Mạch nguồn cảm hứng về nữ quyền trong văn xuôi dân tộc thiểu số

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề nữ quyền trong sáng tác của một số nhà văn dân tộc thiểu số (khu vực miền núi phía bắc việt nam)​ (Trang 35 - 40)

7. Cấu trúc của luận văn

1.3. Mạch nguồn cảm hứng về nữ quyền trong văn xuôi dân tộc thiểu số

miền núi phía Bắc

Theo Từ điển thuật ngữ văn học, cảm hứng là “trạng thái tình cảm mãnh liệt, say đắm xuyên suốt tác phẩm nghệ thuật, gắn liền với một tư tưởng xác định, một sự đánh giá nhất định, gây tác động đến cảm xúc của những người tiếp nhận tác phẩm” [10, tr.38] . Văn học bắt nguồn từ đời sống và phản ánh đời sống. Khi văn học chiếm lĩnh đời sống đã tạo ra những hình tượng nghệ thuật mang giá trị thẩm mỹ cao.Cũng chính vì lẽ đó,văn học phản ánh các quan hệ hiện thực mà trung tâm là con người. Hình ảnh người phụ nữ miền núi với biết bao đắng cay khổ cực đã in sâu vào tâm trí các nhà văn, lôi cuốn xúc cảm tạo nên sự sáng tạo cụ thể, gần gũi và chân thực. Và để tạo nên sự lôi cuốn đó là mạch nguồn cảm hứng về vấn đề nữ quyền trong văn xuôi DTTS miền núi phía Bắc. Đọc văn xuôi DTTS, ta thấy người phụ nữ miền núi trong xã hội cũ rơi vào bi kịch về thân phận và quyền sống của con người. Họ là nạn nhân của xã hội phụ quyền, không

thể tự quyết định được số phận của bản thân. Mặc dù vậy nhưng họ đã để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng độc giả bởi sự mạnh mẽ, dũng cảm, niềm khát khao sống làm chủ bản thân và cuộc đời. Đây cũng là cảm hứng và là nguồn đề tài hấp dẫn khiến nhà văn DTTS đi sâu khai thác vấn đề nữ quyền. Từ đó vấn đề nữ quyền cũng là một xu hướng trong văn xuôi DTTS.

Bên cạnh các tác giả người Kinh, vấn đề nữ quyền trong sáng tác của các nhà văn DTTS cũng thể hiện được những nét đặc sắc riêng mang tính đặc trưng văn hóa vùng miền, điều này càng làm cho văn học thêm sắc màu, sống động và tươi mới hơn như nhà văn Vi Hồng đã từng khẳng định: “Một dân tộc dù nhỏ bé đến đâu họ vẫn có một thế giới tâm hồn rất riêng và chỉ có những con đẻ rất thông minh và nhạy cảm của dân tộc mới có cơ may khám phá và phát hiện”. [24, tr.63]. Xuất thân là người DTTS nên các nhà văn là người hiểu rõ hơn ai hết thân phận người phụ nữ miền núi còn bị đè nén, chịu áp bức bóc lột nặng nề trên vùng cao, nơi mà ánh sáng văn minh chưa soi rọi tới. Con người ở những vùng cao mà đặc biệt là người đàn ông rất bảo thủ, lạc hậu, ngại tiếp thu cái mới, cái tiến bộ khiến biết bao người phụ nữ miền núi phải chịu thiệt thòi hơn người phụ nữ miền xuôi. Muôn vàn định kiến xã hội bủa vây những người phụ nữ nơi đây và nếu nhìn vào đó ta sẽ thấy một bức tranh tối màu về số phận người phụ nữ vùng cao, họ chỉ là những con trâu, con bò trong gia đình chồng, đầu tắt mặt tối làm lụng vất vả thậm chí còn bị đánh đập, không được ra ngoài vui chơi, hưởng thụ, không tự quyết định hạnh phúc cho mình…Chứng kiến những bất công mà người phụ nữ vùng cao phải gánh chịu, các nhà văn DTTS đồng cảm với họ, đưa họ vào những trang văn của mình và nói lên tiếng nói bênh vực phụ nữ.

Vấn đề nữ quyền đã “manh nha” xuất hiện trong những sáng tác thời kì đầu và mở rộng mạnh mẽ hơn ở những thời kì sau. Minh chứng ở sự đấu tranh chống lại cái xấu, cái ác trong xã hội như trong sáng tác của Nông Minh Châu. Thông qua câu chuyện về Ché Mèn, đại diện cho lớp thanh niên tiến bộ đã dám vượt qua khó khăn, trở ngại, mạnh dạn tìm tòi những hiểu biết về cuộc sống,

hăng hái trong lao động sản xuất, mạnh dạn thay đổi những quan điểm lạc hậu và bảo thủ đến với khoa học kĩ thuật. Hàng loạt các hành động của người phụ nữ như Đàng, Xo Ao, Lăng Thị Thu Lả trong sáng tác của Vi Hồng dám chống lại hủ tục lạc hậu như ma gà, ép duyên…để tìm kiếm hạnh phúc. Không dừng lại ở đó, họ còn dám bước qua ranh giới của bổn phận để thỏa mãn khát vọng bản năng như: Ún Khưm (Tình Mường Wang - Bùi Minh Chức) khát khao bản năng được làm vợ, làm mẹ, cô có thai với chính kẻ đã gây ra tai nạn cho chồng mình. Hành động đi theo ái tình của người vợ vắng chồng (Sau lời hát Sli- Bùi Thị Như Lan), hành động quyết tâm ra đi tìm hạnh phúc bên người yêu của Líu (Góc trời tây có cơn mưa đá- Cao Duy Sơn). Ngoài ra, người đọc cũng bắt gặp nhiều nhân vật nữ với khát khao yêu đương như Ai Hoa (Người trong ống - Vi Hồng), Dình (Hoa bay cuối trời- Cao Duy Sơn), Xúa (Bồng bềnh sương núi - Bùi Thị Như Lan)…Cuộc sống của họ là hành trình đi kiếm tìm hạnh phúc vì tình yêu là món quà tinh thần vô giá cho những người phụ nữ.

Xuất phát từ trái tim nhạy cảm, tấm lòng nhân ái, giàu lòng yêu thương con người đặc biệt là những người phụ nữ miền núi cao, Vi Hồng, Cao Duy Sơn, Bùi Thị Như Lan và nhiều tác giả khác đều có chung những trang viết đề cập đến vấn đề nữ quyền của người phụ nữ vùng cao. Tuy sống trong môi trường vô vàn khó khăn, phải hứng chịu những bất công, ngang trái trong xã hội nhưng họ không chịu khuất phục hoàn cảnh “Như một quy luật tất yếu, càng bị đè nén, áp bức, khả năng sinh tồn của con người càng được tôi rèn, càng được khẳng định, như chiếc lò xo càng bị nén chặt thì sức bật càng cao để trở về với trạng thái cân bằng tự nhiên của nó”. Những người phụ nữ luôn mang trong mình một khát khao sống, dũng cảm và lạc quan dám đứng lên chống lại những hủ tục lạc hậu của xã hội cũ. Họ khát khao tình yêu, khát khao hạnh phúc đời thường và đặc biệt họ dám bộc lộ chân thực khát khao tính dục của người phụ nữ miền núi. Tiếng nói của người phụ nữ trong văn học (từ văn học dân gian đến văn học thành văn) là tiếng nói phản kháng, lên án và phê phán mạnh mẽ lối xã hội phụ quyền. Là khát vọng được tự

do và hạnh phúc trong tình yêu.Là biểu hiện cho cái đẹp, vẻ đẹp bất tử, tổng hòa của cả vẻ đẹp phẩm chất và ngoại hình.

Qua những đắng cay, khổ cực mà người phụ nữ miền núi phải chịu đựng chúng ta không chỉ xót xa mà còn cảm phục trước những nghị lực phi thường của họ.Ở họ hội tụ những phẩm chất cao đẹp nhất của người phụ nữ, thể hiện chân thực con người mình với những khát khao trần thế, họ luôn có sự trỗi dậy mãnh liệt của ý thức cá nhân để xác lập quyền bình đẳng của mình.Đọc những sáng tác văn xuôi viêt về người phụ nữ đặc biệt là vấn đề nữ quyền được đề cập đến trong sáng tác của, ta sẽ thấy được cảm hứng nhân văn hướng về người phụ nữ mang thân phận khổ đau, từ đó toát lên vẻ đẹp tâm hồn trong con người họ. Họ dũng cảm đứng lên đấu tranh bảo vệ quyền bình đẳng. Và với sự đấu tranh âm thầm, không mệt mỏi của bản thân họ đã chứng minh được một điều rằng người phụ nữ có thể làm được tất cả khi họ dám đứng lên.

Tất cả những điều nói trên cho thấy sự hoàn thiện về nghệ thuật và mở rộng về nội dung phản ánh. Qua đó, khẳng định sự trường tồn, phát triển không ngừng của một nền văn học giàu tiềm năng và sức bật. Có thể nói, khát vọng được “thoát thai” khỏi những hủ tục lạc hậu mãi là khát khao trường tồn, vĩnh cửu của những người phụ nữ dân tôc thiểu số. Âm hưởng nữ quyền sẽ không còn vang vọng trong những tác phẩm thơ văn, đôi chân của người phụ nữ vùng cao không còn chịu bó buộc trong “gông cùm, xiềng xích” nữa, mà bao trùm lên tất cả sẽ là tiếng hát tươi vui, là niềm hân hoan bất tận trước cuộc sống tự do, hạnh phúc.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1

Có thể nói, văn học DTTS đã mang đến rất nhiều thành tựu và sắc thái riêng biệt cho nền văn học Viêt Nam thời kì hiện đại, đặc biệt phải kể đến những đóng góp tích cực mà văn xuôi DTTS miền núi phía Bắc mang lại. Qua nghiên cứu này ta có thể hình dung một cách khái quát những nét đăc sắc và độc đáo mang niềm tự hào về dân tộc của họ.

Những làn sóng đấu tranh của phong trào nữ quyền, các lý thuyết phê bình nữ quyền trên thế giới xuất hiện từ cuối thế kỷ XVIII và kéo dài cho đến tận ngày nay như là một minh chứng cho công cuộc đi tìm lại chính mình- tìm lại bản ngã luôn đau đáu, mòn mỏi và chưa bao giờ ngưng nghỉ của một nửa nhân loại. Trong lĩnh vực văn học, ý thức về nữ quyền đã ngấm sâu vào mạch ngầm của văn học dân tộc trước khi có sự du nhập của chủ nghĩa nữ quyền phương Tây. Tuy nhiên do ý thức xã hội mà vấn đề nữ quyền trước đây mới chỉ dừng lại ở những hiện tượng văn học đơn lẻ và đây cũng là tiền đề cho văn học nữ quyền phát triển. Người phụ nữ đã đi vào những trang viết chảy suốt trong văn học từ trước đến nay và trong văn xuôi DTTS miền núi phía Bắc cũng không ngoại lệ. Bên cạnh nhiều vấn đề được đặt ra qua cuộc sống của đồng bào miền núi thì vấn đề nữ quyền là một hướng đi đầy hấp dẫn và chưa bao giờ cũ của các nhà văn DTTS.Trên tinh thần ấy, những tìm tòi, sáng tạo của các nhà văn dân tộc thiểu số dù chưa đạt tới sự hoàn hảo nhưng nó đã chứng tỏ bản lĩnh, tài năng và tinh thần dân tộc của nhà văn trên hành trình hội nhập. Ngày nay, một xã hội công bằng, bình đẳng, nam nữ bình quyền thì người phụ nữ đã mạnh mẽ hơn, dám đương đầu, dám đấu tranh cho quyền lợi của chính mình. Tiến hành nghiên cứu những tác phẩm viết về nữ quyền của một số nhà văn DTTS miền núi phía Bắc từng bước mang lại thay đổi thực sự cho người phụ nữ đặc biệt là người phụ nữ miền núi thúc đẩy giải phóng phụ nữ, góp phần vào thành công của cách mạng dân chủ nhân dân ở Việt Nam. Đây cũng là một hướng nghiên cứu đầy triển vọng, có ý nghĩa văn hóa sâu sắc.

Chương2

VẤN ĐỀ NỮ QUYỀN TRONG SÁNG TÁC CỦA MỘT SỐ NHÀ VĂN DÂN TỘC THIỂU SỐ MIỀN NÚI PHÍA BẮC

NHÌN TỪ GÓC ĐỘ NỘI DUNG

vật nữ luôn chiếm một tỉ lệ rất cao và có thể nói đó đã trở thành một hình tượng chính, thể thể hiện rất rõ tài văn chương, tư tưởng nghệ thuật cũng như tình cảm yêu quý, trân trọng và cảm thông đối với nguời phụ nữ DTTS. Họ đều là những người phụ nữ miền núi đẹp người, đẹp nết - một vẻ đẹp tự nhiên, khỏe mạnh, phồn thực đầy khả năng làm vợ, làm mẹ, làm chủ một gia đình miền núi. Nhưng hầu hết, họ lại đều là những người có số phận vất vả, kém may mắn. Như Ma Văn Kháng đã từng gọi người phụ nữ miền núi là; “Biểu trưng cho sự khốn cùng của nhân loại”. Song điều đáng quí ở những người phụ nữ này là: dù luôn phải đối mặt với những khó khăn, thách thức của cuộc sống lạc hậu, đói nghèo, đầy bất trắc nhưng họ chưa bao giờ mất đi niềm tin vào cuộc sống, họ vẫn luôn cố vượt qua, vươn lên với mong muốn, khát vọng về một cuộc sống tốt đẹp hơn, hạnh phúc hơn.Hiểu được sự thiệt thòi, vất vả, không được tiếp xúc với ánh sáng văn minh, điều kiện mở mang dân trí thấp, tồn tại những rào cản về phong tục tập quán, ngòi bút của Vi Hồng, Cao Duy Sơn, Bùi Thị Như Lan đã cất lên tiếng nói bênh vực nữ quyền, đòi quyền bình đẳng cho phụ nữ vùng cao thời kì đất nước trở mình phát triển.

Trong chương này, chúng tôi chủ yếu đi sâu tìm hiểu vấn đề nữ quyền trong sáng tác của Vi Hồng, Cao Duy Sơn và Bùi Thị Như Lan. Vấn đề tư tưởng và quan điểm của nhà văn thể hiện trong chiều sâu suy tư, triết lí. Đề cập đến vấn đề nữ quyền, các nhà văn đều thể hiện sự nhìn nhận, đánh giá rất chân thật và cảm động thông qua ba luận điểm chính đó là hình ảnh người phụ nữ với cuộc chiến chống lại những hủ tục lạc hậu, người phụ nữ với khát khao hạnh phúc đời thường và người phụ nữ với bản năng tính dục. Dấu hiệu về vấn đề nữ quyền thấy rõ đó là hầu hết các nhà văn đều đi tìm cho mình những người phụ nữ mạnh mẽ, chủ động.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề nữ quyền trong sáng tác của một số nhà văn dân tộc thiểu số (khu vực miền núi phía bắc việt nam)​ (Trang 35 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)