Kinh nghiệm phát triển TDBL của Ngân hàng Bangkok tại Thái Lan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hoạt động tín dụng bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh 9 (Trang 34)

8. Bố cục của đề tài

1.3.1.3 Kinh nghiệm phát triển TDBL của Ngân hàng Bangkok tại Thái Lan

Thái Lan

Ngân hàng Bangkok có lợi thế được biết đến là một trong số các NHTM lớn nhất tại Thái Lan. Mặc dù có mạng lưới chi nhánh hoạt động rộng, nhưng Ngân hàng Bangkok vẫn tiếp tục định hướng phát triển các chi nhánh nhỏ để hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ, khách hàng cá nhân trên khắp Thái Lan.

Để phát triển hoạt động TDBL, Ngân hàng Bangkok đã xây dựng Trung tâm xử lý séc tiên tiến nhất Thái Lan, mở rộng các dịch vụ kinh doanh điện tử bằng cách

đưa ra các dịch vụ tiền mặt trực tiếp cho các chi nhánh ở cấp tỉnh và các đô thị chính. Đồng thời, với việc triển khai dịch vụ séc, Ngân hàng Bangkok cũng đã triển khai trên quy mô lớn về việc phát hành thẻ ghi nợ trên thị trường, dịch vụ khách hàng cũng được nâng cao khi Ngân hàng Bangkok cho ra đời Trung tâm hoạt động ngân hàng hiện đại qua điện thoại, cách dịch vụ ngân hàng khác nhằm cung cấp dịch vụ đầy đủ cho khách hàng trong suốt 24/24 giờ.

1.3.1.4 Kinh nghiệm phát triển TDBL tại Ngân hàng TP Bank

Dịch vụ ngân hàng bán lẻ được xem là xu hướng chung của nhiều ngân hàng tại Việt Nam cũng như trên thế giới. Tại Việt Nam, việc giới thiệu sản phẩm mới, nâng cấp dịch vụ, quảng bá thương hiệu được giới ngân hàng chú trọng.Thời gian qua, với định hướng đẩy mạnh mảng ngân hàng bán lẻ, Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank) liên tiếp có nhiều hoạt động để thu hút khách hàng, để nâng cao chất lượng chăm sóc khách hàng TPBank cho biết, với định hướng khách hàng là trọng tâm, TPBank luôn quan tâm sát sao tới chất lượng dịch vụ nhằm mang lại cho khách hàng những trải nghiệm tốt nhất. Đầu tư và phát triển mạnh nền tảng công nghệ và dịch vụ ngân hàng số là mục tiêu mà ngân hàng này chú trọng nhằm nâng cao tính cạnh tranh, thu hút khách hàng. Đây cũng là ngân hàng có hệ thống phòng giao dịch hiện đại, tiện ích với đội ngũ nhân viên nhiệt tình, tận tâm với khách hàng. Thường xuyên cập nhật, cải tiến cũng như giới thiệu tới người dùng những sản phẩm, dịch vụ ngân hàng số độc đáo, nhờ đó, TP Bank được đánh giá là một trong số nhà băng có nhiều sản phẩm, dịch vụ ngân hàng số độc đáo đáp ứng đúng nhu cầu của khách hàng.

1.3.2 Bài học kinh nghiệm về phát triển TDBL cho Vietinbank chi nhánh 9:

Thứ nhất, thực hiện chính sách đa dạng hoá các sản phẩm TDBL trên cơ sở áp

dụng công nghệ hiện đại để đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng.

Thứ hai, tích cực tìm kiếm nguồn khách hàng mục tiêu, nhanh chóng đưa ra

đầu tư xây dựng hệ thống thu thập xử lý thông tin kịp thời của từng đối tượng khách hàng.

Thứ ba, liên kết với các công ty, doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp nhà

nước trên địa bàn trong việc bán các sản phẩm, nhằm phục vụ tốt hơn nhu cầu của khách hàng, đồng thời góp phần thúc đẩy gia tăng doanh số và lợi nhuận của Chi nhánh.

1.4 Cácnghiên cứu trƣớc liên quan

Để thực hiện được bài luận văn này tác giả đã tìm hiểu và nghiên cứu một số bài báo, công trình nghiên cứu của những người đi trước có liên quan. Cho đến thời điểm hiện tại đã có rất nhiều nghiên cứu, bài báo viết về chủ đề này. Nhìn chung, các nghiên cứu trước về chủ đề phát triển hoạt động TDBL đã cho thấy tầm quan trọng của hoạt động này trong quá trình phát triển ngân hàng, và đã hệ thống hóa được cơ sở lí luận về hoạt động TDBL và phát triển hoạt động TDBL. Tuy nhiên, trong mỗi giai đoạn nghiên cứu khác nhau với bối cảnh đặc điểm kinh tế xã hội, nhu cầu thị trường khác nhau và tiềm lực của mỗi ngân hàng cũng khác nhau nên điều kiện khai thác khách hàng và phát triển hoạt động TDBL tại mỗi đơn vị cũng khác nhau. Bên cạnh đó, do mục đích và yêu cầu khác nhau, và đặc thù riêng của từng ngân hàng mà các nghiên cứu trên chỉ tập trung phân tích, đánh giá và đưa ra các kiến nghị, đề xuất giải pháp cho từng ngân hàng cụ thể và gần như không thể áp dụng các giải pháp đó cho các tổ chức khác. Chính vì vậy, đề tài phát triển TDBL trong bối cảnh của Vietinbank - chi nhánh 9 mà tác giả lựa chọn làm luận văn không trùng lắp với các nghiên cứu trước, kết quả nghiên cứu của đề tài xuất phát từ thực trạng phát triển TDBL của Chi nhánh và bối cảnh kinh tế xã hội của địa phương nên sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích cho Ban lãnh đạo Vietinbank - chi nhánh 9 nói riêng và Ngân hàng Vietinbank nói chung vận dụng các giải pháp đề xuất để phát triển hơn nữa hoạt động TDBL trên địa bàn trong tương lai.

Tô Khánh Toàn (2014) đã thực hiện nghiên cứu đề tài“Phát triển tín dụng bán

ra một số bài học kinh nghiệm từ một số nước trên thế giới về phát triển tín dụng bán lẻ có giá trị tham khảo cho các ngân hàng TMCP nói chung và Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam.

Đào Lê Kiều Oanh (2012) đã thực hiện nghiên cứu “Phát triển dịch vụ ngân hàng bán buôn và ngân hàng bán lẻ tại Vietinbank”. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra

được sự khác biệt giữa dịch vụ ngân hàng bán buôn và ngân hàng bán lẻ; Phân tích thực trạng phát triển dịch vụ ngân hàng bán buôn và bán lẻ của Vietinbank giai đoạn 2006-2017; Đưa ra một số giải pháp để phát triển cân đối giữa dịch vụ ngân hàng bán buôn và ngân hàng bán lẻ tại Vietinbank.

Nghiên cứu “Phát triển hoạt động TDBL tại Việt Nam hiện nay” của Lê Thị

Kim Huệ (Tạp chí Kinh tế và dự báo số 21 tháng 11/2013). Tác giả đã khái quát thực trạng TDBL tại Việt Nam trong thời gian qua như quy mô và tốc độ tăng trưởng TDBL giai đoạn 2007 - 2012, triển vọng phát triển TDBL, những điểm còn hạn chế về việc quản lí hoạt động TDBL, hệ thống quản trị rủi ro TDBL của các NHTM nói chung, lãi suất TDBL và đưa ra những khuyến nghị nhằm phát triển hệ thống TDBL.

Đặng Ngọc Việt (2012) với đề tài “Giải pháp phát triển hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Đà Nẵng” đã hệ thống hoá lý luận về phát triển hoạt động cho vay đối với khách hàng

cá nhân, đánh giá kết quả phát triển hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Chi nhánh Đà Nẵng qua các năm 2012-2016. Đề tài đã tiến hành khảo sát khách hàng nhằm thu thập ý kiến của khách hàng về quá trình tiếp cận vay vốn tại ngân hàng, trong đó chú trọng vào các lĩnh vực chính có tác động trực tiếp đến việc vay vốn cũng như tìm ra các đặc điểm cơ bản của ngân hàng trong quá trình cho vay. Đề tài đã tổng kết được những hạn chế cơ bản của ngân hàng trong việc phát triển hoạt động cho vay khách hàng cá nhân và qua đó đề xuất các giải pháp.

Nguyễn Thanh Hồng (2007) với đề tài “Một số giải pháp phát triển TDBL

trên địa bàn tỉnh Đồng Nai” đã nêu được những lý luận chung về tín dụng và tín

phân tích được thực trạng hoạt động TDBL trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, trên cơ sở đó đánh giá những kết quả đạt được và những tồn tại còn mắc phải. Từ đó tác giả đưa ra một số giải pháp khắc phục những vấn đề còn tồn tại. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, đề tài vẫn còn hạn chế về thời gian nghiên cứu từ năm 2007 trở về trước nên không còn phù hợp với tình hình nền kinh tế cũng như hoạt động của các NHTM hiện nay.

Nguyễn Thị Loan (2007) với đề tài “Phát triển hoạt động TDBL tại Ngân hàng TMCP Quân đội” đã giải quyết được những nội dung sau: hệ thống hoá được

các vấn đề lý luận chung về tín dụng và TDBL của NHTM; phân tích được thực trạng hoạt động TDBL của Ngân hàng TMCP Quân đội trong giai đoạn 2004-2006, trên cơ sở đó, đánh giá những kết quả đạt được và những tồn tại còn mắc phải. Tuy nhiên, đề tài chưa nêu được các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển hoạt động TDBL của ngân hàng, bối cảnh nghiên cứu của đề tài không còn phù hợp với thực tiễn phát triển.

TÓM TẮT CHƢƠNG 1

Chương 1 đã trình bày cơ sở lý thuyết về phát triển TDBL và lược khảo các nghiên cứu liên quan, có thể kết luận một số trọng tâm như sau:

- Tiếp cận các khái niệm về TDBL và phát triển TDBL, trong đó tập trung làm rõ: khái niệm về TDBL, đặc điểm và vai trò của TDBL, phân loại TDBL, phát triển TDBL và các chỉ tiêu đo lường phát triển TDBL.

- Lược khảo các nghiên cứu trước về chủ đề phát triển TDBL, trên cơ sở đó, đánh giá và làm nổi bật những đóng góp thực tiễn của nghiên cứu trong bối cảnh và những đặc thù riêng của Vietinbank chi nhánh 9.

Nội dung cơ sở lý thuyết về phát triển TDBL và lược khảo các nghiên cứu liên quan trong chương 1 là cơ sở để xây dựng phương pháp nghiên cứu phù hợp đồng thời làm nền tảng cho các phân tích, đánh giá về thực trạng phát triển TDBL tại Vietinbank chi nhánh 9 ở Chương 2.

CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG BÁN LẺ TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƢƠNG VIỆT NAM

CHI NHÁNH 9

2.1 Giới thiệu về Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Công Thƣơng Việt Nam – Chi nhánh 9

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Vietinbank chi nhánh 9

Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh 9 là đơn vị trực thuộc Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam.

Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh 9 hiện đặt trụ sở chính tại Số 1, đường Nguyễn Oanh, phường 10, Quận Gò Vấp, Thành Phố Hồ Chí Minh. Ngoài ra, Vietinbank CN 9 hiện có 08 Phòng giao dịch trực thuộc bao gồm: PGD Thái Sơn, PGD Nguyễn Văn Nghi, PGD An Nhơn, PGD Chợ Cầu, PGD Cây Trâm, PGD Gò Vấp, PGD Hạnh Thông Tây, PGD Nguyễn Kiệm.

2.1.2 Cơ cấu tổ chức

Về nhân sự và tổ chức bộ máy: Tính đến tháng 12 năm 2018 tổng số cán bộ của Chi nhánh là 85 người trong đó có tới 45 người là nhân viên nữ số còn lại là nam, có tổ chức bộ máy gồm Ban Giám đốc, 08 phòng nghiệp vụ và 08 Phòng giao dịch trực thuộc.

Khối quản lý khách hàng: Chi nhánh có 02 Phòng Quan hệ khách hàng doanh nghiệp và quan hệ khách hàng cá nhân.

Khối quản lý rủi ro gồm có: Phòng Quản lý rủi ro Khối quản lý nội bộ gồm có: Phòng Quản lý Nội bộ.

Khối tác nghiệp gồm có: Phòng Quản trị tín dụng, Phòng giao dịch khách hàng, Phòng quản lý và dịch vụ kho quỹ.

Khối trực thuộc gồm có 08 phòng giao dịch: PGD Thái Sơn, PGD Nguyễn Văn Nghi, PGD An Nhơn, PGD Chợ Cầu, PGD Cây Trâm, PGD Gò Vấp, PGD Hạnh Thông Tây, PGD Nguyễn Kiệm.

Dưới đây là sơ đồ bộ máy tổ chức của Vietinbank CN 9:

Hình 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Vietinbank CN 9

Nguồn: Phòng Quản lý Nội bộ - Vietinbank CN 9

Chức năng của từng bộ phận:

* Khối Quản lý khách hàng gồm các phòng khách hàng doanh nghiệp, phòng khách hàng cá nhân:

- Tham mưu, đề xuất chính sách, kế hoạch phát triển quan hệ khách hàng. - Trực tiếp tiếp thị và bán sản phẩm (sản phẩm bán buôn, tài trợ thương mại, kinh doanh vốn và tiền tệ, các sản phẩm dịch vụ ngân hàng bán lẻ, ...)

- Chịu trách nhiệm thiết lập, duy trì và phát triển quan hệ hợp tác với khách hàng và bán sản phẩm của ngân hàng.

- Trực tiếp đề xuất hạn mức, giới hạn tín dụng và đề xuất tín dụng. Theo dõi, quản lý tình hình hoạt động của khách hàng. Kiểm tra giám sát quá trình sử dụng vốn vay, tài sản đảm bảo nợ vay. Đôn đốc khách hàng trả nợ gốc, lãi (kể cả các khoản nợ đã chuyển ngoại bảng). Đề xuất cơ cấu lại thời hạn trả nợ, theo dõi thu đủ nợ gốc, lãi, phí (nếu có) đến khi tất toán hợp đồng tín dụng. Xử lý khi khách hàng

Khối Quản lý Khách hàng

Phòng KH Cá nhân Phòng KH Doanh nghiệp

Khối Quản lý Rủi ro

Phòng Quản lý Rủi ro

Khối Quản lý Nội bộ

Phòng Quản lý Nội bộ

Khối Tác nghiệp

Phòng Giao dịch Khách hàng

Phòng Quản lý và Dịch vụ Kho quỹ Phòng Quản trị tín dụng

Khối trực thuộc

PGD Thái Sơn PGD Nguyễn Văn Nghi PGD An Nhơn PGD Chợ Cầu PGD Cây Trâm PGD Gò Vấp PGD Hạnh Thông Tây PGD Nguyễn Kiệm Ban Giám đốc

không đáp ứng được các điều kiện tín dụng. Phát hiện kịp thời các khoản vay có dấu hiệu rủi ro và đề xuất xử lý.

- Các nhiệm vụ và chức năng khác theo quy định của Vietinbank.

* Khối Quản lý Rủi ro gồm phòng Quản lý Rủi ro.

- Tham mưu đề xuất chính sách, biện pháp phát triển và nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng.

- Quản lý, giám sát, phân tích, đánh giá rủi ro tiềm ẩn đối với danh mục tín dụng của chi nhánh; duy trì và áp dụng hệ thống đánh giá, xếp hạng tín dụng vào việc quản lý danh mục.

- Đầu mối nghiên cứu, đề xuất trình lãnh đạo phê duyệt hạn mức, điều chỉnh hạn mức, cơ cấu, giới hạn tín dụng cho từng ngành, từng nhóm và từng khách hàng phù hợp với chỉ đạo của Vietinbank và tình hình thực tế tại Chi nhánh. Kiểm tra việc thực hiện giới hạn tín dụng của các Phòng liên quan và đề xuất xử lý nếu có vi phạm.

- Đầu mối đề xuất trình Giám đốc kế hoạch giảm nợ xấu của Chi nhánh, của khách hàng và phương án cơ cấu lại các khoản nợ vay của khách hàng theo quy định.

- Giám sát việc phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro; tổng hợp kết quả phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro gửi Phòng Tài chính kế toán để lập cân đối kế toán theo quy định.

- Đầu mối phối hợp với các bộ phận liên quan thực hiện đánh giá tài sản đảm bảo theo đúng quy định của Vietinbank.

- Thu thập, quản lý thông tin về tín dụng, thực hiện các báo cáo về công tác tín dụng và chất lượng tín dụng của chi nhánh; lập báo cáo phân tích thực trạng tài sản đảm bảo nợ vay của chi nhánh.

- Các nhiệm vụ và chức năng khác theo quy định của Vietinbank.

* Khối tác nghiệp gồm phòng Giao dịch Khách hàng, Quản lý và dịch vụ kho quỹ, Quản trị Tín dụng.

- Phòng Giao dịch Khách hàng: Trực tiếp quản lý tài khoản và giao dịch với khách hàng; Thực hiện công tác phòng chống rửa tiền đối với các giao dịch phát sinh theo quy định của Nhà nước và của Vietinbank; phát hiện, báo cáo và xử lý kịp thời các giao dịch có dấu hiệu đáng ngờ trong tình huống khẩn cấp; Kiểm tra tính pháp lý, tính đầy đủ, đúng đắn của các chứng từ giao dịch; …

- Phòng Quản lý và Dịch vụ Kho quỹ: Quản lý kho tiền và quỹ nghiệp vụ (tiền mặt, hồ sơ tài sản thế chấp, cầm cố, chứng từ có giá, vàng, bạc đá quý...) của ngân hàng và của khách hàng; Chịu trách nhiệm: Đề xuất, tham mưu với Giám đốc chi nhánh về các biện pháp, điều kiện đảm bảo an toàn kho, quỹ và an ninh tiền tệ; phát triển các dịch vụ về kho quỹ; thực hiện đúng quy chế, quy trình quản lý kho quỹ; Chịu trách nhiệm hoàn toàn về đảm bảo an toàn kho quỹ và an ninh tiền tệ, bảo đảm an toàn tài sản của Chi nhánh/Vietinbank và của khách hàng; …

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hoạt động tín dụng bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh 9 (Trang 34)