Ngôn ngữ thẳng thắn, quyết liệt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề nữ quyền trong sáng tác của một số nhà văn dân tộc thiểu số (khu vực miền núi phía bắc việt nam)​ (Trang 78 - 80)

7. Cấu trúc của luận văn

3.2.2. Ngôn ngữ thẳng thắn, quyết liệt

Nhân vật người phụ nữ trong dòng văn học nữ quyền luôn luôn hành động để ứng phó với thế giới xung quanh và với thế giới nội tâm của chính mình. Ngôn ngữ thẳng thắn, quyết liệt thể hiện nhu cầu bình đẳng về phát ngôn của phụ nữ trong việc giãi bày tình cảm cá nhân riêng tư. Nó thể hiện tinh thần độc lập, tự

chịu trách nhiệm của người phụ nữ về cuộc sống của mình. Ngôn ngữ mang tính chất mạnh mẽ, quyết liệt trở thành một yếu tố để khẳng định vị thế của cái tôi cá nhân đòi bình đẳng giới trong văn xuôi DTTS.

Tiểu thuyết Người trong ống, nàng Ai Hoa đã thẳng thắn bộc lộ tình yêu với Tú: “Em gặp anh, yêu anh. Và đời em từ nay chỉ yêu một mình anh. Anh là mười hai con hồn của em, anh là hơi thở của em, anh là tất cả cuộc đời em, có vậy thôi” [17, tr.82].Lời từ chối tình yêu cũng rất thẳng thắn nhưng khéo léo : “Em cảm ơn mối tình anh đã dành cho em nhưng em không thể yêu anh được. Trên trời thiếu gì mây, mặt đất thiếu gì hoa đẹp. Mây hồng đầy trời, hoa đẹp tràn mặt đất. Anh hãy chọn bông hoa nào đẹp nhất anh yêu. Chọn đám mây nào đẹp nhất làm hào quang cho cuộc đời! Em chỉ là bông hoa thường chưa nở, đám mây lạc cuối trời”.Thành thực trong tình yêu, giản dị trong suy nghĩ, hồn nhiên, chất phác trong cuộc sống, dám nói thẳng quan điểm và suy nghĩ của mình. Va Đáo thẳng thắn trong lời nói, nàng chỉ coi Tốc Thiêng là em trai để chàng khỏi hi vọng: “Tôi không ghét anh, nhưng tôi cũng không yêu anh”. Còn Đàng (Vãi Đàng) cương quyết từ chối làm lẽ tổng Vọi đã nói: “Dù chim có bay giật lùi, lợn mọc hai đầu, con nước mọc chân bò lên dốc, tôi cũng không bao giờ nghĩ đên điều ấy”.Chính ngôn ngũ thẳng thắn, quyết liệt đã góp phần khắc họa tính cách nhân vật, bộc lộ nét đặc sắc của nhà văn. Các cô gái như Slao, Na (Núi cỏ yêu thương), Đàng (Vãi Đàng), Băng (Tháng năm biêt nói), Ngư, Xo Ao (Thung lũng đá rơi)…đều được Vi Hồng thể hiện bằng ngôn ngữ bạo dạn, chủ động bày tỏ khát vọng tình yêu của mình. Điều ấy chứng tỏ ở miền núi, người con gái sống hồn nhiên, chân tình, thẳng thắn.

Người miền núi nói lời thương thật mượt mà đằm thắm, còn lời trách móc nhắc nhở của họ vừa thẳng thắn, vừa ý nhị sâu xa. Nhân vật Ban nhắc Khuề đừng lỡ miệng để sau này ân hận: “Đừng nói bậy, hạt gạo rơi còn nhặt lên được, tiếng nói rơi ra mồm không lấy lại được đâu” (Âm vang vong hồn). Đến với câu chuyện tình dang dở trong Âm vang vong hồn, người đọc không khỏi

nghe sao oán trách, xót xa: “Giờ tôi như cái cây cho quả, già quá rồi, quả cũng đã khô héo, như cái trăng trên trời muộn quá rồi không còn tròn nữa. Ngày ông không dám cướp lấy tôi, như trái cây chín mọng mà không ăn, như cái trăng lúc còn tròn mà không ngắm, giờ quả chỉ còn xơ, trăng giờ đã héo, ăn không được nhìn chỉ buồn. Năm sáu mươi tuổi rồi còn khát khao nỗi gì?” [48, tr.141].Hay lờimỉa mai củaHửkhi biết chồng qua lại với Lơ: “Con dúi làm hang trong đất còn bị moi lên làm chả nướng, huống chi con người kềnh càng đi lại ở cái phố huyện nhỏ như cái nón mo” …Trong tiểu thuyết Cực lạc của Cao Duy Sơn, thời gian đầu khi bị Chẩng lừa về Pắc Gà cô chỉ biết cam chịu, cô không nhớ mình đã khóc thành tiếng bao nhiêu lần. Nhưng càng về sau này, Mảy Lìn đã tự tin, cương quyết và dứt khoát: “Mày không thể dụng vào các con tao, không có mặc cả và chẳng có cuộc trao đổi nào hết. Mày định chiếm đoạt ngôi nhà và đuổi mẹ con tao ra cửa ư? Làm sao dễ dàng thế được”. [49, tr.204]. Ngôn ngữ nhân vật thể hiện sự mạnh mẽ, quyết tâm đấu tranh với Chẩng, một con người nham hiểm và độ ác để giải thoát cho bản thân và các con. Tác giả thể hiện niềm tin, tinh thần lạc quan vượt lên trên số phận của những người phụ nữ trong mọi hoàn cảnh, thời đại.Khi nói đến ham muốn thân xác, các nhà văn DTTS cũng dùng động từ, tính từ mạnh để diễn tả cảm xúc của những người phụ nữ khi bản năng trỗi dậy như : “người tôi nóng hầm hập như muốn bốc lửa”. Nhà thơ Dương Thuấn từng viết: “Không nói đi ngủ/ Nói là vác chiếu vác chăn/ Không nói núi đồi dốc quá/ Nói là leo lên gió thổi ra tai/ Không nói đi mệt quá/ Nói là lỏng cả hai đầu gối” (Cách nói của người miền núi). Những cách nói thẳng thắn, bộc trực theo lối tư duy trực cảm cụ thể của người miền núi cũng được tận dụng một cách hiệu quả.

Viết thẳng thắn về tình dục là cách để các nhà văn góp một tiếng nói mạnh mẽ đòi quyền bình đẳng cho nữ giới - quyền tự do, quyền được sống, quyền được yêu và được thụ hưởng tình yêu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề nữ quyền trong sáng tác của một số nhà văn dân tộc thiểu số (khu vực miền núi phía bắc việt nam)​ (Trang 78 - 80)