợc vấn đề phƣơng sai thay đổi và tự tƣơng quan nhƣng vẫn còn vấn đề nội sinh của các biến chƣa đƣợc xử lý. Mô hình DGMM đƣợc đề xuất sử dụng.

Kết quả kiểm định Sargan cho p-value là 0,195 lớn hơn các mức ý nghĩa 1%, 5%, 10% cho thấy các biến công cụ là phù hợp. Kết quả kiểm định tự tƣơng quan bậc 2 cho p-value là 0,109 lớn hơn các mức ý nghĩa 1%, 5%, 10% cho thấy không có hiện tƣợng tự tƣơng quan bậc 2. Nhƣ vậy mô hình DGMM là phù hợp.

Kết quả ƣớc lƣợng mô hình DGMM cho thấy các biến d.LP, d.lnM2, VNI đều có ý nghĩa thống kê với các mức ý nghĩa phù hợp. Trong số đó, lƣợng thay đổi của tỉ lệ lạm phát có tác động ngƣợc chiều còn tốc độ thay đổi cung tiền M2 và lợi suất thị trƣờng có tác động cùng chiều đến lợi suất cổ phiếu ngân hàng. Tác động của những biến này cùng với lƣợng thay đổi của lãi suất đến lợi suất cổ phiếu ngân hàng trong mô hình DGMM là giống với mô hình Pooled, FE, RE và FE-robust nhƣ đã phân tích ở trên. Chỉ có khác biệt là ở mô hình DGMM, tốc độ thay đổi tỷ giá không có ý nghĩa thống kê đến lợi suất cổ phiếu ngân hàng.

52

Tuy vậy, nhƣ mục 3.2 đã phân tích, mô hình FEM, REM, DGMM cũng có những hạn chế khi sử dụng bộ dữ liệu này ở chỗ: đặc điểm của các ngân hàng cũng nhƣ lợi suất cổ phiếu ngân hàng là rất khác nhau trong khi ở các mô hình này, hệ số hồi quy của chúng đƣợc đồng nhất. Hơn nữa, do số liệu đƣợc thu thập theo tần suất tháng với số lƣợng lớn các quan sát nên rất dễ dẫn đến sai lệch các hệ số hồi quy. Do đó ta dùng mô hình PMG.

Để thực hiện hồi quy PMG, các biến phải có tính đồng liên kết. Do biến VNI dừng ở bậc gốc còn các biến còn lại LP, lnM2, IR, lnER dừng ở sai phân bậc 1, ta sẽ kiểm tra tính đồng liên kết của các biến thông qua kiểm định Westerlund (2007). Kết quả cho thấy giá trị p-value của các kiểm định đều là 0,0000 chứng tỏ các biến đều có tính đồng liên kết và ta có thể hồi quy theo PMG. Kết quả ƣớc lƣợng PMG đƣợc trình bày ở bảng 4.9.

Bảng 4.9: Kết quả ƣớc lƣợng PMG

Các dấu ***, **, * tương đương các mức ý nghĩa 1%, 5%, 10% Nguồn: Tác giả trích xuất và tổng hợp từ phần mềm Stata

Trong ngắn hạn, lƣợng cung tiền M2 có ý nghĩa thống kê, cùng chiều ở mức ý nghĩa 10%, lãi suất có ý nghĩa thống kê, cùng chiều ở mức 5%, lợi suất thị trƣờng

Tính năng động ngắn hạn: Biến phụ thuộc: ∆Ri

Hệ số hiệu chỉnh -0,8248838*** 0,000 LP -0,0048643 0,462 lnM2 0,1210848* 0,068 IR(-1) 0,0045332** 0,025 lnER(-1) -0,8875295 0,33 ∆VNI 0,3153166*** 0,000 Cons 4,474623 0,531

Các vectơ đồng liên kết dài hạn Biến phụ thuộc: Ri Các biến Hệ số P-giá trị d.LP -0,0103477*** 0,003 d.lnM2 0,5391774** 0,026 d.IR 0,0047032 0,499 d.lnER 0,862983** 0,046 VNI 0,7080211*** 0,000

53

có ý nghĩa thống kê, cùng chiều ở mức 1% còn tỉ lệ lạm phát không tác động đến lợi suất cổ phiếu ngân hàng trong ngắn hạn. Tốc độ hiệu chỉnh âm, có ý nghĩa ở mức 1% khẳng định tồn tại một mối quan hệ dài hạn đồng liên kết ở ít nhất một mã cổ phiếu ngân hàng trong bảng dữ liệu. Khi những thay đổi trong kinh tế vĩ mô nhƣ lạm phát, cung tiền M2, tỷ giá, lãi suất và lợi suất TTCK làm cho lợi suất cổ phiếu ngân hàng bị lệch khỏi đƣờng cân bằng trong dài hạn thì ngay 1 kì tiếp theo (1 tháng sau đó), giá trị của những tác động này sẽ có xu hƣớng trở về vị trí cân bằng với tốc độ hiệu chỉnh về vị trí cân bằng (đƣờng cân bằng trong dài hạn) khá cao là 82,49%.

Trong dài hạn, tốc độ tăng lạm phát tác động ngƣợc chiều và lợi suất thị trƣờng tác động cùng chiều, có ý nghĩa thống kê ở mức 1%; tốc độ tăng cung tiền M2 và tốc độ tăng tỷ giá hối đoái tác động cùng chiều, có ý nghĩa ở mức 5% còn lƣợng thay đổi của lãi suất không có ý nghĩa thống kê.

Tóm lại, sau khi sử dụng các mô hình đối với dữ liệu bảng thƣờng đƣợc các nhà nghiên cứu thực hiện, tác giả chọn hai mô hình đƣợc xem là phù hợp nhất là DGMM và PMG vì mô hình DGMM đã khắc phục đƣợc hiện tƣợng nội sinh mà hậu quả của nó là rất nghiêm trọng và thoả mãn đƣợc kiểm định về tính phù hợp của biến công cụ còn mô hình PMG cho ta đánh giá đƣợc mối quan hệ đồng liên kết giữa các biến trong mô hình cũng nhƣ phân tích tác động của các biến độc lập đến biến phụ thuộc trong dài hạn và trong ngắn hạn. Và thật ra, kết quả ƣớc lƣợng DGMM và PMG về cơ bản là phù hợp nhau thể hiện qua việc các biến độc lập tác động có ý nghĩa đến biến phụ thuộc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của các nhân tố kinh tế vĩ mô đến lợi suất cổ phiếu ngân hàng trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 58 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)