Biến động về lãi suất và tác động của nó đến cổ phiếu ngân hàng giai đoạn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của các nhân tố kinh tế vĩ mô đến lợi suất cổ phiếu ngân hàng trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 47 - 50)

đoạn 2007 – 2015

Diễn biến lãi suất trong giai đoạn 2007 – 2015 đƣợc miêu tả trong biểu đồ 4.4.

Nhìn vào biểu đồ 4.4 ta thấy trong những năm 2007 – 2015 có 5 giai đoạn về lãi suất.

39

 Giai đoạn 1: năm 2007

Để tránh tác động không tốt đối với nền kinh tế, NHNN thực hiện chính sách ổn định về lãi suất với lãi suất cho vay ngắn hạn bằng VND vào khoảng 11,18%/năm.

 Giai đoạn 2: đầu năm 2008 đến giữa năm 2008

Đây là giai đoạn tăng trƣởng nóng của nền kinh tế cũng nhƣ của TTCK, lãi suất cho vay của các NHTM đối với khách hàng ở mức khá cao, khoảng 18,5% - 19%/năm.

Biểu đồ 4.4: Diễn biến lãi suất cho vay và lợi suất cổ phiếu các ngân hàng

4 8 12 16 20 24 -.4 -.2 .0 .2 .4 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 LAISUAT LOISUAT_STB LOISUAT_VCB LOISUAT_CTG LOISUATEIB LOISUAT_MBB LOISUAT_BID

Nguồn: Tác giả tổng hợp số liệu và trích xuất kết quả vẽ đồ thị từ phần mềm Eviews

 Giai đoạn 3: giữa năm 2008 đến cuối năm 2008

Sau khi áp dụng cơ chế điều hành lãi suất của NHNN theo Quyết định số 16/2008/QĐ-NHNN, lãi suất cho vay đã đƣợc khống chế ở mức tối đa là 18%/năm (áp dụng từ giữa tháng 5/2008). Từ ngày 11/6/2008 đến trƣớc ngày 21/10/2008, các NHTM đã điều chỉnh tăng lãi suất cho vay về sát với mức tối đa là 21%/năm. Từ

40

ngày 21/10/2008 đến 31/12/2008, do việc điều chỉnh giảm lãi suất cơ bản từ 14%/năm xuống còn 8,5% trong tháng 12/2008 của NHNN, 5 lần giảm lãi suất trong vòng 3 tháng 4 lần thay đổi lãi suất dự trữ bắt buộc, 3 lần điều chỉnh tỉ lệ dự trữ bắt buộc lãi suất cho vay tối đa cũng giảm tƣơng ứng. Không chỉ cắt giảm lãi suất, theo xu thế của thế giới, Việt Nam cũng tung ra gói kích cầu trị giá 1 tỷ USD, tập trung vào việc hỗ trợ lãi suất 4% cho các doanh nghiệp đi vay. Đến 31/12/2008, lãi suất cho vay phổ biến ở mức ngắn hạn là 10,8 – 11,5%.

 Giai đoạn 4: đầu năm 2009 đến giữa năm 2011

Sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, nƣớc ta bƣớc vào giai đoạn phục hồi kinh tế. Do nhu cầu vốn tăng cao để đáp ứng các chƣơng trình kích thích kinh tế của Chính phủ, lãi suất huy động thời kì này tăng lên và lãi suất cho vay theo đó cũng tăng lên. Lãi suất biến động từ mức thấp nhất là 9,15%/năm lên mức cao nhất là 18,09%/năm.

 Giai đoạn 5: giữa năm 2011 đến cuối năm 2015

Lãi suất cho vay giảm mạnh phù hợp với xu hƣớng điều hành lãi suất của NHNN trong điều kiện lạm phát giảm bền vững, thanh khoản của hệ thống ngân hàng dồi dào qua đó góp phần tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, hỗ trợ thị trƣờng theo Nghị quyết số 01 và Nghị quyết số 13 của Chính phủ. Lãi suất cho vay giảm khoảng 6 – 9%/năm và giảm về mức lãi suất của năm 2007 là thời kì trƣớc khủng hoảng tài chính toàn cầu.

Nhìn lại diễn biến lãi suất trong giai đoạn 2007 – 2015 và cổ phiếu ngân hàng ta thấy lợi suất cổ phiếu ngân hàng không biến động rõ ràng thành các giai đoạn nhƣ lãi suất mà biến động lên xuống không ngừng. Điều đó chứng tỏ lãi suất không tác động đến lợi suất cổ phiếu ngân hàng. Ta sẽ kiểm chứng vấn đề này ở mục 4.3.

41

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của các nhân tố kinh tế vĩ mô đến lợi suất cổ phiếu ngân hàng trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 47 - 50)