7. Cấu trúc của luận văn
3.2.1. Ngôn ngữ giản dị, thông tục
Nhân vật trong văn xuôi DTTS miền núi phía Bắc chủ yếu là người dân tộc giản dị, chất phác vì vậy ngôn ngữ nhà văn sử dụng cũng giản dị, thông tục đời thường, gần gũi với lời ăn tiếng nói hàng ngày. Những câu chuyện về người phụ nữ được kể tự nhiên với ngôn ngữ bình dị, không được chú trọng trau chuốt, đánh bóng.
Đúng như Vi Hồng đã nói: “Ở quê mình mọi người thật thà như cục đất, cục đá! Ăn nói mỗi câu chỉ có một nghĩa như nước chui vào trong cống”.Bởi thế mà ngôn ngữ nhân vật nữ mang đậm phong cách diễn đạt của người miền
núi. Phong cách đó thể hiện trong lời nói, cách nói rất chân thật, từ ngữ giản dị,
dễ hiểu. Nhà văn sử dụng khái niệm, hình ảnh mang quan niệm truyền thống, văn hóa của người miền núi khi phô diễn tư tưởng, tình cảm. Vi Hồng sử dụng những hình ảnh về Hoa gắn liền với tín ngưỡng Hoa của người Tày khi ca ngợi
vẻ đẹp của người phụ nữ: Hoa Biooc mạ, Biooc loỏng…Những từ này được Vi Hồng sử dụng nguyên gốc Tày. Bên cạnh đó, ông sử dụng rất hiệu quả vốn từ ngữ địa phương nhằm tạo nên bản sắc dân tộc vùng núi phía Bắc. Hồn dân tộc được gợi lên từ những cái tên như: Slao, Quỳnh The, Va Đáo, Xo Ao, Nọi, Thu Khoan…Tên gọi của các nhân vật nữ không hề cầu kì, hoa mĩ mà mộc mạc, gần gũi như chính cuộc sống của người dân tộc.
Việc sử dụng ngôn ngữ dân tộc trong sáng tác văn chương là một thế mạnh của các nhà văn DTTS. Tuy các tác giả chủ yếu dùng tiếng phổ thông để sáng tác nhưng trong các tác phẩm văn xuôi ta vẫn thấy thấp thoáng bóng dáng của ngôn ngữ dân tộc như Tày, Nùng…Cũng như các nhà văn như Vi Hồng, Bùi Minh Chức… Cao Duy Sơn cũng đưa ngôn ngữ Tày vào các sáng tác của mình. Thứ ngôn ngữ ấy góp phần thể hiện rõ nhất cảm xúc và tâm trạng của nhân vật như: “Múc dác sằng dè” (Đói bụng chưa?), “Cưn dá nhằng dác ca lăng mòn!”
(Ăn rồi làm sao còn đói), Ờ nỏ (Ờ nhỉ)…[51, tr.66]. Trong tiểu thuyết Người lang thang của Cao Duy Sơn, nhân vật Na Ban (Người lang thang) lưu lạc từ khi mười tuổi nên chẳng còn nhớ được gì nhiều, quê hương làng bản chỉ còn là một vệt mờ trong kí ức nhưng lời hát đồng dao ngày nhỏ bà dạy Na Ban còn nhớ như in:
“Bươn chiêng pi mấu Pẻng phẳng tặt sẩu Pủm lẩu tặt quay Thèo may dảy váng Núng náng phúng sang
Pù nàng pù ninh” [47, tr.211].
Bài đồng dao gợi nhắc về một thời tuổi thơ hồn nhiên, trong trẻo đã trở thành ấn tượng khó phai mờ trong kí ức con người. Lời hát ru bằng tiếng dân tộc buồn đến đa diết, quặn lòng của Na Ban thường được cất lên mỗi khi buồn tủi,
trở thành chỗ dựa tinh thần, thành nơi bấu víu để tâm hồn vơi bớt nỗi khổ đau, sầu muộn:
“Noòn dắc nòn đí Noọng à
Sle mé nhàng pay nà àu luôm Àu tú luôm, tu luôm pác đèng
Pắt tu lèng, tu lèng tha mo óc Nòn, nòn đắc nòn đí noọng ơi!”.
Cao Duy Sơn đã khéo léo đưa những đoạn đồng dao, hát ru của người Tày vào tác phẩm mà cố ý không đưa vào lời dịch. Song, bản thân tính nhạc của ngôn từ đã góp phần mang đến cho người đọc dân tộc khác dù không biết tiếng Tày vẫn có thể cảm nhận được phần nào nội dung của lời hát để cảm và hiểu nỗi lòng Na Ban. Ngôn ngữ tiếng mẹ đẻ có ý nghĩa vô cùng quan trọng, trở thành một phần thiết yếu như máu thịt, như hơi thở, ăn sâu vào tâm trí và tiềm thức con người. Nhà văn Y Phương tự nhận thấy rằng: “Đụng đến cái này (tiếng nói và chữ viết dân tộc – Lâm Tiến) tự dưng con người tôi nổi hết gai ốc”.Ngôn ngữ trong sáng tác của Bùi Thị Như Lan thường sử dụng khi viêt về người phụ nữ thường rất dung dị, đời thường, nhà văn cũng đưa rất nhiều ngôn ngữ địa phương vào tác phẩm của mình như: “Noọng a Slương căn Slíp vằn tàng nhằng xẩu” (Em ơi, yêu nhau cách mười ngày đường còn gần…). [30,tr.172]
Bằng ngôn ngữ đời thường giản dị, thông tục, các nhà văn DTTS miền núi phía Bắc đã phác họa những nét sinh động, gần gũi trong cuộc sống đời thường của người phụ nữ, biểu hiện một thế giới quan đàn bà khá ấn tượng và chỉ có ở người phụ nữ mà thôi.