Khái niệm nữ quyền

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề nữ quyền trong sáng tác của một số nhà văn dân tộc thiểu số (khu vực miền núi phía bắc việt nam)​ (Trang 27 - 35)

7. Cấu trúc của luận văn

1.2.1. Khái niệm nữ quyền

Nói đến khái niệm về “nữ quyền”, không giống như các lý thuyết khác, nền tảng khái niệm lý thuyết của thuyết nữ quyền không bắt nguồn từ công thức lý thuyết đơn lẻ nào, do vậy không có định nghĩa lý thuyết cụ thể nào của thuyếtnữ quyền phù hợp cho mọi phụ nữ ở mọi thời đại. Khái niệm nữ quyền ra đời như một tất yếu của lịch sử loài người. Nếu tra từ“nữ quyền”(Feminism) trong từ điển thì từ này đều mang những ý nghĩa là: “Phong trào đấu tranh của nữ giới đòi bình đẳng giới tính, lý thuyết bình đẳng về chính trị, kinh tế về xã hội giữa nam và nữ giới hay là học thuyết ủng hộ quyền bình đẳng giữa hai giới về mặt chính trị, xã hội và nhiều quyền lợi khác”. Ở đây, nữ quyền là những lý thuyết xã hội về sự khác biệt và bất bình đẳng giới, những cách thức đạt được bình đẳng giới. Khái niệm về nữ quyền không phải là một lý thuyết nào đó mà là tổng hòa nhiều lý thuyết và quan điểm khác nhau, mỗi lý thuyết đều cố gắng mô tả sự áp bức phụ nữ, mô tả về nguyên nhân và kết quả của nó và đưa ra những chiến lược giải phóng phụ nữ theo các cách riêng của mình.

Vậy nữ quyền là gì? Có nhiều quan niệm khác nhau về nữ quyền, sau đây là một cách hiểu về khái niệm nữ quyền: “Nữ quyền là quyền của phụ nữ và hiểu đầy đủ thì đó là đấu tranh cho quyền bình đẳng của phụ nữ. Với niềm tin dựa

trên nguyên tắc cho rằng phụ nữ phải có các quyền và cơ may trong cuộc sống như nam giới về chính trị, kinh tế, luật pháp…”[55]

Dù hiểu theo quan niệm nào thì cách hiểu thông dụng nhất là “Quyền bình đẳng của phụ nữ trên mọi lĩnh vực kinh tế xã hội và giáo dục. Khái niệm nữ quyền nếu hiểu ở cấp độ rộng là quyền lợi của người phụ nữ đặt trong thế tương quan với quyền lợi của nam giới để đạt đến cái gọi là nam nữ bình quyền. Ở cấp độ hẹp thì nữ quyền có mối liên quan với các khái niệm như giới tính và phái tính trong văn học. Nếu giới tính, phái tính là những công cụ để khu biệt đặc tính giữa hai phái (nam/nữ) thì khái niệm nữ quyền không chỉ dừng lại ở đó mà mục đích của nó hướng tới sự bình quyền nam/nữ đồng thời tạo ra hệ quy chuẩn riêng của nữ giới”[26, tr.317]

1.2.2.Quan niệm về nữ quyền trong văn học

Sống trong dòng chảy của văn học, nhà văn luôn đến với cuộc sống để cảm nhận và khám phá nó.Van Gogh đã từng nói “Không có gì nghệ thuật hơn bản thân lòng yêu quý con người”, đó là chân lí cuộc sống và chân lí của văn học. Văn học giúp con người chung sống với nhau bằng tình cảm đẹp đẽ, sự sẻ chia và cảm thông, nuôi dưỡng tình thương trong con người, lên án những gì chà đạp lên giá trị con người và đòi quyền con người.

Người phụ nữ từ xưa đến nay về chính trị bị áp bức, về xã hội bị chèn ép nhấn chìm, về kinh tế thì cam chịu nghèo khổ, về văn hóa bị nam tính tước đoạt (đàn bà con gái ít được đi học), tư tưởng tình cảm rơi vào trạng thái đè nén. Cho nên nữ quyền phải đảm nhận sứ mệnh giải phóng phụ nữ trên mọi phương diện văn học, chính trị học, kinh tế, xã hội học…Trước khi văn học Việt Nam hình thành dòng văn học viết về nữ quyền thì trên thế giới đã chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của phong trào nữ quyền-một phong trào đấu tranh vì quyền bình đẳng cho phái nữ, có ảnh hưởng mạnh mẽ và ăn sâu vào sống văn học, trở thành “chủ nghĩa nữ quyền trong văn học”.Một số tác phẩm đòi quyền lợi cho phụ nữ như: Một minh chứng cho các quyền của phụ nữ của Mary Woll-stonecraft (1972) hoặc trong một

số bài thảo luận của các tác giả nam giới như Milton, Pope và Rousseau;tác phẩm Phụ nữ và lao động của Olive Schreiner (1911); tác phẩm Căn phòng riêng Viginia Woolf (1929) là bức tranh sinh động về những bất công dành cho phụ nữ trên con đường học vấn và trong vấn đề hôn nhân và làm mẹ. Simone de Beauvoir với tác phẩm Giới tính thứ hai (1949) là một phần quan trọng trong bức tranh sinh động về phụ nữ. Simone từng khẳng định“Người ta sinh ra không phải là phụ nữ, người ta trở thành phụ nữ” [26, tr.256].Câu nói nổi tiếng này cũng đã khẳng định sự bình đẳng giữa con người với con người, dù nam hay nữ, con người nói chung đều là sản phẩm của tạo hóa, tạo hóa ban cho họ những quyền như nhau.Nam giới cũng góp phần tạo nên lối viết nữ như cách thể hiện của một số tác giả nam giới trong các tác phẩm: Sự khuất phục của đàn bà của John Stuart Mill (1869) và tác phẩm Nguồn gốc của gia đình của Friedrich Engels (1884).Văn học nữ quyền ngày nay chính là sản phẩm trực tiếp của “phong trào nữ quyền” thập niên 60. Từ khi khởi phát, bằng những phương thức tối ưu của mình, văn học nữ quyền ý thức được tầm quan trọng của những cảm nhận từ hình tượng của phụ nữ trong văn học. Trong ý nghĩa này, phong trào phụ nữ luôn là vấn đề quan trọng liên quan đến sách vở và văn học.Bên cạnh đó, sự hiện diện của phụ nữ trong văn học được xem như một trong những hình thức quan trọng của “xã hội hoá”, bởi vì nó đã cung cấp các vai trò mẫu mực chỉ cho nữ và nam về cái gì tạo nên những quan điểm được chấp nhận về “nữ tính” và những mục đích, nguyện vọng chính đáng của nữ giới.

Về vấn đề nữ quyền chúng ta cần phân biệt giữa “Chủ nghĩa nữ quyền” và “Văn học nữ quyền”.Chủ nghĩa nữ quyền (Chủ nghĩa nữ giới, chủ nghĩa duy nữ) là học thuyết chủ trương nữ quyền dựa trên nền tảng của bình đẳng giới, là một tập hợp các phong trào và ý thức hệ nhằm mục đích xác định, xây dựng và bảo vệ quyền lợi chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội một cách bình đẳng cho phụ nữ. Còn Văn học nữ quyền theo quan điểm của Lưu Tuệ Anh “Không phải tất cả sáng tác của các tác gả nữ đều thuộc về dòng văn học nữ quyền và sáng tác của một tác giả nam lại có khi có thể được coi là văn học nữ quyền”. Tiêu chí văn

học nữ quyền ở đây là nội dung sáng tác có liên quan đến việc bảo vệ, bênh vực quyền sống của phụ nữ, giải phóng phụ nữ.

Ở nước ta trước đây, tư tưởng nam quyền trong văn hóa Việt Nam truyền thống không chỉ tồn tại một cách tự phát trong dân gian mà được chính quyền phong kiến trung ương khuyến khích, cổ vũ bằng những biện pháp cụ thể, cả trên thực tế văn hóa và qua văn học nghệ thuật. Phan Khôi cũng đã từng nhận định văn chương vẫn chỉ dành riêng cho vài đấng nam nhi thi thố: “Xưa nay bất kỳ nước nào cũng vậy, văn học là phần đàn ông, đàn ông là trung tâm của văn học”

[ 25, tr.57]. Sau này phụ nữ là biểu hiện cho cái đẹp, vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ là vẻ đẹp bất tử, người phụ nữ nào cũng mang thông điệp về cái đẹp,còn “cái đẹp là cái cốt của văn học” cho nên “văn học hay tả về đàn bà”, và từ khi sinh ra, phụ nữ đã nữ tính, mềm mại yếu đuối, cần được chở che, thiên về bộc lộ đời sống tình cảm từ bên trong mà văn học là tiếng nói của cảm xúc“nói chuyện đàn bà thì khiến cho người ta dễ cảm, cho nên nói về đàn bà nhiều hơn” [25, tr.429]. Từ đó phụ nữ trở thành chủ thể sáng tạo: “Chúng tôi tán thành quan điểm của tác giả Lưu Tuệ Anh. Không phải tất cả sáng tác của các tác giả nữ đều thuộc về dòng văn học nữ quyền mà sáng tác của một tác giả nam lại có khi có thể coi là văn học nữ quyền. Tiêu chí văn học nữ quyền ở đây không phải là giới tính của tác giả hay giới tính của nhân vật văn học mà là nội dung sáng tác có liên quan đến việc bảo vệ, bênh vực quyền sống của phụ nữ, giải phóng phụ nữ”.

[63]

Theo dòng chảy của lịch sử văn học Việt Nam,xét từ văn học truyền miệng đến văn học chữ viết chúng ta đều ghi nhận đối tượng được phản ánh và chủ thể sáng tạo là nữ. Theo nhận định của nhà phê bình Nguyễn Đăng Điệp, văn học dân gian vẫn xác nhận vai trò kẻ mạnh của đàn ông so với đàn bà.Xã hội phong kiến phụ quyền tồn tại hàng nghìn năm, nơi mà tồn tại rất nhiều những quan niệm bất bình đẳng về người phụ nữ “tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử”, quan niệm trọng nam khinh nữ“Nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô”, đã

dành mọi ưu tiên, ưu đãi cho người đàn ông và đẩy người phụ nữ xuống địa vị thấp kém nhất trong gia đình cũng như xã hội. Nỗi niềm ấy được họ gửi gắm vào những câu ca dao than thân. Số phận của người phụ nữ trong xã hội còn bọt bèo, lênh đênh, vô định, họ không biết số phận của mình rồi sẽ ra sao, đi đâu, về đâu khi mang theo mình một địa vị thấp bé, hèn mọn trong xã hội:“Thân em như giếng giữa đàng/ Người khôn rửa mặt người phàm rửa chân”hay “Thân em như chổi đầu hè/ Phòng khi mưa gió đi về chùi chân/ Chùi rồi lại vứt ra sân/ Gọi người hàng xóm có chân thì chùi”.Gắn với nền văn hóa Mẫu hệ, những câu ca dao dễ dàng được cảm nhận, dễ dàng được ghi nhớ bởi trong đó luôn gắn với hình ảnh củangười phụ nữ. Qua ca dao, người ta thấy bóng dáng thân thương của bà, của mẹ, của chị, của em với bao nỗi lòng thầm kín cần được sẻ chia, bao buồn vui cần được nâng niu trân trọng. Dường như, trong thế giới tâm linh, Đạo Mẫu là nơi tìm về của những người phụ nữ để được yêu thương, che chở, còn ca dao chính là một diễn đàn nghệ thuật để những người phụ nữ trải lòng. Nếu điều đó được xác nhận thì cũng không có gì là lạ khi trong ca dao, hình ảnh của nam giới chỉ thấp thoáng ẩn hiện, như là đối tượng để người phụ nữ trần tình. Trên nền những sáng tác ban đầu của văn học dân gian ấy thì xu hướng nữ quyền bắt đầu được manh nha.

Trong chèo cổ - một loại hình chủ đạo của nghệ thuật sân khấu dân gian Việt Nam lại là một sân khấu của nữ giới, sân khấu đầy nữ tính mạnh dạn khẳng định tính nữ quyền trong nghệ thuật.Chính sự e thẹn, khiêm nhường thảo thơm hiền dịu, thờ chồng nuôi con, khi bị phụ tình cũng chỉ biết nuốt nước mắt, nỗi buồn vào trong kêu lên khe khẽ "Chàng ơi phụ thiếp làm chi/ Thiếp như cơm nguội đỡ khi đói lòng" của những người phụ nữ đồng bằng trung du Bắc Bộ, những người không chỉ đóng vai trò chính trong đời sống gia đình, mà còn là đề tài, là nguồn cảm hứng bất tận, thúc giục các nho sĩ và các nghệ nhân "viết" nên những vở chèo cổ nổi tiếng thì những thập kỷ qua, lòng nhân ái của người

phụ nữ Việt là cốt lõi của bao cảm hứng văn học, nghệ thuật, là mảnh đất màu mỡ mà những người làm nghệ thuật trọn đời khai thác vẫn chưa thể hiểu hết.

Sang đến thời kỳ văn học trung đại, trong vòng cương tỏa của tư tưởng nam quyền cũng đã bắt đầu xuất hiện những tiếng nói phản kháng, lên tiếng bảo vệ nữ quyền. Trong khuôn khổ một xã hội Nho giáo nam quyền, thực tế sáng tác văn học giai đoạn này đã cho thấy vấn đềnữ quyền như những tiếng trống được gióng lên làm xã hội phong kiến lay chuyển, mất đi cái uy quyền tưởng như bất di bất dịch của nó.Có những người phụ nữ ép mình phải chịu đựng, những cũng có những người phụ nữ bày tỏ sự không phục của mình như Triệu Thị Trinh đã từng nói: “ Tôi muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp luồng sóng dữ, chém Cá kình ở biển Đông, quét sạch giặc khỏi bờ cõi, để cứu dân ta ra khỏi nơi đắm đuối, chớ không thèm bắt chước đám người cúi đầu cong lưng để làm tì thiếp cho người ta”.Từ thế kỷ XVIII,trong văn học trung đại Việt Nam, việc chống lễ giáo phong kiến, đòi hạnh phúc lứa đôi và quyền sống con người là vấn đề đã được đặt ra trong Cung oán ngâm khúc (Nguyễn Gia Thiều); Chinh phụ ngâm khúc (Đặng Trần Côn); Truyện Kiều (Nguyễn Du); thơ Hồ Xuân Hương; Sơ kính tân trang

(Phạm Thái); Truyện Phan Trần (truyện Nôm khuyết danh)… Những tác phẩm này, ở các mức độ khác nhau đều đã lên tiếng tố cáo thứ lễ giáo khắc nghiệt, bất công đối với người phụ nữ. Đặc biệt phải kể đến Hồ Xuân Hương, bà là người đặt nền móng cho chủ nghĩa nữ quyền trong văn học Việt Nam, bà lên tiếng chống lại chế độ đa thê, trọng nam khinh nữ và đặt ra nhu cầu giải phóng bản năng tính dục ở người phụ nữ.Bà từng bộc bạch nỗi khát khao về một tình yêu có yếu tố thân xác rõ rệt: Tài tử văn nhân ai đó tá / Thân này đâu đã chịu già tom (Tự tình 2) và lên án sự bất bình đẳng giới bằng cách khẳng định vai trò, thế mạnh của người phụ nữ: Ví đây đổi phận làm trai được / Thì sự anh hùng há bấy nhiêu (Đề đền Sầm Nghi Đống). Có thể nói, Hồ Xuân Hương chính là tác giả nữ đầu tiên đã có ý thức dùng văn học như một phương tiện để đấu tranh cho nữ quyền một cách chủ động, dưới một hình thức táo bạo, quyết liệt nhưng vẫn đậm

đà vẻ nữ tính của người phụ nữ ViệtNam. Như vậy có thể thấy, văn học trung đại đã tiếp tục ý thức nữ quyền trong văn học dân gian trước đó. Song, dưới ảnh hưởng sâu sắc của chế độ phong kiến, tư tưởng Khổng giáo “trọng nam khinh nữ”, ý thức nữ quyền đi vào chiều sâu nhân văn hơn: đề cập sâu sắc đến quyền sống của người phụ nữ trong xã hội, tạo tiền đề cho sự bung thoát của văn học nữ quyền Việt Nam những giai đoạn sau.Chính vì những lẽ đó đã tạo tiền đề cho văn học nữ quyền phát triển mạnh mẽ hơn ở những giai đoạn tiếp theo.

Thế kỉ XX, chịu sự ảnh hưởng của văn minh phương Tây, chủ nghĩa nữ quyền lúc này ít nhiều cũng đã thâm nhập vào đời sống con người Việt, cho đến khi công cuộc đổi mới diễn ra toàn diện thì vấn đề nữu quyền đã bắt nhịp với đời sống văn học Việt Nam và được tiếp nhận ở hai phương diện: phê bình và sáng tác. Trong lĩnh vực sáng tác, xuất hiện nhiều những cây bút nữ như Huỳnh Thị Bảo Hòa, Ái Lan, Huỳnh Anh Thị, Hằng Phương…đặc biệt là tập Răng đen (1943) của nữsĩ Anh Thơ viết về người phụ nữ Việt Nam được coi là tác phẩm văn xuôi đầu tiên của một cây bút nữ. Các nhà nghiên cứu thời kì này đã nhận định về tài năng của các cây bút nữ:“Một Anh Thơ chân tình mộc mạc, một Mộng Tuyết trong trẻo, hồn nhiên, một Ngân Giang tài hoa cổ kính, một Hằng Phương đằm thắm, ngọt ngào, một Vân Đài duyên dáng dịu nhẹ… và bấy nhiêu thôi cũng đủ góp phần cho cung đàn thơ ca Việt Nam thêm đa dạng về âm sắc và giọng điệu” (45, tr.463). Ở những sáng tác của họ khẳng định được những cái riêng khu biệt với sáng tác của nam giới, trong mỗi trang viết, các nhà văn nữ được bày tỏ cái tôi mà trước đây họ bị những định kiến xã hội, những khuôn phép cản trở. Họ có điểm mạnh ở khả năng mà tạo hóa ban tặng cho họ, bản năng ấy mang đến sự nhạy cảm, cách nhìn nhận cuộc sống riêng biệt của phái nữ tạo nên một cuộc cách mạng lớn lao và toàn diện, làm thức tỉnh về ý thức hệ nữ giới. Tuy vậy những sáng tác của họ vẫn chưa đạt đến đỉnh cao và tạo được những cú nhảy vọt để làm nên một bộ phận thơ ca viết về nữ quyền. Bên cạnh đó thì có sự xuất hiện của những cây bút nam viết về phái nữ, phải kể đến tên tuổi của nhóm Tự lực văn đoàn, họ đã cất tiếng nói của mình đòi quyền bình

đẳng cho những người phụ nữ dưới góc độ vấn đề nữ quyền. Hình tượng người phụ nữ tân thời mang tư tưởng mới mẻ, kháng cự lại lễ giáo phong kiến khắt khe là hình tượng trung tâm trong các sáng tác mang tính luận đề của bút nhóm này. Với bút

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề nữ quyền trong sáng tác của một số nhà văn dân tộc thiểu số (khu vực miền núi phía bắc việt nam)​ (Trang 27 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)