Nữ quyền trong khát khao hạnh phúc đời thường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề nữ quyền trong sáng tác của một số nhà văn dân tộc thiểu số (khu vực miền núi phía bắc việt nam)​ (Trang 50 - 57)

7. Cấu trúc của luận văn

2.2. Nữ quyền trong khát khao hạnh phúc đời thường

Không chỉ đấu tranh chống lại những hủ tục lạc hậu, vấn đề nữ quyền còn thể hiện qua sự chủ động kiếm tìm hạnh phúc cho mình, dám bày tỏ tình yêu và dám đấu tranh bảo vệ tình yêu của mình. Khát khao hạnh phúc vốn là thứ khát vọng đẹp đẽ và chính đáng của người phụ nữ. Khát khao hạnh phúc bình dị đời thường của những người phụ nữ dân tộc thiểu số không phải là thứ gì đó cao xa mà chính là: khát khao một tình yêu trọn vẹn, hạnh phúc lứa đôi, khát khao được làm vợ, làm mẹ, được sống một cuộc sống tốt đẹp, yên bình.

Yêu và khát khao được yêu đã trở thành một trong những đề tài thường trực trong sáng tác của Vi Hồng. Chẳng thế mà “ những chương, đoạn anh viết về tình yêu thương là những chương, đoạn hay nhất và được anh trau chuốt nhất về mặt tư duy và ngôn từ” [38, tr.277]. Khát khao được gắn bó, chở che trong tình yêu, khát khao được gắn bó với người mình yêu và cuộc sống trên hành trình kiếm tìm hạnh phúc đích thực. Lăng Thị Thu Lả trong Lòng dạ đànbà cũng chủ

động trong tình yêu của mình. Lần đầu gặp gỡ, Lả đã phải lòng Linh Thang Nghít. Yêu Nghít đắm say, Lả đã nói ra lòng mình với Tu. Mặc dù bị gia đình ngăn cấm, đánh đập nhưng Lả nhất định không chịu lấy Tu. Khát khao hạnh phúc với trái tim chân thành đã khiến cô bỏ trốn đến nhà người yêu. Đọc Lòng dạ

đàn bàta sẽ thấy Lả vì khát vọng được sống bên người mình yêu mà cô đã sẵn

sàng hi sinh tất cả dù sau này Lả có bị phản bội. Vi Hồng cho ta thấy sau những đau đớn, xót xa kia là niềm tha thiết với tình yêu, niềm tin vào tình yêu chân thành.Trong Đi tìm giàu sang, hình tượng nhân vật bà Lai cũng là biểu hiện tập trung nhất khát vọng hạnh phúc và sức sống tiềm tàng, mãnh liệt của người phụ nữ miền núi. Bà Lai là một người phụ nữ góa bụa, không muốn lệ thuộc vào sự giúp đỡ của người khác mà muốn tự vươn lên bằng chính kiến thức và sức lao động của mình. Bà Lai yêu công việc, yêu lao động và điều đó thể hiện tình yêu cuộc sống mãnh liệt. Ở nhân vật này có sự cộng hưởng của khát khao hạnh phúc cá nhân với khát khao cống hiến cho lợi ích cộng đồng. Nhân vật nữ trong văn xuôi của Vi Hồng được xây dựng trên nhiều phương diện mà có lẽ nhận được sự cảm thông của người đọc nhất đó là khát vọng về tình yêu, hạnh phúc. Họ luôn khao khát một tình yêu tự do, đó cũng là lí do khiến đa số người phụ nữ luôn chủ động trong việc kiếm tìm tình yêu cho mình. Họ sẵn sàng lao vào khổ cực, khơi nguồn và thổ lộ tình cảm khi con tim mách bảo. Đây cũng là một lối đi mới mà nhà văn muốn giúp những người phụ nữ Tày bước qua những định kiến để làm mình hạnh phúc.

Người phụ nữ dù trong điều kiện hoàn cảnh nào cũng chỉ muốn có được sự an ủi, đồng cảm, chia sẻ từ những người bạn khác giới. Những cô, những nàng trong Người đàn ông duy nhất, Tim vỡ, Nàng tiên xanh xao của Võ Thị Hảo; người đàn bà trong Chợ rằm dưới gốc dâu cổ thụ, Đàn bà sinh ra từ bóng đêm

của Y Ban đều chỉ mong muốn có được một người đàn ông chân chính để gửi trọn tình yêu thương. Nhân vật Tho trong Người đàn bà kể chuyện, Không Bé trong Đàn bà của Lý Lan, dẫu mỗi người đều mang một bi kịch khác nhau, nhưng

đều có chung một nỗi niềm - đó là niềm mong ước về một gia đình, một người chồng thương yêu thấu hiểu những trăn trở của mình. Với Cao Duy Sơn cũng vậy, ngòi bút tinh thần nhân đạo của Cao Duy Sơn đã cảm thông và đồng tình với khát vọng hạnh phúc chân chính của con người. Người phụ nữ phá vỡ mẫu hình truyền thống, thể hiện sự tự ý thức sâu sắc về vị thế bình đẳng giới của mình.Trong tình yêu, người phụ nữ dân tộc rất táo bạo, mạnh dạn bộc lộ tình cảm riêng tư mà không chịu sự mặc cảm “Cọc đi tìm trâu” như những cô gái người Kinh. Nhân vật Va Đáo (Phụ tình) thì luôn khát khao hạnh phúc. Yêu Thế Ru say đắm, Va Đáo dâng hiến tất cả cho Thế Ru và cô mang thai. Khi Thế Ru gặp nạn, Va Đáo đi tìm anh khắp nơi. Mặc dù Lai Cảng yêu mình nhưng Va Đáo vẫn một lòng hướng về Thế Ru. Nhân vật này khiến chúng ta cảm phục về một người phụ nữ có khát vọng hạnh phúc mãnh liệt.Cả cuộc đời của Va Đáo khiến chúng ta cảm phục và trân trọng về một tình yêu phi thường. Con đường đi tìm hạnh phúc tuy gian nan, muộn màng nhưng khi gặp được người yêu, tìm được cha cho con mình nàng vẫn nở nụ cười viên mãn. Quan niệm về tình yêu của Va Đáo có vẻ xưa cũ nhưng lại rất mới mẻ và hiện đại. Đó chính là biểu hiện mạnh mẽ của khát vọng tình yêu trong tâm hồn người phụ nữ.

Trong sáng tác của Hà Thi Cẩm Anh (tác giả dân tộc Mường - Thanh Hóa), người phụ nữ với khát khao hạnh phúc đời thường lại để lại một ấn tượng, một cảm xúc mạnh mẽ trong lòng người đọc.Nhân vật cô gái trẻ ở Mường Bi trong truyên ngắn Quả cònlà một ví dụ. Làmột cô gáixinh xắn, chăm chỉ, thảo hiền nhưng cuộc sống của cô không được may mắn. Dù phải sống cô đơn trong suốt 40 năm, chờ đợi anh lính trẻ nhưng cô không héo mòn mà vẫn rất xinh đẹp, cô luôn mong chờ một tình yêu hạnh phúc. Cô chỉ biết gửi lòng theo quả còn nói hộ nỗi lòng mình: “Chị cũng là một con người, Một con người sao phải sống cô đơn, côi cút giữa cuộc đời này giống như một thân cây giữa rừng đại ngàn bị người ta bứt trụi hết lá, chặt đứt hết cả rễ, cả cành?”.[59,tr.275]. Hạnh phúc ngọt ngào và viên mãn đã đến với cô ở tuổi 50 khi gặp lại anh lính trẻ giờ đã là một người thương

binh già luôn cầm trên tay quả còn ước hẹn ngày xưa. Không chỉ khát khao hạnh phúc, người phụ nữ còn khát khao được làm mẹ, được chăm sóc những đứa con của mình. Đến với nhân vật Sam trong truyện ngắn Mẹ tôi, ta bắt gặp một người phụ nữ giàu nghị lực, luôn phấn đấu vươn lên trong cuộc sống khi mà cuộc đời cô trải qua nhiều đắng cay, vất vả. Khi biết mình sắp được làm mẹ, cô đắm chìm trong hạnh phúc. Nhưng khi sinh ra, đứa bé trong bụng cô là một quái thai. Cô bị mọi người kì thị và bị đuổi vào rừng sống. Rồi chồng cô hi sinh ngoài mặt trận, tưởng chừng như cô sẽ gục ngã trước nỗi đau ấy nhưng không phải. Sam đã kiên cường, vươn lên trong cuộc sống, cô đã xây dựng được sự nghiệp khiến cho những người trong làng, trong xã phải nể phục. Cô nhận nuôi hai đứa trẻ bị vứt trong rừng như con ruột của mình. Và từ đó, cuộc sống của ba mẹ con cô thật ấm cúng trong căn nhà nhỏ. Qua những trang viết, nữ nhà văn đã cất tiếng nói bênh vực thân phận người phụ nữ Mường, để họ sáng ngời lên vẻ đẹp của khát khao vươn lên, thoát khỏi hoàn cảnh, giữ ngọn lửa niềm tin trong cuộc sống và trong tình yêu.

Cũng giống như nhà văn Hà Thị Cẩm Anh, là một nhà văn nữ, viết về phụ nữ, đòi hỏi quyền lợi chính đáng của người phụ nữ, nên trong nhiều truyện ngắn của mình, Võ Thị Hảo cũng đã không ngần ngại lên tiếng đòi quyền làm mẹ cho những người phụ nữ không chồng- những người phụ nữ đã bỏ lại cả một thời xuân sắc ở chiến trường và khi trở về sau chiến tranh, mặc dù họ đã “quá lứa lỡ thì”, nhưng khát khao với thiên chức làm mẹ của họ là một khát khao hoàn toàn chính đáng và buộc xã hội phải công nhận.Với Võ Thị Hảo, cách viết tô hồng hiện thực chiến tranh như nhiều nhà văn thuộc thế hệ trước đã làm là một điều hoàn toàn xa lạ. Chiến tranh trong tác phẩm của Võ Thị Hảo thường được hình tượng hóa bằng những nụ cười méo mó, man dại. Chiến tranh làm con người ta đánh mất nụ cười tự nhiên. Đánh mất nụ cười tự nhiên, con người đánh mất chính mình. Và với người phụ nữ, còn gì đau đớn hơn khi phải nở một nụ cười méo mó?. Âm hưởng nữ quyền đằng sau mỗi trang viết của các tác giả nữ không phải chỉ nằm ở những hiểu biết theo cảm nhận thiên tính về những mảnh vỡ trong tâm

hồn người phụ nữ sau chiến tranh mà một thời người ta thường cố tình che giấu chúng đi sau lần áo mỏng của vinh quang và chiến công, mà còn nằm trong những hy vọng về một tương lai an bình hơn cho người phụ nữ sau những đớn đau và mất mát.

Như chúng tôi đã đề cập ở trên, chưa bao giờ người phụ nữ lại được đặt ở vị trí trung tâm và trọng tâm trong những trang viết của các nhà văn DTTS như hiện nay. Có lẽ chính cuộc sống hiện đại bộn bề bóng tối và ánh sáng khiến người ta không khỏi thắc thỏm, lo lắng về số phận con người, đặc biệt là người phụ nữ. Hơn ai hết, những người phụ nữ chính là những người cần một cuộc sống bình yên thực sự, bình yên trong tâm hồn và trong cả những khát khao hạnh phúc thường nhật. Đến với Ma Trường Nguyên, ta sẽ thấy nhà văn dành sự quan tâm đặc biệt cho tình yêu. Ông khích lệ và trân trọng những khát khao yêu đương, hạnh phúc lứa đôi của con người miền núi nhất là người phụ nữ. Họ thường rất chủ động trong các cuộc tình, dám vượt qua rằng buộc để khát khao hạnh phúc. Điều này ta sẽ thấy trong nhân vật Va (Gió hoang), một cô gái mồ côi, đảm đang, chăm chỉ và đặc biệt cô hát rất hay“chưa bao giờ gặp một người con gái nào hát hay như thế”. Khi về nhà mo Ngàu, chính nhờ sự chăm chỉ của mình mà cô làm thay đổi nhà mo Ngàu: “Trên sàn gác, Va dọn dẹp thu xếp lại những đồ đạc cho gọn gang, ngăn nắp. Dưới mặt đất, Va quét tước sạch sẽ, khơi lại những rãnh nước theo giọt gianh để khi mưa nước khỏi tràn vào nền nhà. Những cuốc xẻng, chày cối giã gạo, quang gánh, thúng mủng, cô lau chùi sạch sẽ và xéo vào từng nơi, từng chỗ để khi cần dùng đến dễ tìm và khỏi han gỉ, mục nát.”[36, tr.50] . Vượt lên hoàn cảnh bất hạnh, Va trở thành một ca sĩ có tài, một cô thợ giỏi giúp Lèng trong công việc ở xưởng. Trong tình yêu, Va là cô gái sống hết mình với tình yêu. Kết quả của khát khao hạnh phúc giũa Va và Lèng là đứa con tên Lài.Qua đây ta thấy được ẩn sau những dáng hình nhỏ bé kia không phải là sự yếu đuối mà là một khát khao mạnh mẽ, không chịu khuất phục bởi sóng gió cuộc đời.

Đến với nhà văn Hữu Tiến, ta bắt gặp nhân nhân vật Ngần trong truyện ngắn Người đứng trong mưa. Ngần đối mặt với sự cô đơn và nỗi thèm khát bản năng làm mẹ. Và được làm một người mẹ chính là điều hạnh phúc mà cô thực sự cần trong cuộc sống dài dằng dặc này: “Tôi không quấy rầy vợ con anh đâu! Tôi chỉ thèm được ẵm trên tay đứa trẻ tự tôi sinh ra. Hình như trời đất đã xui khiến tôi được gặp anh. Tôi nói hết rồi, anh có coi thường, phỉ báng tôi không? Điều đó tùy nh, mong anh giúp tôi thực hiện ước nguyện của mình. Tôi cầu xin anh đấy, anh Khảo ạ.”.[43, tr367-368].Khát khao được làm mẹ là một sứ mệnh cao cả mà tạo hóa đã dành cho phụ nữ, dưới ngòi bút sắc sảo của Hữu Tiến ta cảm thông với khát khao của Ngần, cũng là khát khao chính đáng của người phụ nữ khi phải sống trong cảnh cô đơn.

Dù bất cứ nơi đâu thì con người đều có khát khao được yêu thương. Niềm khát khao hạnh phúc lứa đôi là niềm khát khao hạnh phúc chính đáng của người phụ nữ nói riêng và con người nói chung. Các nhân vật nữ có khát khao hạnh phúc đời thường trong sáng tác của Cao Duy Sơn lại cho chúng ta một cái nhìn mới mẻ về sự vững vàng, bền bỉ như đá núi của người phụ nữ. Cao Duy Sơn bộc lộ được những ước muốn, những khát vọng thầm kín trong tâm hồn họ. Tuy những người phụ nữ trong sáng tác của Cao Duy Sơn họ ít nổi loạn nhưng ẩn sâu bên trong là những con người mạnh mẽ, có khát khao hạnh phúc mãnh liệt. Góc trời tây có cơn mưa đá xoay quanh câu chuyện của Líu, một người phụ nữ góa chồng xinh đẹp. Nỗi buồn mặc dù đã nguôi ngoai theo thời gian nhưng ngọn lửa trong lòng lại khát khaomỗi khi chạm vào những khoảng trống trên chiếc giường. Cô chót phải lòng Sín, chàng trai trẻ kém cô hai tuổi. Tác phẩm đã lồng ghép vào đó số phận của một người đàn bà góa bụa khác là mẹ chồng Líu. Hai con người cùng chung một lỗi bất hạnh, nhưng lại có hai sự lựa chọn hoàn toàn khác nhau. Mẹ chồng Líu chọn thủ tiết thờ chồng, ngăn cản Líu đến với tình yêu, còn Líu thì đi theo tiếng gọi tình yêu. Ban đầu nàng không dám đến với Sín vì sợ ánh mắt của đứa con nhìn mình mỗi khi nàng lật ván chuẩn bị xuống gầm sàn để đến với

người yêu. Nhưng bản năng của người phụ nữ và khát khao tình yêu đã khiến Líu bất chấp tất cả“Không gì trong ngôi nhà này còn giữ chân nàng được nữa. Nàng có cuộc đời của riêng. Không ai sống thay cho ai, và cũng không ai chế thay cho ai. Cam chịu mọi bề để giữ tiếng thơm ư? Điều đó với nàng là không thể. Nó vượt quá sức chịu đựng của nàng. Nàng chỉ là một người bình thường, không thể làm mẫu cho ai, hoặc làm gương cho bất cứ kẻ nào khác ngoài mình.”

[51, tr.66]. Nàng đã quyết liệt lựa chọn cuộc sống riêng cho mình, quay lưng lại với lễ giáo như chiếc cổng đá nặng nề của bà mẹ chồng đến với ái tình rạo rực. Hành động vung dao chém xuống bảo vật gia đình, dám đấu tranh chống lại lề thói khắc nghiệt của gia đình là minh chứng cho khát khao mạnh mẽ của Líu.

Trong sáng tác của mình, ông còn muốn nói điều gì đó về những điều thầm kín ẩn sâu trong tâm hồn người phụ nữ, về ước muốn, về khát khao được yêu thương, để thắp lên niềm tin vào cuộc sống. Đến với Hoa bay cuối trời, ta sẽ bắt gặp những khát khao hạnh phúc trong nhân vật Dình. Dình là cô gái Pác Gà xinh đẹp, Nàng gặp Khơ năm mười bảy tuổi và hai người đã yêu nhau. Trái tim nàng ngập tràn hạnh phúc khi được Khơ trao cho chiếc vòng “Trong lòng Dình chợt trào dâng niềm vui. Nàng đã có người con trai ngỏ lời, như con chim đã có đôi, con suối có bóng núi làm bạn”[51, tr.89]. Nhưng thật khôngmay,bệnh tật đã cướp đi đôi chân của nàng từ đấy cướp luôn đi mọi ước mơ hạnh phúc của nàng. Không muốn Khơ chịu thiệt thòi, Dình đã nói dối rằng mình đã yêu người khác và cho đến cuối đời trái tim nàng vẫn không nguôi nhớ về mối tình đầu, vẫn luôn khát khao nguyện ước được ngồi trên cỗ xe do Khơ đóng, được nắm tay người yêu, có phù dâu, phù rể…Và cuối cùng thì tuổi tác cũng không làm cho tình yêu của hai người mất đi, hạnh phúc muộn màng nhưng vẫn đẹp như thủa ban đầu đã đến để lấp đầy những nỗi bất hạnh mà Dình phải chịu đựng. Dù là ai, dù có khiếm khuyết thì họ đều có trái tim xao xuyến, yêu đương. Đó chính là những giá trị nhân sinh cốt lõi và ý nghĩa nhân văn cao cả thể hiện trong từng tác phẩm văn học vùng cao.

Tình yêu nơi núi cao rừng thẳm thường bị ngăn trở bởi những rào cản, những định kiến, những ranh giới và thử thách, nhưng cũng chính vì thế mà khát vọng yêu đương tự do luôn là khát vọng sống mạnh mẽ và cuồng nhiệt của những con người nơi đây. Qua đó, các nhà văn DTTS đã thể hiện cái nhìn đầy nhân văn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề nữ quyền trong sáng tác của một số nhà văn dân tộc thiểu số (khu vực miền núi phía bắc việt nam)​ (Trang 50 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)