Sử dụng ngôn ngữ giàu tính nữ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề nữ quyền trong sáng tác của một số nhà văn dân tộc thiểu số (khu vực miền núi phía bắc việt nam)​ (Trang 75 - 76)

7. Cấu trúc của luận văn

3.2. Sử dụng ngôn ngữ giàu tính nữ

M.Gorki đã khẳng định: “Ngôn ngữ là yếu tố đầu tiên của văn học, nhà văn là nghệ sĩ của ngôn từ. Nhà văn phải tạo cho mình một hệ thống và phong cách ngôn ngữ riêng…” [9, tr.732].Ngôn ngữ nghệ thuật mang chức năng chủ yếu là xây dựng hình tượng nghệ thuật, tác động tâm tư, tình cảm của người đọc. Là một phần của hình thức nghệ thuật, ngôn ngữ nghệ thuật không chỉ đóng vai trò như một vẻ đẹp, mà còn góp phần quan trọng trong việc tạo nên những tầng nghĩa lẩn khuất, sâu xa, thể hiện tốt nội dung tác phẩm, làm nổi bật phong cách nghệ thuật của tác giả, tạo nên nét đẹp thẩm mỹ cho văn học, khơi ngợi nuôi

dưỡng cảm xúc thẩm mỹ cho người đọc. Cũng giống với những nguyên liệu để làm nên nghệ thuật, nhưng ngôn ngữ chỉ tạo nên những giá trị phi vật thể, đòi hỏi người đọc và cả người sáng tác phải vận dụng tối đa khả năng quan sát, trí liên tưởng tưởng tượng... mới có thể tiếp cận với hình tượng nghệ thuật mà ngôn ngữ đã dày công nhào nặn. Sự huy động những khả năng ấy của con người, giúp cho mỗi chúng ta sống tinh tế hơn, hình tượng cũng sẽ sống muôn hình vạn trạng tùy theo quan niệm thẩm mỹ của mỗi người, tác phẩm nhờ vậy mà có thể cắm rễ sâu trong lòng người đọc.

Ngôn ngữ được chú trọng đưa vào tác phẩm như một chất liệu cần thiết làm cho nhân vật, đặc biệt là nhân vật nữ hiện lên sống động, gần gũi như những con người thực trong cuộc đời. Với văn học viết về nữu quyền, nhà văn đã quan sát, lắng nghe và đưa vào trang viết của mình ngôn ngữ của nữ giới. Có thể khẳng định, ngôn ngữ trong dòng văn học nữ quyền là ngôn ngữ thể hiện những trải nghiệm cá nhân của giới nữ cho nên người đọc dễ dàng bắt gặp những yếu tố ngôn ngữ mang đậm chất nữ tính gợi sự liên hệ và gần gũi.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề nữ quyền trong sáng tác của một số nhà văn dân tộc thiểu số (khu vực miền núi phía bắc việt nam)​ (Trang 75 - 76)