1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
3.3.6 Các kiến nghị khác
▪ Đề nghị Chính phủ cho giãn tiến độ nộp tiền sử dụng đất theo tiến độ kinh doanh sản phẩm của DN và giãn tiến độ nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập DN. Đề nghị sửa đổi Thông tư số 16/2010/TT-BXD ngày 1/9/2010 của Bộ Xây dựng, để cho phép người mua căn hộ đã có biên bản bàn giao căn hộ, nhưng chưa có chủ quyền được chuyển nhượng căn hộ.
▪ Kiến nghị cho phép điều chỉnh công năng dự án, điều chỉnh quy hoạch chi tiết và thiết kế căn hộ theo hướng tạo ra sản phẩm phù hợp với nhu cầu và khả năng tài chính của đông đảo người tiêu dùng trên thị trường. Cần hoàn chỉnh quy hoạch phát triển đô thị toàn quốc và từng vùng. Ngăn chặn ngay tình trạng phát triển đô thị tự phát; coi trọng công tác quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết và thiết kế đô thị.
▪ Đề nghị cho phép điều chỉnh công năng các dự án nhà ở để sử dụng có hiệu quả đất dự án vào các mục đích thương mại, dịch vụ… theo cam kết của chủ đầu tư với chính quyền địa phương.
▪ Đề nghị Bộ Xây dựng sớm ban hành mới bộ quy chuẩn xây dựng, tiêu chuẩn thiết kế chung cư căn hộ vừa và nhỏ để các DN có cơ sở thực hiện. Đề nghị bãi bỏ quy định tỷ lệ căn hộ trong chung cư theo công thức 1-2-1, chuyển sang quy mô căn hộ do DN tự lựa chọn cho phù hợp với nhu cầu của thị trường và phù hợp với quy hoạch được duyệt.
Để xây dựng thị trường BĐS phát triển ổn định, lành mạnh, minh bạch và bền vững, đòi hỏi phải có quyết tâm chính trị cao, tầm nhìn dài hạn và có sự phối hợp đồng bộ giữa các cơ quan bộ, ngành nhằm phát huy cao độ vai trò của đội ngũ doanh nhân và DN BĐS. Sự phối hợp đó bao gồm từ việc hoàn thiện hệ thống pháp luật (Quốc hội), điều hành thông suốt từ Chính phủ đến các bộ, chính quyền địa phương, đặc biệt là vai trò của Bộ Xây dựng, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước.
TÓM TẮT CHƯƠNG 3
Trong chương 3 tập trung vào các giải pháp, kiến nghị nhằm phát triển tín dụng bất động sản của các Ngân hàng thương mại ở khu vực Thành Phố Hồ Chí Minh.
- Cơ sở đề xuất giải pháp: Mở rộng quy mô và kiểm soát chất lượng tín dụng; Định hướng phát triển thị trường bất động sản.
- Các giải pháp phát triển tín dụng bất động sản - Kiến nghị khác
Để phát triển tín dụng nói chung và hoạt động tín dụng bất động sản với khu vực Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng tại các NHTM.Không thể thực hiện thành công một chính sách, một giải pháp nếu thiếu sự chung lòng của các chủ thể tham gia và hình thành nên những phát sinh mới. Các thành phần kinh tế cần nâng cao ý thức, trình độ và khả năng trong tất cả các hành vi và quyết định,góp phần ổn định và phát triển kinh tế đất nước. Ngoài ra trong phần này cũng đưa ra một số kiến nghị đối với cơ quan quản lý nhà nước để góp phần phát triển thị trường bất động sản Thành Phố Hồ Chí Minh.
KẾT LUẬN
Nhiều năm qua hoạt động tín dụng bất động sản mang lại nhiều rủi ro nhưng cũng đi đôi với lợi nhuận tương ứng khá lớn cho Ngân hàng và đóng góp quan trọng vào việc phát triển thị trường nhà đất khu vực Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và cả nước nói chung, qua đó tác động tích cực đến việc phát triển kinh tế xã hội chung của đất nước.
Nhìn chung thị trường bất động sản gắn liền với tín dụng ngân hàng,ngân hàng với vai trò là nhà tài trợ vốn cho thị trường bất động sản.Vì thế mà không thể tránh khỏi trong rủi ro cho vay BĐS khi thị trường ảm đạm,thị trường BĐS chịu tác động lớn của cơ chế chính sách và môi trường pháp lý của Nhà nước.Chính cơ chế chính sách của Nhà nước sẽ tạo kích cung và cầu của thị trường bất động sản,tạo cơ chế khai thông cho nguồn vốn thị trường bất động sản phát triển.
Trong những năm qua, tín dụng ngân hàng trong lĩnh vực bất động sản còn nhiều bất cập: dòng vốn tín dụng tăng nhanh nhưng thiếu tính ổ định, chất lượng tín dụng chưa cao,mức độ đáp ứng vốn cho cầu nhà ở còn hạn chế.
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là hệ thống hóa lý luận: phân tích,đánh giá thực trạng,rút ra các thành tựu,hạn chế,nguyên nhân hạn chế của việc phát triển tín dụng bất động sản tại NHTM trên địa bàn TP.HCM thời gian qua;xác định các thành phần phát triển về số lượng và chất lượng;đề xuất các giải pháp phát triển thị trường bất động sản tại các NHTM trên địa bàn TP.HCM trong thời gian sắp tới,luận văn đã tập trung những nội dung chủ yếu sau:
Một là, luận văn đã tổng hợp những lý luận cơ bản về phát triển tín dụng bất động sản của các NHTM.
Bên cạnh đó, luận văn đã nêu lên một số bài học kinh nghiệm trong việc phát triển tín dụng bất động sản. Những lý luận nêu trên làm cơ sở cho việc thực hiện nhiệm vụ, mục tiêu nghiên cứu của đề tài.
Hai là, luận văn khái quát được thực trạng hoạt động của các NHTM và tình hình kinh tế xã hội của TP.HCM
Tiếp theo,luận văn phân tích đánh giá thực trạng phát triển tín dụng bất động sản tại các NHTM ở TP.HCM.Trong đó luận văn đã đề cập đến hoạt động huy động vốn và cho vay của các NHTM trên địa bàn;Hoạt động tín dụng bất động sản thông qua đánh giá các chỉ tiên như dư nợ tín dụng,tỷ trọng dư nợ tín dụng,tỷ lệ nợ xấu…Luận văn đã đánh giá hiệu quả phát triển tín dụng tại các NHTM giai đoạn 2007-2015 thông qua khái quát điểm mạnh ,điểm yếu và các nguyên nhân của các NHTM.
Ba là, trên cơ sở các thành tựu, hạn chế và các nguyên nhân của hạn chế đã đề cập trong chương 2, sang chương 3, luận văn đã đưa ra những giải pháp nhằm đẩy mạnh phát triển tín dụng bất động sản tại các NHTM của TP.HCM trong thời gian tới.
- Đưa ra cơ sở đề xuất giải pháp phát triển tín dụng BĐS như mở rộng quy mô và chất lượng tín dụng BĐS.
- Định hướng phát triển thị trường bất động sản và tín dụng bất động sản đến năm 2025.
- Các biện pháp tín dụng về phía NHNN bao gồm: minh bạch hóa thông tin tìn dụng bất động sản,xây dựng hệ thống co sở dữ liệu phục vụ định giá phát triển tín dụng bất động sản;kiểm soát rủi ro tín dụng BĐS của NHNN;khuyến khích quan hệ liên kết giữa chủ đầu tư-Ngân hàng-khách hàng
- Các biện pháp tín dụng về phía các NHTM bao gồm: xây dựng lại cơ chế cho vay riêng đối với lĩnh vực bất động sản; nâng cao chất lượng thẩm định tài sản đảm bảo là BĐS; tăng cường kiểm tra giám sát BĐS sau khi vay; nâng cao năng lực quản trị rủi ro.
- Các biện pháp về phía Chính phủ: Tạo điều kiện thuận lợi cho nguồn vốn của TTBĐS; đẩy mạnh công khai,minh bạch các thông tin ổn định thị trường BĐS - Các biện pháp về phía nhà kinh doanh bất động sản: tăng cường huy động nguồn vốn, tái cơ cấu danh mục đầu tư, rút ngắn thời gian thực hiện dự án chuyên nghiệp hóa trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản…
Sau đó, luận văn nêu một số kiến nghị nâng cao tính minh bạch thông tin về hiện trạng, kiểm soát dòng vốn và giao dịch bất động sản…và một số kiến nghị khác. Những giải pháp được đề nghị trong đề tài này sẽ góp một phần nhỏ để hoàn thiện mục tiêu chung.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
TIẾNG VIỆT
1. “Báo cáo thịtrường bất động sản năm 2015 và dự báo năm 2016”-Hiệp hội bất động sản nhà đất Việt Nam.
2. “Báo cáo giải trình chất vấn tại phiên họp thứ 10 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội”-Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
3. Các báo cáo của Ngân hàng nhà nước chi nhánh Tp.HCM từ năm 2007-2015 4. CBRE, các báo cáo quý từ năm 2007 đến 2010
5. Cục thống kê TP.HCM (2015), Niên giám thống kê năm 2015, NXB Thống kê.
6. Công ty chứng khoán Vietcombank (2015), “Báo cáo ngành ngân hàng”. 7. Dương Thị Bình Minh và các cộng sự (2011), “Tín dụng bất động sản tại các
ngân hàng thương mại trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh”, Tạp chí Phát triển kinh tế số 250.
8. Đề cương chi tiết kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội thành phố giai đoạn 2016- 20120”-Ủy ban nhân dân Tp.HCM.
9. Đinh Văn Ân (2009), Chính sách phát triển thị trường bất động sản: kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam, NXB Thống kê.
10. Đoàn Thanh Hà & Lê Thanh Ngọc, “Mối quan hệ giữa tín dụng ngân hàng và giá nhà đất”, Tạp chí phát triển hội nhập 11(21) - Tháng 7-8/2013 - Đại học kinh tế tài chính Tp.HCM.
11. Hoàng Văn Cường (2006), Thị trường bất động sản, NXB Xây dựng
12. Hoàng Thị Thanh Hằng (2014), Các biện pháp tín dụng nhằm phát triển bền vững thị trường bất động sản, Đề tài NCKH cấp ngành.
13. Lê Tấn Phước (2013), “Nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại các NHTM Tp.HCM giai đoạn 2013-2017”, Tạp chí phát triển và hội nhập số 12(22)-tháng 9-10/2013- Đại học kinh tế tài chính Tp.HCM.
14. Lê Thanh Ngọc (2014), “Bong bóng bất động sản nhà đất để ở tại Tp.HCM”,
cuộc đổi mới ở Việt Nam”, NXB Khoa học-Kỹ thuật Hà Nội
16. Lê Xuân Nghĩa (2015), “Thị trường BĐS và hệ thống tài chính”, Bài tham luận diễn đàn …
17. Luật kinh doanh bất động sản (2014), cổng thông tin điện tử nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
18. Nguyễn Quốc Anh và các cộng sự (2013), “Phát triển tín dụng nhà ở cho người có thu nhập thấp tại các NHTM trên địa bàn TP.HCM”, đề tài NCKH cấp trường mã số CS-2011-43
19. Nguyễn Thị Mai Trang (2006), “Chất lượng dịch vụ so sánh giữa hai mô hình chất lượng kỹ thuật, chất lượng kỹ năng và servquanl”. Tạp chí Phát triển KH và CN, Tập 9, Số 10 – 2006, trang 58
20. Quốc hội (2010), Luật các Tổ chức Tín dụng, ban hành năm 2010, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội và truy cập tại :http://luatkhaiphong.com/Luat-Ngan- hang/Luat-Cac-to-chuc-tin-dung-so-47/2010/QH12-614.html (Ngày truy cập 22/7/2016)]
21. Tổng cục Thống kế: Niên giám thống kê các năm từ 2007 - 2015
22. Trung tâm Từ điển Việt Nam (1995), Từ điển Bách khoa, tập I, Nxb Từ điển Bách khoa, Hà Nội.
23. Tổ chức Quốc tế về Tiêu chuẩn hóa, (1987) Tiêu chuẩn ISO 8402:2000 (Quality Management and Quality Asurance) (trích 1987/ISO8402), Nhà xuất bản Khoa học & Kỹ thuật năm 2009, Hà Nội.
24. Từ điển.com (2015): Truy cập tại http://www.xn--t-in- 1ua7276b5ha.com/household [Ngày truy cập 10/7/2015]
25. Viện Nghiên cứu Khoa học và Công nghệ Ngân hàng (2013) “Tín dụng bất động sản và bong bóng bất động sản: thực trạng và giải pháp”.
26. Viện Thẩm định giá Hoa kỳ, “The Appraisal of Real Estate”, Twelfth Edition. Appraisal Institue
27. Chính Phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2006), “Nghị định số 17/2006/NĐ-CP ngày 27 tháng 01 năm 2000
Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương, “Thị trường bất động sản Việt Nam, thực trạng và giải pháp”
TIẾNG ANH
28. Gerlach. S., (2004), Bank lending and property prices in Hong Kong, Journal of Banking & Finance, 29, 461-81
29.David Begg, Stanley Fischer và Rudiger Dorndusch (2005), Kinh tế học vĩ mô, bản dịch của NXB Thống kê
30.Các trang Web:
- Các trang web của các NHTM trên địa bàn TP.HCM
- Cục thống kê Tp.HCM: http://www.pso.hochiminhcity.gov.vn/ -CB Richard Ellis (Việt Nam)-Hội thảo thị trường nhà ở:
http://www.cbrevietnam.com
- Cổ phiếu 68 :http://www.cophieu68.vn/ - NHNN Việt Nam:http://www.sbv.gov.vn
- Hoàng Nam (2015), Nhìn lại chu kỳ thăng trầm của thị trường bất động sản Việt Nam, http://cafeland.vn/phan-tich/nhin-lai-chu-ky-thang-tram-cua- thi-truong-bat- dong-san-viet-nam--20714.html, cập nhật 10/02/2016 8:24 AM
- Federal Research Bank of St.Louis.(201).Federal Research Bank of St.Louis.Retrie June 2015,from Federal Research Bank of St.Louis http://research.stlouisfed.org/
- NHNN Việt Nam – Trung tâm thông tin tín dụng quốc gia Việt Nam: http://www.cicb.vn
-Tổng cục thống kê:http://www.gso.gov.vn
31. Chính Phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2015), “Nghị định số 76/2015/NĐ-CP ngày 10 tháng 9 năm 2015”.
32. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật (2014), “Luật kinh doanh bất động sản số 66
33. Chính Phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2006), “Nghị định số 02/2006/NĐ-CP ngày 05 tháng 01 năm 2006”