Nữ quyền trong bản năng tính dục

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề nữ quyền trong sáng tác của một số nhà văn dân tộc thiểu số (khu vực miền núi phía bắc việt nam)​ (Trang 57 - 67)

7. Cấu trúc của luận văn

2.3. Nữ quyền trong bản năng tính dục

Nói đến tính dục, đây là vấn đề được coi là biểu hiện rõ nét nhất của vấn đề nữ quyền. Tính dục là một khái niệm có nội hàm rộng, vừa phản ánh mối quan hệ giới tính, vừa chứa đựng những yếu tố hữu hình và ẩn giấu của con người cá nhân.

Tính được hiểu là bản chất con người, dục là ước muốn được thể hiện ra bên ngoài. Tính dục là một khuynh hướng tự nhiên nơi người nam và người nữ vận dụng giới tính để tìm kiếm, hiểu biết và thương yêu. Tính dục mang năng lực giới tính, thể chất, tâm lý và sinh dục, bao gồm mọi khía cạnh đặc trưng của nam giới và nữ giới. Dưới góc nhìn khoa học, tính dục được hiểu là tính dục thuộc về bản năng

con người, là phần “con” trỗi dậy trong con người.

Bản năng tính dục của người phụ nữ được thể hiện trong văn chương là một điều gì đó mới lạ, hấp dẫn bạn đọc không chỉ vì nố phản ánh chân thật, sinh động những khát khao tính dục đời thường của phụ nữ mà nó còn thể hiện vấn đề nữ quyền rất rõ ràng. Đó là đàn bà có quyền thể hiện những ham muốn, dục vọng về thể xác mà bấy lâu nay bị che lấp bởi lễ giáo phong kiến lỗi thời. Trong Giới tính thứ hai, Beauvoir cổ vũ vấn đề bình đẳng tình dục cho phụ nữ: “Người nữ cũng được tự do tìm bạn tình và thực hiện tình dục giống như người nam”.Văn chương thể hiện những dục tính thầm kín của người phụ nữ đã có tiếng nói phản kháng rất mạnh mẽ đối với nam giới và xã hội. Trong thời đại công bằng, tự do, bác ái, người phụ nữ không còn quá lệ thuộc vào đàn ông và xó bếp, họ muốn khẳng định mình.Nhu cầu tính dục là một nhu cầu sinh lý tất yếu không thể thiếu của sinh vật cũng như của con người. Đối với con người, tính dục không chỉ có ý nghĩa duy trì nòi giống mà còn tạo ra sự khoái cảm và đam mê. Nhưng từ khi hình thành nên những nền văn hóa, tính dục của con người gắn liền với những quan niệm: những chuyện khơi gợi nhục dục trong con người là khiêu dâm, là xấu xa cần loại bỏ. Xem chuyện tình dục là chuyện tục, xem dục tính của con người là căn nguyên của mọi tội lỗi. Hoạt động tính dục là một hoạt động chịu sự chi phối của bản năng, hoạt động thể hiện tính người nhất. Ở Việt Nam, tính dục có lẽ vẫn còn là điều cấm kị bởi dân tộc ta đã trải qua một thời kì trung đại với nhiều tư tưởng bảo thủ, khắt khe của chế độ phong kiến.

Nam nữ thụ thụ bất thân” là một giá trị lâu đời của xã hội phương Đông. Cho đến ngày nay thì quan niệm này vẫn tồn tại và nó dùng để quản lý hành vi tình dục của phụ nữ nhiều hơn là đàn ông. Ngày xưa, nếu người phụ nữ vi phạm vào những điều cấm kị về tình dục thì sẽ phải chịu những hình phạt như: “Cạo đầu bôi vôi”, “Thả bè trôi sông”…hay chịu sự khinh rẻ của miệng đời bằng những câu châm ngôn thâm độc “gái không chồng mà chửa”…. Những hình phạt này được dung để lên án và ngăn cản người phụ nữ. Trong những việc như vậy,

tuyệt nhiên người đàn ông dường như vô can và không chịu hình phạt nào từ xã hội. Nhưng trong giai đoạn gần đây, đời sống xã hội có sự giao lưu, mở cửa, tính dục được trao đổi một cách cởi mở hơn. Trong văn học, tính dục trở thành thuộc tính nhân sinh phổ biến. Đề tài tính dục thậm chí đã trở thành trào lưu, thành xu hướng sáng tác có trong văn học. Hàng loạt những ngòi bút của văn xuôi hiện đại và đương đại như Nguyễn Huy Thiệp, Nguyễn Ngọc Tư, Y Ban, Nguyễn Đình Tú, Võ Thị Hảo, Bùi Thị Như Lan…dùng bản năng tính dục như một phương tiện để chuyển tải nhiều vấn đề trong đời sống. Có thể khẳng định đây là cách khai thác về người phụ nữ hết sức táo bạo của các nhà văn.

Sự giao lưu văn hóa, văn học cho thấy, tính dục cũng cần được nhìn nhận theo chiều hướng tích cực hơn. Tính dục trong văn chương không phải là sự suy đồi mà được xem như thủ pháp nghệ thuật. Năm 1988, khi Thiên sứ - tác phẩm đầu tay của Phạm Thị Hoài được xuất bản, người ta đã nhận thấy một khát vọng nào đó trong tình yêu của người phụ nữ mà tác giả đã gửi gắm trong hình ảnh một cô bé “vĩnh viễn 14 tuổi”. Tâm điểm của tác phẩm là nhân vật Hoài vĩnh viễn mười bốn tuổi. Cái lứa tuổi mười bốn vĩnh hằng của Hoài chỉ là vỏ ốc, lớp vỏ bảo vệ cho một cái gì đó sâu thẳm hơn, dữ dội hơn. Hoài có những rung động thầm kín, của những khao khát không được thỏa mãn, những đòi hỏi bị ghìm nén trong tâm hồn một phụ nữ hai mươi chín tuổi. Một khuôn mặt trẻ con che chở cho một tâm hồn suốt mười lăm năm ròng làm “một nhân chứng câm lặng, thông tỏ quyết liệt, không bao giờ quay lưng lại cuộc đời”. Sau Phạm Thị Hoài, hàng loạt cây bút đã không còn ngại ngùngmà mạnh mẽ thể hiện những khát khao khó nói ẩn chứa trong tâm hồn. Có thể nói, người phụ nữ trong các tác phẩm văn xuôi sau năm 1986 đã tự cởi trói về tình dục.Viết thẳng thắn về tình dục là cách để các nhà văn góp một tiếng nói mạnh mẽ đòi quyền bình đẳng cho nữ giới - quyền được yêu và được thụ hưởng tình yêu.

Vấn đề tính dục được thể hiện trong việc chủ động và quyết liệt khi nói đến những ham muốn thân xác của mình.Việc bày tỏ khát khao thầm kín và giải

phóng tình dục là bước đi táo bạo trong việc bình đẳng với nam giới. Đây có thể coi là một cuộc cách mạng về nữ quyền trong văn học, cuộc cách mạng này mang tính triệt để cao bởi nó giải quyết tận gốc sự bất bình quyền trong tương quan giới tính. Vấn đề tính dục trong văn xuôi DTTS đã trở thành một mảng đề tài “mạnh bạo” mà những nhà văn như Cao Duy Sơn, Bùi Thị Như Lan, Bùi Minh Chức… quan tâm khai thác và đề cập đến trong rất nhiều sáng tác. Tuy nhiên cần nhận thấy một điều, sự e dè, kín đáo, tế nhị, sâu xa vẫn bao trùm những tác phẩm viết về tính dục. Lí giải cho hiện tượng này, có thể nói đến tư tưởng truyền thống miền núi vốn ăn sâu vào tâm tưởng của không chỉ người dân miền núi mà còn chi phối chính quan điểm nghệ thuật của rất nhiều nhà văn DTTS khác.

Nàng Quỳnh The trong Đọa đày,trước khi chết nàng đề nghị lão Ca Đai, một người bằng tuổi bố mình cho mình biết cái vị của con người: “ Ôi sao khi sắp chết cháu lại muốn sống đến thế. Bác là đàn ông là con trai. Bác hãy ôm lấy cháu như người con trai ôm lấy người con gái, như người yêu ôm lấy người yêu. Bác hãy hôn cháu như người yêu hôn người yêu. Hãy sờ tấm ngục mơn mởn mùa xuân của cháu như người yêu Xu Mi của cháu đang sờ…Bác hãy cho cháu biết cái vị đời của con người, biết tình yêu cụ thể của con người”.[22,tr.279]. Tình dục là nhu cầu bản năng, bất kì ai cũng tồn tại và cần thỏa mãn nhu cầu bản năng đó. Con người chúng ta cần nhìn nhận vấn đề đó một cách nhân văn, lành mạnh và đúng đắn. Vi Hồng đã rất mới mẻ khi cho rằng tình yêu chỉ trọn vẹn là nó khi có sự kết hợp giữa xúc cảm tinh thần và thân thể. Nhu cầu giải phóng bản năng trở thành một đặc điểm trong văn xuôi DTTS miền núi phía Bắc.

Đến với truyện ngắn Tình Mường Woang của Bùi Minh Chức, ta bùi ngùi, xót xa cho số phận của ún Khưm, có cái gì đó thật có lý mà cũng thật vô lý trong tâm trạng nàng Khưm. Nàng là vợ, nhưng nàng còn là đàn bà “Ở với chồng, càng ngày ún Khưm càng cảm thấy mình là đàn bà, cái cảm giác mà trước đây, có lúc do phải trèo đèo, lội suối, chặt cây… Ún đã quên mất… Ún khấn thầm cho cái cảm giác đàn bà ấy cứ ở mãi với mình” [43, tr.49].Khi chồng Khưm gặp nạn,

nàng đứng giữa quyền được sống hạnh phúc và nghĩa vụ, đứng giữa cái đúng và tình thương. Nàng có thai với chính kẻ đã gây ra tai nạn cho chồng mình vì khát khao bản năng trong con người nàng trỗi dậy “Ngày thứ hai, ngày thứ ba, ngày thứ tư và nhiều ngày sau, Ún vẫn ra suối và vẫn tắm như thế, vẫn nằm như thế, mặc cho gió uốt ve, mơn man…Một cơn khát hanh hao, không rõ rệt, nhưng rât bồn chồn lại đến” [43, tr.51]. Qua đây, Bùi Minh Chức đã thể hiện những dục tính thầm kín của người phụ nữ, khỏa lấp cái ham muốn làm vợ và được sống hạnh phúc rất chính đáng. Nhân vật Ún Rớ trong Bến nước lành cũng thèm khát tình yêu. Ở cái bến nước lành ấy, ở con suối ấy, Rớ xinh đẹp đã đến tắm bao nhiêu lần. Đó là nơi Rớ gặp các chàng trai. Ở đó Rớ và các chàng trai đã yêu nhau. Rớ đã dâng hiến thân mình cho những chàng trai mà Rớ gặp bên bến nước lành: “Ún Rớ nhìn thấy cách lặn ấy của người trai, tò mò, sợ sợ, thích thích… Tối hôm ấy, người trai, người gái hẹn nhau bên bãi sông. Rớ biết thế nào là đàn ông, còn Ót thì có nơi mà nhớ!”[38, tr.164-165]. Yêu nhau rồi những người trai nọ ra mặt trận. Tình yêu của Rớ đem lại may mắn cho những chàng trai, để họ ra trận có cái để nhớ, để họ gặp may, để họ không chết, để họ lập công to.

Trong tiểu thuyết Ngườilang thang của Cao Duy Sơn, Na Ban bị bắt và tuổi trẻ với những khát vọng yêu đương của cô bị chôn vùi. Nhưng cái khát khao một lúc nào đó lại chợt bùng lên. Khát vọng ái ân của người phụ nữ được bộc lộ trọn vẹn bằng sự cảm nhận tinh tế của Cao Duy Sơn: “Cô bàng hoàng nhận ra tay mình đã đặt lên ngực từ lúc nào. Nhón gót đến khép lại cửa buồng, Na Ban quay lại đối diện với mình trong tấm gương. Những ngón tay thon trắng hồng chạm rãi đưa sang bên nách cởi từng núm khuy vải. Cô bồi hồi ngắm lại hai bầu vú nhô cao rồi đưa tay se sẽ xoa lên cái núm nhỏ màu hồng nhạt. Một cảm giác thật dễ chịu dâng lên, cô nhắm mắt ngây ngất với bao cảm xúc lạ” [47, tr.221]. Na Ban ngây ngất với khuôn ngực thiếu nữ của mình bằng sự thôi thúc từ chính bản năng của người phụ nữ, thôi thúc một khát vọng được yêu mãnh liệt.Tác phẩm đã khai thác tính dục trong vấn đề tự thỏa mãn, tự giải quyết nhu cầu bản

năng ở người phụ nữ. Cũng như nam giới, phụ nữ có quyền được giải phóng những ẩn ức tình dục tự nhiên của mình.Bằng chính bản năng của người phụ nữ mach bảo cô gái một khát vọng sống và khát vọng tình yêu mãnh liệt. Đó cũng chính là sự cởi trói cho người phụ nữ trước xã hội miền núi chủ yếu theo tư tưởng nam quyền.

Nhưng cũng không ít người đã chọn cách sống hết mình, thỏa mãn mình, vỗ về mình, làm tình với chính mình hay thỏa mãn, vỗ về, làm tình với người khác như một cuộc trốn chạy. Cả một đời sống bộn bề nguyên sơ ẩn ức đầy náo động và chân thành da diết đến mức độ sống sượng và sỗ sàng được phơi phóng vô tư và khiêu khích trên những móc dây của đời sống văn học. Điều ấy có thể hạ thấp con người trong văn học, nhưng có khi lại nâng con người lên trong cái nhìn đầy nhân văn về con người, với thân phận và triết lý về nó khi vấn đề tính dục thực sự chạm vào cõi nhân tính trong mỗi người.Ấn tượng của chúng tôi khi tìm hiểu về vấn đề tính dục đó là nghe được tiếng nói sâu thẳm của những người phụ nữ qua hàng thế kỉvang lên da diết đòi quyền sống để yêu thương. Không gợi chút tục dâm vì vốn dĩ bản chất của tình yêu là cái đẹp, là biểu hiện của tính người. Có chăng chính con người mới làm cho tình yêu xấu đi, dung tục, tầm thường đi. Đó là tình cảm thiêng liêng, chính đáng của con người cần được trân trọng. Qua lăng kính về vấn đề tính dục dưới cái nhìn của các nhà văn DTTS, chúng ta cũng cảm nhận được sự nhọc nhằn mà các nhà văn đã vượt qua trên hành trình đi tìm công lý cho lẽ sống hạnh phúc của những người phụ nữ vùng cao.

Viết về những người phụ nữ luôn gắn với trạng thái khát tình, Y Ban là một nhà văn đã tấn công mạnh mẽ vào những ứng xử xã hội, đòi hỏi cái nhìn công bằng với những ham muốn bản năng của người phụ nữ, kiếm tìm bình quyền cho người phụ nữ. I am đàn bà của Y Ban từng làm văn đàn rung lên một thời khi tác giả là người đầu tiên miêu tả thế chủ động trong tình dục của nhân vật người phụ nữ. Ở nơi đất khách quê người, với công việc là làm “ô sin”, chị

bị nhốt vào một căn nhà như một hoang đảo - nơi chỉ có chị và người đàn ông bị liệt và câm. Ngôn ngữ bất đồng, không tiếp xúc với xã hội, thế giới của chị chỉ còn lại là hết lòng chăm sóc người xa lạ bằng nghĩa vụ của kẻ làm thuê và đặc biệt là bằng thiên chức làm mẹ, làm chị thuần khiết. Bằng tấm lòng, sự chăm sóc tận tình, bằng cảm giác, bản năng vốn có của một người phụ nữ đã có chồng, chị từng ngày nhận ra sự trỗi dậy, hồi sinh bản năng đàn ông của ông chủ. Chị dần vượt qua những ngại ngùng, kéo gần khoảng cách giữa người giúp việc và ông chủ để làm người đàn ông chiến thắng bệnh tật. Chị chủ động trong việc chăm sóc ông chủ, nhất là tác động đến bộ phận sinh dục tưởng chừng đã chết. Ngày này qua ngày khác, ông chủ cũng làm sống dậy khao khát yêu đương bản năng trong chị. Người đàn bà chủ động dành những hành động “yêu” cho ông chủ như với người chồng ở quê của mình. Chị mộng mị trong những giấc mơ tình. Và một lần, trong cơn mộng mị, chị tìm đến phòng ông chủ để thỏa mãn nhu cầu bản năng: “Thị mộng mị đi vào phòng ông chủ. Cái ánh mắt của ông chủ như thúc vào tim thị. Thị nhìn sâu vào ánh mắt mừng rỡ ấy rồi thị trút bỏ quần áo của thị. Thị lật cái khăn mỏng đắp lên người ông chủ. Con giống con má đang cất cao đầu chờ thị. Như giấc mơ đêm hôm nào, thị cầm lấy nó đưa vào cơ thể thị. Thị đã không còn phải thức giấc trong sự thèm khát cháy bỏng nữa. Thị đã thoả mãn”. Y Ban đã thể hiện một sự cởi trói mãnh liệt mặc dù người đàn bà ấy đã nếm trải nỗi cay đắng, nhục nhã không thể cứu vớt nổi. Suy cho cùng thì người đàn bà ấy dù nhiều lần đã phải đấu tranh giữa lý trí và tình cảm,vừađáng thương và cũng vừa đáng trách. Bà đã lựa chọn đối tượng không đúng để rồi nếm trải dằn vặt. Không dừng lạ ở đó, người đàn bà trong sáng tác của Y Ban rơi vào ẩn ức tình dục hoặc do không thể có tình yêu (không có người đàn ông bên cạnh) như cô gái trẻ trong Bức thư gửi mẹ Âu Cơ, Nấm trong Đàn bà xấu thì không có quà, người phụnữ làm ô sin trong I am đàn bà, hoặc do có người đàn ông nhưng không có đời sống tình dục theo đúng nghĩa (người đàn bà trong Tự hay Biển và người đàn bà xấu xí). Cũng là hi sinh cho tình yêu, nhưng trong nhiều hoàn cảnh

khác, người đàn bà lại hành động theo nghĩa “dâng hiến”. Cô gái ở Hai bảy bước chân là lên thiên đường đã tin tưởng và tự nguyện trao gửi thân xác cho người mà cô yêu thương, dẫu biết đó chẳng phải là người đàn ông của riêng mình. Với cô, yêu và hiến dâng là một niềm hạnh phúc tột độ.

Không phô bày trần trụi nhưng vấn đề tính dục trong văn xuôi DTTS vẫn khiến người đọc cảm nhận chân thực và rõ nét khát khao bản năng của người phụ nữ miền núi. Táo bạo bất chấp mọi lề thói xã hội đã mang đến một luồng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề nữ quyền trong sáng tác của một số nhà văn dân tộc thiểu số (khu vực miền núi phía bắc việt nam)​ (Trang 57 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)