7. Cấu trúc của luận văn
2.1. Nữ quyền trong cuộc chiến chống lại những hủ tục lạc hậu
Khi suy nghĩ “trọng nam khinh nữ” từ ngàn đời xưa đã ăn sâu vào trong tiềm thức và tư tưởng người Việt thì đó là nguyên nhân sâu xa dẫn đến những bi kịch số phận của người phụ nữ. Bị rằng buộc bởi vô vàn lễ giáo phong kiến hà
khắc, người phụ nữ không được quyền quyết định số phận của mình, họ phải chấp nhận sống phụ thuộc. Họ mang đầy đủ những phẩm chất tốt đẹp nhưng không được xem trọng, không được hưởng những hạnh phúc mà đáng lẽ họ phải có... Chính vì hoàn cảnh bất hạnh đó mà lâu nay đã trở thành tiếng kêu bi thương và ái oán như Đại thi hào Nguyễn Du đã từng phải thốt lên:
“Đau đớn thay phận đàn bà, Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung”
Biết được điều ấy, người phụ nữ không còn cách nào khác là phải đấu tranh cho quyền sống của mình. Ta sẽ gặp tất cả những điều này qua lăng kính của văn học, đặc biệt là văn học nữ quyền nói chung và vấn đề nữ quyền trong sáng tác của nhà văn DTTS nói riêng.
Trước cách mạng tháng Tám năm 1945, cuộc sống nhân dân vô cùng tăm tối “một cổ hai tròng” trong cảnh nước mất nhà tan. Sự thực lịch sử về cuộc sống của những người nô lệ mất nước “Trong bối cảnh chung đó, cuộc sống của người dân miền núi còn chịu nhiều đau khổ hơn người Kinh nhiều lần bởi ngoài sự áp bức, thống trị của chế độ thực dân, họ còn là nạn nhân của sự lạc hậu, u mê, tăm tối với đủ mọi tập tục cổ hủ, mê tín. Cường quyền đã kết hợp với thần quyền để bóp nghẹt cuộc sống con người trên những bản làng hẻo lánh, xa xôi. Đâu đâu cũng là cảnh sống tối tăm đầy uất ức của những thân phận bị tước đoạt tự do, đầu độc tinh thần.” [13].Sinh sống ở vùng núi cao, điều kiện địa lý khó khăn, ngoài sự áp bức bóc lột của chế độ thực dân họ còn là những nạn nhân của sự lạc hậu, u mê. Trên những bản làng là cảnh địa ngục tăm tối, ở đâu cũng thấp thoáng bóng ma khiến họ sợ hãi: thần linh, ma trời, ma đất, ma gà, ma rừng… người dân bị tước đoạt tự do, bị đầu độc về tinh thần…Và có lẽ cho đến bây giờ, chịu nhiều đau khổ nhất là những người phụ nữ. Hủ tục bắt nguồn từ đời sống tinh thần của con người, tồn tại qua hàng ngàn năm lịch sử, là những phong tục tập quán đã lỗi thời, lạc hậu, là những thói hư, tật xấu làm cho xã hội bị trì trệ, kém phát triển. Những hủ tục trở thành vật cản, là gánh nặng từ đời này qua đời khác đối với các
cộng đồng người, nhất là người DTTS. Các tác giả DTTS năm bắt được điều đó và nhanh chóng đưa vào tác phẩm của mình, họ lên tiếng bảo vệ phụ nữ. Ngay trong những năm đầu xây dựng Xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, nhà văn Nông Minh Châu đã tái hiện sinh động hình ảnh người con gái DTTS đã mạnh dạn thay đổi phương thức sản xuất, đã vượt qua rất nhiều cản trở từ những hủ tục, nếp nghĩ và thói quen lạc hậu ăn sâu và tiềm thức người dân miền núi cao như sự phụ thuộc vào thần linh, vào Giàng…để thay đổi cuộc sống ở miền núi. Ché Mèn, một cô gái trẻ trung, xinh đẹp, lúc nào cũng bẽn lẽn, e thẹn:“Nói với ai cũng cúi mặt xuống, mân mê vào bàn tay mới nói”.[6,tr.354]. Tuy nhiên ẩn sau vẻ đẹp đó lại là một cô gái quyết đoán, dám chống lại cái cũ kĩ, lạc hậu, dám làm những gì mà mình cho là đúng. Giữa lúc mọi người đang tìm cách chống hạn cho cây lúa thì Mèn đã làm theo chủ trương của phân đoàn phụ nữ. Mặc cho sự trách mắng của mọi người, sự can ngăn của bố mẹ, Mèn vẫn quyết tâm làm theo chủ trương mà phân đoàn đưa ra chứ cứ ngồi đợi trời mưa thì biết đến bao giờ. Bỏ ngoài tai những lời nói của mọi người, Mèn bắt tay vào công việc, cô gánh đôi sọt lên vai để ra đồng cấy mạ, cô muốn chứng minh cho mọi người thấy quyết định của mình là đúng. Cuối cùng, khi đã trải qua những khó khăn, thử thách, Mèn đã khẳng định được mình.Có lẽ đây cũng là âm vang bước đầu cho vấn đề nữ quyền được vang vọng trong văn xuôi DTTS.
Vi Hồng là một cây bút tiêu biểu của văn xuôi các DTTS miền núi phía Bắc. Ông là nhà văn có sức sống dẻo dai và một sựsáng tạo miệt mài. Suốt quá trình lao động nghệ thuật không mệt mỏi, ông đã cho ra đời 15 cuốn tiểu thuyết và 8 truyện ngắn. Ông đặc biệt dành những trang viết của mình cho nhân vật người phụ nữ. Vi Hồng là nhà văn dân tộc Tày viết về người phụ nữ DTTS trong suốt một thời gian dài từ những năm trước cách mạng tháng Tám đến TK XX, và chủ yếu là hình ảnh người phụ nữ dân tộc sau chiến tranh. Nhìn lại sự nghiệp văn chương của Vi Hồng, chúng ta càng trân trọng hơn khát vọng sáng tạo luôn rực cháy trong con người ông. Những nhân vật nữ trong văn xuôi của Vi Hồng
rất đa dạng, với nhiều dân tộc khác nhau: Tày, H”Mông,.. có nhiều tính cách và số phận khác nhau. Ám ảnh trong văn xuôi của Vi Hồng là nhân vật phụ nữ DTTS có nhan sắc nhưng bất hạnh, chủ yếu là bất hạnh trong tình yêu nhưng có sức sống mãnh liệt, dũng cảm trong hành trình chống lại số phận và những điều ngang trái ở đời. Chính vì thế có thể khẳng định cảm hứng nữ quyền là cảm hứng chủ đạo, vấn đề nữ quyền luôn là vấn đề trọng tâm trong sáng tác của Vi Hồng. Tận mắt chứng kiến những hủ tục trên vùng cao, những chàng trai, cô gái bị gán cho có “ma gà” thôi thúc Vi Hồng viết lên những trang văn đẫm nước mắt. Ông mong muốn bằng ngòi bút của mình đem đến ánh sáng văn minh cho những con người nơi đây. Trong Vãi Đàng, người đọc có thể thấy được nhân vật Đàng là một chân dung tiêu biểu của người phụ nữ Việt Bắc, là nạn nhân của hủ tục, của mê tín với những nỗi khổ chồng chất. Nhà nghiên cứu văn học Lâm Tiến đã từng nhận xét: “Với Vãi Đàng của Vi Hồng, lần đầu tiên số phận của người phụ nữ Tày trước Cách mạng tháng Tám đã đi vào văn học Việt Nam hiện đại” (27, tr.61). Đàng là một cô gái người dân tộc Tày, xinh đẹp, gia đình vốn giàu có nhất Tổng Rì, nhưng vì bố Đàng nghiện thuốc phiện nên của cải trong nhà đội nón ra đi. Đang sống trong một gia đình khá giả, bỗng chốc đói nghèo, đó được xem như bi kịch đầu tiên của cuộc đời Đàng. Lợi dụng hoàn cảnh đó của cô, phó chánh tổng Vọi ép cô về làm vợ bé nhưng cô không chịu. Đàng bị nhà tổng Vọi vu cho là có ma gà:“Thời ấy những người bị nghi là có ma gà bị mọi người xa lánh, hắt hủi. Con trai thì ế vợ, con gái ế chồng không ai dám lấy” [37, tr.177] Bị mọi người xa lánh, Đàng đau khổ, những khóc mãi cũng không thể thoát ra khỏi bi kịch, Đàng phải bỏ quê ra đi, Đàng tự nhủ: “Ta phải sống, sống ở quê hương không được thì ta đi…đến bao giờ không thể sống, không nẻo sống thì chết!” [16, tr.17]. Rồi gia đình Đàng cũng tìm được cuộc sống mới, tưởng sẽ không ai biết được đến quá khứ của Đàng, sẽ sống yên ổn, hạnh phúc sẽ đến. Nhưng Tổng Nhự xuất hiện, hắn ép Đàng phải làm vợ lẽ và Đàng có con với hắn. Không chịu khuất phục, Đàng tìm cho mình một con đường sống có ích, Đàng
báo tin cho những người cộng sản thoát khỏi sự vây bắt của kẻ thù. Cứ tưởng những bất hạnh đến với Đàng như thế là quá đủ thì trong bữa tiệc đầy tháng của con Đàng, phó chánh tổng Vọi được mời đến và nhận ra Đàng, một lần nữa lại bị đổ tiếng là ma gà. Đàng bị xích chân vào mảng đóng bè trôi sông trong tủi nhục, đau khổ cùng sự khinh bỉ của tất cả mọi người. Khát khao được sống trỗi dậy khiến Đàng không thể buông xuôi, cô kêu cứu nhưng không một ai giúp đỡ. Trong hoàn cảnh đó, một lần nữa Đàng không tuyệt vọng, chính tình mẫu tử thiêng liêng và tình yêu cuộc sống khiến người phụ nữ nhỏ bé không thể chết, “Đàng nghĩ: Còn sống ngày nào thì hãy ăn để lấy sữa nuôi con” [16, tr.68] . Cô cầu giúp sự giúp đỡ của mọi người và cố gắng sống. Nghị lực và niềm tin vào tương lai thể hiện sức sống mạnh mẽ của Đàng, cô quyết chống lại hủ tục lạc hậu đã giết chết bao cuộc đời người con gái miền núi.Người phụ nữ DTTS đặc biệt là lớp trẻ có học vấn trong các sáng tác của Vi Hồng đã ý thức được điều đó và đã dũng cảm đi đầu trong việc bài trừ hủ tục. Trong Đất bằng, Nhình cùng lớp
thanh niên trẻ đã đấu tranh với mê tín dị đoan để mọi người trong bản thoát khỏi sự sợ hãi về lời nguyền. Then Kỳ “là một học sinh giỏi có tiếng cả tỉnh” nhưng gia đình cô không cho cô đi học mà bắt đi làm then. Không chấp nhận điều đó, Kỳ đã bỏ nghề then, về với cuộc đời để được sống và được yêu thương, Kỳ thẳng thắn tuyên bố là “Chẳng có ma quỷ nào cả” [15, tr.150]
Trước Vi Hồng thì Tô Hoài cũng là một nhà văn đi tiên phong và rất thành công khi phản ánh những hủ tục lạc hậu ở miền núi qua hình ảnh người phụ nữ. Ông tái hiện những người phụ nữ mà bao trùm cuộc sống của họ là nạn mê tín dị đoan. Dường như ở đâu cũng thấp thoáng bóng ma.Người phụ nữ qua trang viết của Tô Hoài chỉ còn một cách duy nhất là trốn chạy.Nhân vật Mảy (Tuổi trẻ
Hoàng Văn Thụ) bị đồn là nhà có ma gà nên dù có xinh đẹp nhưng không ai
dám đến gần. Bỏ cả người yêu để cùng gia đình chạy trốn tiếng ma gà. Hay Bà Giàng Súa (Miền Tây), bị cả bản đồn là có ma chài và phải trốn vào sống trong rừng. Mặc dù là người Kinh, nhưng viết về miền núi với tất cả tâm huyết của
mình, Tô Hoài đã cho người đọc thấy những người phụ nữ miền núi cần được giải phóng như thế nào.
Trong xã hội phong kiến miền núi xuất hiện rất nhiều những cuộc hôn nhân gượng ép trong đó nạn nhân chính là những người phụ nữ bé nhỏ, bất hạnh. Họ không có quyền định đoạt và lựa chọn tình yêu cho riêng mình. Bởi vậy, không hiếm những tác phẩm đề cập đến sự mâu thuẫn giữa hôn nhân và tình yêu.Viết về hủ tục ép duyên hay rẽ duyên đôi lứa trong xã hội miền núi, ngòi bút của các nhà văn DTTS đã khám phá, phát hiện để từ đó có được những trang văn sống động và chân thực về hiện thực này. Một nét chung dễ nhận thấy đó là các nhân vật nữ, bằng cách này hay cách khác và dù có phải chết cũng dũng cảm đứng lên chống lại hủ tục.Đề cập đến những hủ tục lạc hậu, lỗi thời, dường như ngòi bút của Vi Hồng đầy những âu lo, trăn trở cho số phận người phụ nữ. Lăng Thị Thu Lả (Lòng dạ đàn bà) dám chống lại hủ tục ép duyên, trốn về với người yêu. Lả bị gia đình ép gả cho Tu: “Ngày cưới đã đến trước của, Lả sống một mình, sống cô đơn như bị nhốt trong tù ngục. Vì bố mẹ, họ hàng không cho Lả được đi chơi. Và cũng cấm luôn cả bạn bè đến choi với Lả,,,”.[18, tr.47- 48]Kiên quyết chống lại gia đình, Lả đã đến nhà Nghít, sống với Nghít như vợ chồng. Chứng kiến hình ảnh những người phụ nữ bị bủa vây bởi hủ tục lạc hậu nơi miền núi cao, Vi Hồng đã thương cảm cho số phận bất hạnh của họ,Vi Hồng đã phải thốt lên rằng: “Những hủ tục lạc hậu, lỗi thời, già cỗi như những cây cổ thụ chết đứng giữa rừng…có khi cây đứng đó hàng trăm năm sau. Trăm năm sau cành lá rụng rời xuống đất, mục hóa thành đất thành bụi, nhưng thân cây vẫn sừng sững”.[23, tr.68]
Người đọc gặp lại La Bội Hoan trong Đọa đầy cũng vậy, cô đến với Đào Ki Nọi bằng tình yêu chân thành. Dù gia đình có ngăn cấm bằng cách nhốt Bội Hoan vào buồng kín, bắt cô lấy con của một gia đình giàu có… thì cô vẫn quyết bảo vệ tình yêu của mình. Cô trả lời bố một cách đanh thép: “Bố giết con thì con vẫn lấy anh Ki Nọi” [22, tr.14]. Đòn roi và tục lệ hà khắc từ phía gia đình không
ngăn cản được tình yêu trong sáng của cô, thế mới thấy khát vọng được sống trong tình yêu của Bội Hoan mãnh liệt biết chừng nào.Hình ảnh cô băng qua những cánh rừng âm u mặc kệ mọi nguy hiểm rình rập, chân tay chảy đầy máu, vừa đi vừa gọi tên người yêu cho ta thấy khát khao hạnh phúc trong người phụ nữ nhỏ bé phi thường.
Trong tiểu thuyết Nắng vàng bản Dao, Triều Ân đã xây dựng thành công hình tượng người phụ nữ dám chống lại những hủ tục đã ăn rất sâu, ảnh hưởng rất nặng đến cuộc sống đồng bào miền núi. Cô giáo Lan là người dân tộc Tày, tuổi trẻ của cô mang đầy nhiệt huyết, tận tụy với nghề, với học trò. Cô tiêu biểu cho lớp trí thức tiến bộ, chấp nhận đánh đổi tình yêu, khát vọng hạnh phúc gia đình để mang đến ánh sáng khoa học, tri thức văn hóa cho người dân miền núi. Từ khi lấy chồng, cuộc đời cô bước vào muôn vàn những khó khăn. Ngay trong ngày cưới cô đã phải trải qua những thử thách của me chồng: rước dâu phải đi lối cửa sauvì mặc đồ trắng xui xẻo, gánh nước suối đun nước cho mẹ chồng rửa mặt nhưng không phát hiện ra kim khâu mẹ chồng bỏ ở đáy thùng nên thân phận
“chỉ còn trị giá bằng hai con trâu”… Cô chịu rất nhiều những tủi hờn vì bà mẹ chồng cổ hủ. Không dừng lại ở đó, khi Lan cùng chồng xây xong nhà vệ sinh kiểu mẫu theo chủ trương, chính sách của Đảng ủy xã thì mẹ chồng cô làm toáng lên, cho rằng cô là con quỷ đang làm loạn. Bước qua muôn vàn khó khăn, cô âm thầm đấu tranh gạt bỏ những tư tưởng lạc hậu, thiếu tính khoa học và hi vọng sẽ làm thay đổi được suy nghĩ của mẹ chồng.Bằng chứng là cô đã thuyết phục được Piao đi chữa bệnh ở bệnh viện đông y, giải tỏa mối nghi ngờ trong lòng chồng chứ không phải chữa bệnh bằng những tục lệ cúng bái mà mẹ chồng đặt ra. Đối lập với suy nghĩ, việc làm của Lan là những việc làm luôn gắn với tư tưởng mê tín dị đoan của mẹ chồng cô. Lan có thai, mẹ chồng Lan xuống làng người Tày đón bà then lên làm lễ “bắc cầu xin hoa” rất tốn kém. Người Dao có tục “kin chai”, dăm năm lại có một lần nhưng là năm nào thì lại do thầy mo hoặc bà then quyết định. Năm ấy cả làng xóm phải mổ hết chó, mèo, gà vịt đang có, một thời
gian sau mới nuôi gây lại. Lan đã không làm theo mà mang gà xuống trường nuôi nên mẹ chồng cho cô là yêu quái nên mới ăn gà đã thành tinh. Lễ đầy tháng hai cháu bà đưa cho Lan “xâu bánh nếp cóoc mò đi bán xúi” cho nhà ông Quải để trả thù xưa, nhưng Lan lại treo lên cây cho thú rừng ăn... Qua những việc làm của mình, Lan đã thể hiện được thông điệp của nhà văn đó là mang tri thức văn hóa cho người dân vùng núi cao, là nỗ lực đấu tranh chống hủ tục lạc hậu nơi miền núi:“Phải để ánh sáng khoa học rọi vào những khoảng trống tối tăm mê tín dị đoan, vào những tập tục lạc hậu, vào thói bảo thủ nhỏ nhen...”.
Cao Duy Sơn cũng là một nhà văn DTTS nặng lòng với vùng cao và cụ thể là với mảnh đất Cô Sầu (Trùng Khánh- Cao Bằng). Những tác phẩm của ông đều được ra đời với cái hồn đất, hồn người nơi đây và ông khẳng định: “Cả đời tôi chỉ đeo đuổi đề tài về người miền núi”. Bản thân ông là một con người khiêm tốn khi nói về mình: “Bản thân tôi, một người con của miền núi, vậy mà cũng chỉ dám