Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển TDBL của ngân hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hoạt động tín dụng bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh 9 (Trang 27 - 33)

8. Bố cục của đề tài

1.2.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển TDBL của ngân hàng

Qua lược khảo các nghiên cứu trước về chủ đề phát triển tín dụng bán lẻ của các NHTM của một số các tác giả như: Lê Thị Kim Huệ (2013), Nguyễn Thanh Hồng (2007), Nguyễn Thị Loan (2007), Đặng Ngọc Việt (2012), Tô Khánh Toàn (2014), Đào Lê Kiều Oanh (2012), tác giả trình bày khái quát một số các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động phát triển TDBL của ngân hàng. Các nhân tố này có thể được phân thành 02 nhóm chính như sau: (1) nhóm các nhân tố thuộc về môi trường bên ngoài; (2) nhóm các nhân tố thuộc về ngân hàng.

Nhóm nhân tố môi trƣờng bên ngoài + Môi trƣờng kinh tế

Những thay đổi trong môi trường kinh tế sẽ làm thay đổi chi tiêu của người tiêu dùng. Khi nền kinh tế hưng thịnh, tốc độ tăng trưởng cao và ổn định, mức sống của dân cư cao, nhu cầu tiêu dùng tăng lên vì họ tin tưởng vào thu nhập của họ trong tương lai có thể chi trả được các khoản nợ để phục vụ mục đích nâng cao chất lượng cuộc sống. Vì vậy, TDBL của ngân hàng thời kỳ này sẽ tăng lên. Ngược lại, nền kinh tế rơi vào trạng thái suy thoái, thiểu phát, không ổn định, nhu cầu chi tiêu sẽ giảm do lúc này dân cư có xu hướng tích lũy hơn tiêu dùng (Park, 1993). Nhu cầu tiêu dùng hàng hóa dịch vụ của dân cư phụ thuộc rất nhiều vào tình trạng của nền kinh tế. Khi nền kinh tế ổn định, nhu cầu tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ tăng cao, thúc đẩy sự phát triển của TDBL (Nieto, 2007).

+ Hành lang pháp lý

Một quốc gia có hệ thống pháp luật đầy đủ, đồng bộ, thực hiện nghiêm minh sẽ giúp người cho vay thu hồi nợ xấu nhanh chóng, tốn ít chi phí và cũng giúp người đi vay hiểu rõ các quy định về TDBL. Từ đó, hệ thống các ngân hàng và các

tổ chức tín dụng có thể phát triển TDBL tốt hơn (Vandone, 2016). Yếu tố pháp luật ảnh hưởng đến tín dụng bán lẻ bằng cách đưa ra các hình phạt để xử phạt hành vi vi phạm (nếu có). Quyết định trả một khoản vay trong thực tế không chỉ phụ thuộc vào năng lực tài chính, mà còn vào sự sẵn sàng trả nợ của một cá nhân. Nói cách khác, một cá nhân hay hộ gia đình có thể quyết định vay tiền không phải là họ kỳ vọng thu nhập của họ tăng trong tương lai, nhưng bởi vì các cá nhân và hộ gia đình biết rằng khoản vay sẽ không bắt buộc phải hoàn trả (Gropp, Scholz và White, 1997). Một hệ thống pháp luật có quy định rõ về cải tiến nguồn thông tin và chia sẻ thông tin tín dụng được sử dụng để hỗ trợ cho tổ chức tín dụng trong khi tiếp nhận và thẩm định hồ sơ vay vốn của khách hàng sẽ giảm rủi ro, giảm thông tin bất cân xứng giữa người đi vay và người cho vay (Kang và Ma, 2016). Vì vậy, đây là một nhân tố có tác động không nhỏ đến việc phát triển TDBL của NHTM. Một ngân hàng muốn phát triển TDBL nhưng các văn bản pháp lý của Nhà nước quy định không rõ ràng, khi xảy ra tranh chấp giữa ngân hàng và khách hàng thì không có cơ sở pháp lý nào để giải quyết tranh chấp, chắc chắn sau một thời gian triển khai sẽ gặp phải khó khăn và không muốn mở rộng nữa.

+ Môi trƣờng khoa học công nghệ

Công nghệ thông tin đã có một tác động đáng kể vào tốc độ phát triển của thị trường TDBL trong suốt quá trình cấp tín dụng từ điều kiện cấp tín dụng đến quản lý tín dụng và tiếp thị các sản phẩm TDBL (Finlay, 2005). Sự phát triển của khoa học công nghệ sẽ tạo điều kiện để các doanh nghiệp mở rộng danh mục hàng hóa, đa dạng sản phẩm và dẫn đến sự phát triển của rất nhiều các đồ dùng lâu bền, đặc biệt là những mặt hàng cần đến sự hỗ trợ của tín dụng. Về phía ngân hàng, sự phát triển của khoa học công nghệ sẽ giúp các NHTM cải tiến sản phẩm, tiếp cận khách hàng, quảng cáo sản phẩm, .… dễ dàng và hiệu quả hơn. Phát triển công nghệ cũng đáng chú ý là sự nổi lên của Internet banking giúp khách hàng vay quản lý tài khoản vay của họ tại bất cứ nơi nào và vào bất kỳ lúc nào (Finlay, 2005).

+ Đặc điểm khách hàng vay

Theo Vandone (2016), các yếu tố thuộc về khách hàng vay ảnh hưởng đến sự phát triển TDBL có thể chia thành hai loại: các yếu tố thuộc về nhân khẩu học và các yếu tố thuộc về kinh tế.

- Độ tuổi

Theo giả thuyết vòng đời của tiết kiệm, người tiêu dùng có xu hướng tối đa hóa tiện ích của họ bằng cách xem xét và cân nhắc các nguồn tài chính của họ để chi tiêu được trôi chảy. Do đó, Vandone (2016) đã kết luận rằng người tiêu dùng trẻ sẵn sàng đi vay để tài trợ cho tiêu dùng hiện tại. Cho vay tiêu dùng, trên thực tế, đa phần tập trung các hộ gia đình trẻ, vay để đảm bảo thống nhất mức chi tiêu, cải thiện đời sống. Như vậy, kết quả của các nghiên cứu trên chứng tỏ các cá nhân hay hộ gia đình có độ tuổi càng trẻ sẽ sẵn sàng đi vay hơn.

- Giáo dục

Vandone (2016) phát hiện ra rằng giáo dục cũng có tác động đến nhu cầu tín dụng bán lẻ bởi vì thông qua giáo dục sẽ phần nào phản ánh được mức thu nhập trong tương lai của người đi vay như thế nào. Hơn nữa, thông qua giáo dục, người đi vay dễ dàng hiểu được những quy định về vay vốn và các quy định có liên quan nên có thể giảm thiểu được chi phí gia nhập thị trường tín dụng.

Kết quả nghiên cứu của Kim và DeVaney (2001) cho thấy những người có trình độ học vấn cao hơn đi vay tiêu dùng nhiều hơn và mang lại dư nợ tín dụng bán lẻ cao hơn. Bởi vì, nếu những người đi vay là những người không am hiểu về lĩnh vực ngân hàng, nếu các quy định và hướng dẫn khó hiểu, nhập nhằng, chồng chéo, khách hàng sẽ e ngại khi vay vốn ngân hàng để tiêu dùng. Thực vậy, giáo dục ảnh hưởng quan trọng tới hoạt động TDBL. Bởi vì, những người có trình độ học vấn cao có xu hướng xem việc vay mượn là công cụ để đạt được mức sống hiện tại như mong muốn. Ngoài ra, những người có trình độ học vấn cao thường có nhiều cơ hội trong việc tìm kiếm việc làm thu nhập cao. Người tốt nghiệp đại học hoặc cao đẳng thường đi vay tiêu dùng nhiều hơn (Zhu, 2001). Trình độ học vấn cũng có ảnh hưởng nhất định tới đạo đức của người vay. Đạo đức của người đi vay ở đây được

xem xét là thái độ thiện chí khi thực hiện nghĩa vụ trả nợ (Bertola, Disney và Grant, 2006). Một người đi vay có đầy đủ các điều kiện về pháp lý và khả năng để trả nợ nhưng người đó không có thiện chí trả, người đó có thể gây phiền toái cho ngân hàng, nhất là đối với các sản phẩm cho vay thấu chi, thẻ tín dụng tín chấp. Người có trình độ học vấn cao hơn sẽ hiểu rõ và ý thức được quyền lợi và nghĩa vụ của mình khi vay một khoản tiền từ một tổ chức tài chính. Từ đó ý thức trả nợ nâng lên, những rủi ro trong hợp đồng tín dụng có thể được hạn chế và cuối cùng là khả năng ngân hàng có được khoản cho vay chất lượng tốt tăng lên.

- Thu nhập

Các quyết định chi tiêu tiêu dùng của người tiêu dùng dựa vào các nguồn lực sẵn có của họ bao gồm các tài sản hiện có, thu nhập hiện tại và thu nhập trong tương lai. Người tiêu dùng phân bổ các nguồn lực giữa tiêu dùng hiện nay và tiêu dùng trong tương lai. Bằng cách phân phối các nguồn lực một cách thận trọng theo thời gian, người tiêu dùng có thể tránh tiêu dùng quá mức và ngăn chặn những khó khăn về tài chính trong tương lai (Park, 1993).

Thu nhập của khách hàng có thể xem xét là yếu tố quan trọng nhất đối với hoạt động TDBL của NHTM. Bởi vì, phần lớn các món vay tiêu dùng đều được cam kết hoàn trả bằng thu nhập thường xuyên của khách hàng trong tương lai (Wilson, 2000). Người tiêu dùng có thu nhập hiện tại cao thường đi vay nhiều hơn so với người có thu nhập thấp. Bởi vì, những người có thu nhập ở mức này ít có khả năng bị hạn chế cấp tín dụng và cũng có khả năng trả hết các khoản nợ nhanh hơn hơn người tiêu dùng có thu nhập thấp (Chien và Devaney, 2001). Khi thu nhập càng cao việc trả nợ ngân hàng càng ít ảnh hưởng đến các sinh hoạt khác và tình hình tài chính của gia đình. Khi đó, khoản tín dụng càng trở nên an toàn hơn. Vì vậy, việc quyết định cho vay nhất thiết phải dựa trên nguồn trả nợ của khách hàng hay tình hình tài chính của khách hàng. Vì vậy, nguồn thu nhập của khách hàng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc phát triển hoạt động TDBL của ngân hàng. Sự thành đạt của khách hàng là điều kiện để tăng trưởng TDBL.

Nhóm nhân tố từ phía ngân hàng

+ Định hƣớng và chiến lƣợc của ngân hàng

Định hướng của ngân hàng là điều kiện tiên quyết trong việc phát triển TDBL. Nếu ngân hàng định hướng theo bán buôn, chỉ chú trọng những khách hàng lớn, ít quan tâm đến bán lẻ nói chung cũng như TDBL nói riêng thì TDBL rất khó phát triển. Lúc này cho dù lượng khách hàng có lớn tới đâu, hoạt động TDBL cũng không thể phát triển được. Vì vậy, muốn phát triển TDBL ngân hàng cũng cần chú ý đến hoạt động bán lẻ ngay từ trong định hướng của ngân hàng cũng như có chiến lược phát triển cụ thể (Zhu, 2001).

+ Chính sách Marketing của ngân hàng

Hầu hết người cho vay thúc đẩy sản phẩm của họ đến khách hàng tiềm năng với hy vọng khách hàng sẽ bị thuyết phục bởi sản phẩm của họ. Để làm được điều này người cho vay thường sử dụng một loạt các cơ chế quảng cáo. Marketing bao gồm các công việc như: Xác định đối tượng mục tiêu của mỗi sản phẩm; xây dựng thương hiệu, tạo ra một hình ảnh độc đáo về sản phẩm của mình; xác định tính năng vượt trội của sản phẩm; xây dựng các kế hoạch quảng cáo để nâng cao vị thế của thương hiệu và khuyến khích các thành viên tham gia quảng cáo cho các sản phẩm; theo dõi và giám sát các chương trình quảng cáo thường xuyên (Finlay, 2005).

Các phương tiện truyền thông đại chúng sử dụng để quảng cáo phổ biến thường là:quảng cáo truyền hình, biển quảng cáo, internet, tin tức quảng cáo trên báo và tạp chí. Đối với trường hợp tiếp thị nhằm mục đích liên lạc với các hộ gia đình, cá nhân thì người cho vay sẽ gửi thư, điện thoại, e-mail….Marketing là chiến lược giúp người bán hàng bán được nhiều sản phẩm hơn. Hơn nữa, marketing còn giúp người bán hàng tiếp cận đến khách hàng tất cả các khía cạnh của một sản phẩm (Finlay, 2005). Vì vậy, muốn phát triển TDBL, muốn khách hàng đến với ngân hàng mình nhiều hơn thì NHTM phải chú trọng marketing mọi mặt của TDBL như: thiết kế sản phẩm và phải có chính sách phát triển, khuyến mại thích hợp, cạnh tranh.

+ Chính sách cho vay - Lãi suất

Lãi suất có ảnh hưởng đến quyết định vay vốn của người tiêu dùng, lãi suất TDBL cao sẽ không khuyến khích chi tiêu tiêu dùng và có ảnh hưởng lớn trong việc phát triển TDBL (Park, 1993).

Khi lãi suất TDBL cao, người tiêu dùng có nhu cầu tiêu dùng sẽ trì hoãn việc mua hàng hoặc thay thế bằng những hàng hóa khác có chi phí thấp hơn. Do đó, ngoài việc làm chậm tiêu thụ, tăng lãi suất còn làm giảm dư nợ TDBL tại các NHTM (Hogan, 1998).

- Điều kiện cho vay

Điều kiện cho vay cũng ảnh hưởng đến doanh số dư nợ TDBL tại các NHTM. Thắt chặt các tiêu chuẩn cho vay của các ngân hàng và các tổ chức tín dụng sẽ khiến nhiều người tiêu dùng có nhu cầu tiêu dùng cao cần phải cân nhắc, trì hoãn việc tiêu dùng và nhiều người khác có thể tìm phương tiện tài chính khác. Do đó, sự thắt chặt các điều kiện cho vay có thể dẫn đến sự tăng trưởng chậm, thậm chí còn chậm hơn bình thường (Park, 1993). Vì vậy, NHTM cần cân nhắc khi đưa ra các điều kiện cho vay thu hút người đi vay.

+ Đội ngũ nhân lực

Hoạt động ngân hàng ngày càng phát triển đòi hỏi chất lượng ngày càng cao của đội ngũ cán bộ nhân viên có chất lượng. Chất lượng cán bộ tín dụng thể hiện qua trình độ chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp cũng như khả năng giao tiếp. Đánh giá nhân tố đội ngũ nhân lực của NHTM bao gồm các khía cạnh: số lượng, cơ cấu nhân sự, trình độ cán bộ, năng lực điều hành kinh doanh, phẩm chất đạo đức nghề nghiệp…Trong đó, đạo đức nghề nghiệp là rất quan trọng. Một nhân viên tín dụng của một tổ chức tín dụng làm bất cứ điều gì trái quy định để tối đa hóa lợi nhuận của chính họ là phi đạo đức (Vandone, 2016).

Một ngân hàng muốn hoạt động kinh doanh tốt trước hết phải có đội ngũ cán bộ lãnh đạo và quản lý là những người năng động sáng tạo trong kinh doanh với phẩm chất đạo đức tốt, tâm huyết với nghề nghiệp và luôn vì lợi ích của tập thể, lợi

ích chung. Sau nữa là phải có cán bộ tinh thông về nghiệp vụ, hiểu biết và có kiến thức về kinh tế, pháp luật, thị trường, có tinh thần trách nhiệm cao, trung thực, có thái độ phục vụ khách hàng tốt, tạo được niềm tin của khách hàng vào ngân hàng, thường xuyên nâng cao đạo đức phẩm chất, nâng cao trình độ nghiệp vụ để thực hiện tốt mọi nhiệm vụ được giao ở mức cao nhất… cán bộ ngân hàng phải thực sự là người bạn đồng hành của khách hàng qua thái độ phục vụ khách hàng tận tình và khả năng tư vấn về hoạt động kinh doanh trên thị trường.

+ Quy trình tín dụng: là bảng tổng hợp mô tả công việc của ngân hàng từ khi tiếp nhận hồ sơ vay vốn của một khách hàng cho đến khi quyết định cho vay, giải ngân, thu nợ và thanh lý hợp đồng tín dụng. Quy trình tín dụng hợp lý, các thủ tục, kỹ thuật nghiệp vụ được xây dựng khoa học sẽ giúp tiết kiệm thời gian, gia tăng sự thu hút khách hàng, nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm dịch vụ so với các ngân hàng khác, thúc đẩy phát triển TDBL và hạn chế rủi ro tín dụng cho ngân hàng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hoạt động tín dụng bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh 9 (Trang 27 - 33)