Cơ cấu tín dụng bán lẻ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hoạt động tín dụng bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh 9 (Trang 49)

8. Bố cục của đề tài

2.2.2.2 Cơ cấu tín dụng bán lẻ

Cơ cấu tín dụng bán lẻ tại chi nhánh thời gian qua theo sản phẩm, theo thời hạn và theo hình thức được thể hiện qua bảng dưới đây:

Cơ cấu tín dụng bán lẻ theo sản phẩm

Bảng 2.4: Cơ cấu tín dụng bán lẻ theo sản phẩm

ĐVT: tỷ đồng Năm 2016 2017 2018 Chỉ tiêu Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng (%) (%) (%) Tổng dƣ nợ TDBL 308,0 100,0 400,0 100,0 497,0 100,0

Cơ cấu TDBL theo sản phẩm

- TD cá nhân, hộ kinh doanh 264,5 85,88 323,7 80,93 441,9 88,92

- TD đảm bảo bằng GTCG 11,5 3,73 11,1 2,78 10,6 2,13

- TD tiêu dùng tín chấp 7,5 2,44 12,0 3,00 9,3 1,87

- TD mua ôtô 15,0 4,87 9,7 2,43 4,9 0,99

- TD khác - - - - - -

Nguồn: Phòng Quan hệ khách hàng Vietinbank CN 9

Hoạt động tín dụng bán lẻ của chi nhánh trong mấy năm gần đây đã được ban lãnh đạo quan tâm và chú trọng. Hiện nay sản phẩm tín dụng bán lẻ triển khai tại chi nhánh bao gồm 5 sản phẩm chủ yếu như sau: Tín dụng hỗ trợ nhu cầu nhà ở, Tín dụng cá nhân, hộ kinh doanh, tín dụng đảm bảo bằng GTCG, tín dụng tiêu dùng tín chấp, tín dụng mua ô tô.

Số liệu bảng 2.4 cho thấy: Năm 2016, dư nợ tín dụng cá nhân hộ kinh doanh đạt 264,5 tỷ đồng chiếm 85,88% tổng dư nợ. Bởi vì năm 2016 NHNN điều chỉnh giảm lãi suất cơ bản cùng với chính sách kích cầu tiêu dùng, hỗ trợ lãi suất của Chính phủ nhằm chống suy giảm kinh tế. Năm 2017 đạt 323,7 tỷ đồng chiếm 80,93% . Nhìn chung những tỷ lệ này cho thấy dư nợ đạt tỷ lệ cao chiếm hơn 80% trong tổng dư nợ cho vay. Tuy nhiên, Vietinbank - chi nhánh 9 tập trung cho vay với đối tượng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ có đủ điều kiện và các khách hàng là cá nhân, hộ gia đình. Tuy nhiên món vay của khách hàng TDBL thường nhỏ nên mặc dù doanh số cho vay có tăng nhưng tỷ trọng trong tổng doanh số cho vay sẽ bị giảm. Đến năm 2017 kinh tế thế giới và trong nước có dấu hiệu hồi phục, Vietinbank chi nhánh 9 tích cực đẩy mạnh hoạt động TDBL. Để dư nợ tăng trưởng xứng với tiềm năng của dịch vụ này trong những năm tiếp theo thì Vietinbank - chi nhánh 9 cũng cần phải có những cải tiến toàn diện về chất lượng của hoạt động TDBL.

Cơ cấu tín dụng bán lẻ theo thời hạn

Bảng 2.5: Cơ cấu tín dụng bán lẻ theo thời hạn

ĐVT: tỷ đồng

Năm 2016 2017 2018

Chỉ tiêu Số tiền trọng Tỷ Số tiền trọng Tỷ Số tiền trọng Tỷ

(%) (%) (%)

Tổng dƣ nợ TDBL 308,0 100,0 400,0 100,0 497,0 100,0

Cơ cấu tín dụng bán lẻ theo thời hạn

-Ngắn hạn 200,2 65% 280 70% 337,96 68%

-Trung hạn và dài hạn 107,8 35 % 120 30% 159,04 32%

Nguồn: Phòng Quan hệ khách hàng Vietinbank CN 9

Xét theo thời hạn tín dụng, các khoản tín dụng bán lẻ tại chi nhánh tập trung vào các khoản vay ngắn hạn là chủ yếu chiếm tỷ lệ 65% trở lên. Điều này cho thấy các khoản vay trung và dài hạn chiếm tỷ trọng nhỏ do đó hạn chế trong việc khách hàng bán lẻ sử dụng nguồn vốn phục vụ cho mục đích dài hạn của mình, như đầu tư mua máy móc thiết bị…Đề ra giải pháp cho Vietinbank - chi nhánh 9 phải phát triển khoản tín dụng bán lẻ trung và dài hạn nhằm thỏa mãn được nhu cầu của khách hàng và nâng cao tỷ trọng TDBL.

Cơ cấu tín dụng bán lẻ theo hình thức

Bảng 2.6: Cơ cấu tín dụng bán lẻ theo hình thức

Năm 2016 2017 2018 Chỉ tiêu Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng (%) (%) (%) Tổng dƣ nợ TDBL 308,0 100,0 400,0 100,0 497,0 100,0

Cơ cấu tín dụng bán lẻ theo hình thức

Nguồn: Phòng Quan hệ khách hàng Vietinbank CN 9

Bên cạnh đảm bảo cho sự phát triển an toàn và bền vững của hệ thống, các khoản cho vay TDBL mà chủ yếu là TDBL có TSĐB. Dư nợ TDBL có TSĐB chiếm tỷ trọng từ 97 – 98% trong cơ cấu dư nợ TDBL theo hình thức của chi nhánh.

Cơ cấu tín dụng bán lẻ theo đối tƣợng khách hàng

Bảng 2.7: Cơ cấu tín dụng bán lẻ theo đối tƣợng khách hàng

Đvt: tỷ đồng TT Năm Chỉ tiêu 2016 2017 2018 So sánh (%) 2017/16 2018/17 1 Tổng dƣ nợ tín dụng cuối kỳ 1.168 1.368 1.593 117,12 116,45 2 Cơ cấu tín dụng bán lẻ theo đối tƣợng

khách hàng

Khách hàng ĐCTC 0 0 0 - -

Khách hàng doanh nghiệp 860 968 1.096 112,56 113,22

Khách hàng doanh nghiệp nhỏ, khách

hàng bán lẻ 308 400 497 129,87 124,25

Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Vietinbank CN 9

Số liệu bảng 2.7 cho thấy: Dư nợ tín dụng của Vietinbank chi nhánh 9 giai đoạn 2016-2018 tăng dần qua ba năm cả số tuyệt đối lẫn tương đối. Các thành phần khách hàng doanh nghiệp và khách hàng bán lẻ tăng cả số tuyệt đối (mức tăng hoặc giảm tuyệt đối) và số tươngđối (tức tốc độ tăng hoặc giảm) về dư nợ tín dụng

Tỷ lệ nợ xấu Bảng 2.8: Tỷ lệ nợ xấu Đvt: tỷ đồng TT Năm Chỉ tiêu 2016 2017 2018 So sánh (%) 2017/16 2018/17 1 Tổng dƣ nợ tín dụng cuối kỳ 1.168 1.368 1.593 117,12 116,45 2 Tổng Dư nợ tín dụng cá nhân 308 400 497 129,87 124,25 3 Tỷ lệ nợ xấu (%) 2,85 2,1 2,13 73,68 101,43 4 Tỷ lệ nợ xấu / tổng dư nợ TDBL(%) 3,07 2,05 1,13 66,78 55,12

Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Vietinbank CN 9

Tỷ lệ nợ xấu giảm từ 2,85% năm 2016 xuống còn 2,13% năm 2018. Với cơ cấu dư nợ tín dụng cá nhân chiếm tỷ trọng 37,9% so với tổng dư nợ cuối kỳ thì tỷ lệ nợ xấu so với tổng dư nợ TDBL là tương đối thấp. Với chiến lược phát triển thành ngân hàng đa năng thì việc tối đa hóa thị phần là điều cần thiết. Tuy nhiên việc phát triển chiều rộng đòi hỏi phải phát triển cùng chiều sâu, do đó để nợ xấu duy trì trong tầm kiểm soát Vietinbank cần chú trọng hơn nữa công tác thẩm định khách hàng ngay từ giai đoạn đầu khi lập hồ sơ vay vốn. Bởi vì số lượng khách hàng nhỏ lẻ thì công tác kiểm tra giám sát sau cho vay là rất khó khăn, mất nhiều chi phí, thời gian và công sức của cán bộ tín dụng.

2.3 Đánh giá hoạt động phát triển TDBL tại Vietinbank - chi nhánh 9

2.3.1 Dưới góc độ Ngân hàng

Để đánh giá phát triển TDBL dựa vào các chỉ tiêu đánh giá đã nêu trong chương 1, cụ thể:

Chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng bán lẻ: số liệu bảng 2.3 cho thấy sản phẩm TDBL của Vietinbank đã không ngừng tăng trưởng cao: Năm 2018 đạt 497 tỷ đồng tăng 24,25% so với năm 2017, tăng 61,36% so với năm 2016. Bên cạnh đó, lãi của hoạt động TDBL tại Vietinbank chi nhánh 9 tăng trưởng đều qua các năm từ mức 36,96 tỷ năm 2016 lên thành 74,55 tỷ năm 2018. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng về lãi TDBL lại có dấu hiệu chậm lại từ mức 51,5% ở năm 2016 về còn 33,1% ở năm 2018.

Chỉ tiêu mức tăng trưởng số lượng khách hàng:

Mức tăng trưởng về số lượng khách hàng cho biết số lượng khách hàng hàng năm đến giao dịch tại ngân hàng, đồng thời cho biết số lượng khách hàng tăng giảm của năm trước so với năm sau.

Bảng 2.9: Cơ cấu số lƣợng khách hàng theo sản phẩm TDBL Đvt: Khách hàng Năm 2016 2017 2018 Số lƣợng Tỷ trọng (%) Số lƣợng Tỷ trọng (%) Số lƣợng Tỷ trọng (%) Chỉ tiêu Tổng khách hàng có quan hệ TDBL 2508 100 2093 100 1730 100

- KH vay hỗ trợ nhu cầu nhà ở 52 2,07 118 5,64 131 7,57

- KH vay cá nhân, hộ kinh doanh 2197 87,60 1642 78,45 1282 74,10

- KH vay đảm bảo bằng GTCG 74 2,95 93 4,44 56 3,24

- KH vay tiêu dùng tín chấp 100 3,99 190 9,08 225 13,01

- KH vay mua ôtô 85 3,39 50 2,39 36 2,08

Nguồn: Phòng Quan hệ khách hàng Vietinbank CN 9

Qua bảng 2.9, cho thấy:

Trong giai đoạn 2016-2018, số lượng khách hàng có quan hệ TDBL tại Vietinbank chi nhánh 9 giảm xuống về số tuyệt đối, từ 2.508 khách hàng (năm 2016) xuống 2093 khách hàng (năm 2017) và năm 2018 chỉ còn 1.730 khách hàng.

Xét về tỷ trọng: tỷ trọng khách hàng vay cá nhân, hộ kinh doanh chiếm tỷ trọng cao nhất, sau đến khách hàng vay tiêu dùng tín chấp... Xu hướng theo tỷ trọng giảm với cho vay mua ô tô, cho vay khách hàng cá nhân, hộ kinh doanh, cho vay đảm bảo GTCG hoặc sổ tiết kiệm. Các sản phẩm TDBL còn lại xu hướng tăng. Dư nợ cho vay hộ kinh doanh chiếm tỷ trọng cao nhất nhưng không ổn định, còn lại là bốn loại cho vay khác, xét về tỷ trọng đều có xu hướng giảm.

Chỉ tiêu mức gia tăng thị phần:

Mức gia tăng thị phần là 1 chỉ tiêu quan trọng để đánh giá sự phát triển tín dụng bán lẻ, trong nền kinh tế thị trường thì khách hàng là thượng đế vì chính khách hàng mang lại lợi nhuận và sự thành công cho doanh nghiệp, trong lĩnh vực Ngân hàng cũng vậy, số lượng khách hàng đến với ngân hàng càng nhiều thể hiện ngân hàng đó hoạt động thành công, sản phẩm dịch vụ của ngân hàng đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng.

Bảng 2.10: Thị phần tín dụng bán lẻ của các ngân hàng (2016-2018)

Ngân hàng Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

ACB 10,9% 10,4% 9,7% Sacombank 10,1% 11,2% 9,2% Techcombank 4,9% 5,2% 5,7% Eximbank 6,0% 5,4% 6,6% Agribank 8,9 % 12,3 % 12,5 % TP Bank 10,5% 11,6% 10,9% VP Bank 8,5% 7,9% 8,0% Vietinbank 7,3% 8,2% 7,6% Khác 32,9% 27,8% 29,8%

Nguồn: Báo cáo thường niên của các ngân hàng Trong năm 2018 mặc dù dư nợ tín dụng bán lẻ của Vietinbank có tăng trưởng số tuyệt đối nhưng thị phần lại giảm đi, nguyên nhân là do dư nợ tín dụng của toàn hệ thống tăng trưởng mạnh. Nhìn chung thị phần của vietinbank trong tín dụng cá nhân không cao so với toàn hệ thống.

Chỉ tiêu tỷ trọng thu nhập từ TDBL trên tổng thu nhập:

Chỉ tiêu này càng lớn thể hiện sự đóng góp càng cao của hoạt động tín dụng bán lẻ tại ngân hàng. Trong tổng thể hoạt động kinh doanh của các NHTM tại Việt Nam thì hoạt động tín dụng đem lại nguồn thu chủ yếu, nguồn thu từ lãi cho vay luôn chiếm tỷ trọng lớn (thường khoảng hơn 70%) trong tổng thu nhập.Tại vietinbank với định hướng phát triển bán buôn đi đôi với bán lẻ thì việc tập trung phát triển tín dụng bán lẻ đã mang lại nguồn thu nhập từ hoạt động này. Điều này càng khẳng định xu hướng phát triển hoạt động tín dụng tại Vietinbank chi nhánh 9 trong thời gian tới là tập trung đẩy mạnh phát triển dựa trên nền tảng TDBL.

Tỷ lệ nợ xấu, nợ quá hạn trên tổng dư nợ TDBL

Bảng 2.2 cho thấy trong những năm gần đây công tác xử lý nợ xấu, nợ quá hạn tại chi nhánh luôn được chú trọng, tỷ lệ nợ xấu có xu hướng giảm dần từ năm 2016 đến năm 2018 điều này cho thấy chất lượng tín dụng bán lẻ của Vietinbank ở mức kiểm soát được. Trong thời gian qua, các ngân hàng thương mại Việt Nam đã có nhiều nổ lực xử lý nợ xấu, đặc biệt từ khi hoạt động này được hỗ trợ về mặt cơ sở pháp lý từ Nghị quyết số 42/2017/QH14 ngày 21/6/2017 của Quốc hội về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng đã mang lại nhiều kết quả tích cực. Tuy nhiên, tại một số ngân hàng thương mại, nợ xấu vẫn còn cao, ảnh hưởng đến tăng trưởng tín dụng cho nền kinh tế và vấn đề giảm lãi suất cho vay.

2.3.2 Dưới góc độ khách hàng

Nghiên cứu này tiếp cận đánh giá sự phát triển của hoạt động TDBL tại Vietinbank chi nhánh 9 trên cơ sở các yếu tố của mô hình đo lường chất lượng dịch vụ được đề xuất bởi Parasuraman và cộng sự (1988).

Khi nói đến chất lượng dịch vụ, chúng ta không thể nào không đề cập đến đóng góp rất lớn của Parasuraman và cộng sự (1988). Parasuraman và cộng sự (1988) định nghĩa chất lượng dịch vụ là “mức độ khác nhau giữa sự mong đợi của người tiêu dùng về dịch vụ và nhận thức của họ về kết quả của dịch vụ”. Các tác giả đã khởi xướng và sử dụng nghiên cứu định tính và định lượng để xây dựng và kiểm định thang đo các thành phần của chất lượng dịch vụ (gọi là thang đo SERVQUAL). Thang đo SERVQUAL được điều chỉnh và kiểm định ở nhiều loại hình dịch vụ khác nhau. Cuối cùng thang đo SERVQUAL bao gồm 22 biến để đo lường năm thành phần của chất lượng dịch vụ, đó là: độ tin cậy (reliability), tính đáp ứng (responsiveness), tính đảm bảo (assurance), phương tiện hữu hình (tangible) và sự đồng cảm (empathy).

Tiêu chí thứ nhất là sự tin cậy (reliability): Nói lên khả năng thực hiện dịch vụ

phù hợp và đúng hạn ngay lần đầu tiên.

sàng của nhân viên phục vụ cung cấp dịch vụ cho khách hàng.

Tiêu chí thứ ba là sự đồng cảm (empathy): Thể hiện qua khả năng hiểu biết

nhu cầu khách hàng thông qua việc tìm hiểu những đòi hỏi của khách hàng, quan tâm đến cá nhân họ và nhận dạng được khách hàng thường xuyên.

Tiêu chí thứ tư là năng lực phục vụ (ability): Nói lên khả năng tạo lòng tin cho

khách hàng, làm cho khách hàng tin cậy vào công ty. Khả năng này thể hiện qua tên tuổi và thương hiệu công ty, nhân cách của nhân viên dịch vụ giao tiếp trực tiếp với khách hàng.

Tiêu chí thứ năm là phương tiện hữu hình (tangibles): Thể hiện qua ngoại

hình, trang phục của nhân viên phục vụ, các trang thiết bị phục vụ dịch vụ.

Trên cơ sở 5 yếu tố được đề xuất từ mô hình chất lượng dịch vụ của Parasuraman và cộng sự (1988), tác giả tiến hành thảo luận nhóm với 10 cán bộ, nhân viên đang công tác tại Vietinbank chi nhánh 9 liên quan đến hoạt động TDBL nhằm tổng hợp và điều chỉnh các yếu tố cho phù hợp với bối cảnh và thực trạng phát triển TDBL tại Vietinbank chi nhánh 9. Cụ thể các yếu tố được xem có ảnh hưởng đến hoạt động phát triển TDBL tại Vietinbank chi nhánh 9 sau hiệu chỉnh bao gồm:

(1) Sự tin cậy (2) Sự đáp ứng

(3) Năng lực phục vụ (4) Sự đồng cảm

(5) Phương tiện hữu hình

Trên cơ sở các yếu tố đã hiệu chỉnh, tác giả đã hoàn thiện bảng khảo sát chính thức và thực hiện khảo sát bên ngoài với 220 khách hàng có quan hệ TDBL với Vietinbank chi nhánh 9. Trong đó số lượng phiếu hợp lệ thu về là 200 phiếu. Dữ liệu thu thập từ 200 phiếu này được xử lý, mã hóa và thực hiện phân tích bằng Excel 2010 để đánh giá các vấn đề đã nêu trên.

cho việc nhận xét khi sử dụng giá trị trung bình (mean) đánh giá mức độ hài lòng đối với từng yếu tố và sự hài lòng chung tác giả quy ước:

- Mean < 3.00: Mức thấp - Mean = 3.00 - 3.24: Mức trung bình - Mean = 3.25 - 3.49: Mức trung bình khá - Mean = 3.50 - 3.74: Mức khá cao - Mean = 3.75 - 3.99: Mức cao - Mean > 4.00: Mức rất cao

Kết quả khảo sát đã cho thấy mức đánh giá của khách hàng về thực trạng từng yếu tố khảo sát. Công việc phân tích thống kê mô tả sẽ làm rõ mức đánh giá này của khách hàng với từng thang đo. Cụ thể:

2.3.2.1 Sự tin cậy

Bảng 2.12: Thang đo Sự tin cậy

STT Câu hỏi Trung

bình

1 Vietinbank CN 9 cung cấp tiện ích về dịch vụ đúng

như cam kết 4.05

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hoạt động tín dụng bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh 9 (Trang 49)