Vòng quay vốn cho vay khách hàng cá nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện giồng trôm, bến tre (Trang 57)

Bảng 2.11 Vòng quay vốn cho vay khách hàng cá nhân giai đoạn 2016-2018 ĐVT: triệu đồng

Năm

Chỉ tiêu 2016 2017 2018

1-Doanh số cho vay KHCN 2.853233 3.520.773 4.016.025 2-Dư nợ cho vay KHCN bình quân

năm 887.023 1.033.046 1.201.393

3-Vòng quay vốn cho vay KHCN

(vòng) 3,22 3,41 3,42

Bảng 2.11 từ năm 2016 đến năm 2018 cho thấy: vòng quay vốn cho vay KHCN tại chi nhánh tương đối cao và ổn định, xu hướng tăng dần, lần lượt trong ba năm là 3,22 vòng, 3,41 vòng và 3,42 vòng.

2.3.2.6 Cơ cấu dư nợ xấu cho vay KHCN theo nhóm nợ xấu

Bảng 2.12 Cơ cấu dư nợ cho vay KHCN theo nợ xấu giai đoạn 2016-2018 ĐVT: triệu đồng, % Năm Chỉ tiêu 2016 2017 2018 Số tiền Tỳ trọng (%) Số tiền Tỳ trọng (%) Số tiền Tỳ trọng (%) Tổng dư nợ xấu KHCN 5.064 100 4.875 100 4.352 100 Nợ nhóm 3 3.255 64,28 3.069 62,95 2.645 60,78 Nợ nhóm 4 1.367 26,99 1.427 29,27 1.380 31,71 Nợ nhóm 5 442 8,73 379 7,77 327 7,51

(Nguồn: Agribank chi nhánh huyện Giồng Trôm, Bến Tre)

Bảng 2.12 cho thấy, giai đoạn năm 2016-2018:

-Nợ nhóm 3 chiếm tỷ trọng cao nhất trên 60% và có xu hướng giảm (lần lượt là 64,28%, 62,95% và 60,78%).

-Kế tiếp, nợ nhóm 4, xu hướng tăng dần (lần lượt 26,99%, 29,27% và 31,71%) -Cuối cùng, nợ nhóm 5, xu hướng giảm nhẹ (lần lượt 8,73%, 7,77% và 7,51%).

2.3.2.7 Cơ cấu dư nợ quá hạn cho vay KHCN theo các tiêu chí

Bảng 2.13 Cơ cấu nợ quá hạn cho vay KHCN theo thời hạn, ngành nghề và đối tượng khách hàng giai đoạn 2016-2018

ĐVT: triệu đồng Năm Chỉ tiêu 2016 2017 2018 Số tiền Tỳ trọng (%) Số tiền Tỳ trọng (%) Số tiền Tỳ trọng (%) Tổng dư nợ quá hạn cho

vay KHCN. Trong đó: 30.779 100 37.386 100 48.134 100

1. Theo thời hạn cho vay KHCN Ngắn hạn Trung hạn 11.388 15.697 37,0 51,0 14.954 19.440 40,0 52,0 19.734 25.029 41,0 52,0

Dài hạn 3.694 12,0 2.992 8,0 3.371 7,0 2. Theo mục đích cho vay

KHCN Cho vay SXKD Cho vay TDĐS 17.851 12.928 58,0 42,0 25.048 12.338 67,0 33,0 27.426 20.698 57,0 43,0

3. Theo đối tượng KH Cá nhân

Hộ gia đình

Doanh nghiệp tư nhân

19.082 10.773 924 62,0 35,0 3,0 23.927 11.963 1.496 64,0 32,0 4,0 32.731 14.921 483 68,0 31,0 1,0

(Nguồn: Agribank chi nhánh huyện Giồng Trôm, Bến Tre)

Theo bảng 2.13 giai đoạn năm 2016 đến 2018:

-Cơ cấu nợ quá hạn cho vay KHCN theo thời hạn cho thấy:

+Nợ quá hạn trung hạn chiếm tỷ trọng cao nhất. Cho vay trung hạn có thời gian trả nợ dài nên khả năng KH có những phân kỳ trả trể hạn gốc, lãi đồng thời khi KH trả nợ phân kỳ gốc, lãi đã quá hạn rồi thì thời gian thử thách để chuyển lên nợ nhóm 1 là 3 tháng trong khi đó thời gian chuyển chỉ 1 tháng cho khoản vay ngắn hạn.

+Nợ quá hạn dài hạn chiếm tỷ trọng thấp nhất. Dư nợ cho vay dài hạn chiếm tỷ trọng thấp so với tổng dư nợ cho vay KHCN, đồng thời khi CBTD cho vay dài hạn (trên 5 năm tối đa 15 năm ) thời gian rất dài rủi ro rất cao, nên hạn chế cho vay và khâu thẩm định, phê duyệt cho vay cũng rất kỹ.

+Nợ quá hạn ngắn hạn có xu hướng tăng dần theo các năm , năm 2016 chiếm tỷ trọng 37%, năm 2017 chiếm tỷ trọng 40%, năm 2018 chiếm tỷ trọng 41% so với tổng dư nợ quá hạn cho vay KHCN.

- Cơ cấu nợ quá hạn cho vay KHCN theo mục đích cho vay:

+Nợ quá hạn cho vay sản xuất kinh doanh luôn chiếm tỷ trọng cao, năm 2016 chiếm tỷ trọng 58%, năm 2017 chiếm tỷ trọng 67%, năm 2018 chiếm tỷ trọng 57% so với tổng dư nợ quá hạn cho vay KHCN. Xét xu hướng không rõ, lúc tăng lúc giảm không ổn định.

+Nợ quá hạn cho vay tiêu dùng đời sống, chiếm tỷ trọng thấp hơn, xu hướng tăng, giảm không ổn định

+Nợ quá hạn cho vay đối tượng cá nhân luôn chiếm tỷ trọng cao và có xu hướng tăng.

+Tỷ trọng nợ quá hạn cho vay đối tượng hộ gia đình và doanh nghiệp có xu hướng giảm qua các năm.

+Doanh nghiệp tư nhân chi nhánh cho vay không nhiều nên khâu thẩm định và phê duyệt cho vay rất được chú trọng, còn đối với cho vay hộ gia đình khả năng trả nợ tương đối ổn định từ nguồn thu nhập của nhiều thành viên trong gia đình nên tỷ trọng nợ quá hạn cũng tương đối thấp.

2.3.3 Đánh giá cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh huyện Giồng Trôm, Bến Tre Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh huyện Giồng Trôm, Bến Tre

2.3.3.1 Những kết quả đạt được

Từ kết quả phân tích thực trạng đã trình bày trên, cho thấy, giai đoạn từ năm 2016-2018 đã đạt được kết quả đáng ghi nhận về phát triển cho vay KHCN như sau:

- Phát triển về thị phần và các phòng giao dịch đặt ở vị trí thuận tiện

Theo quy định của Agribank tỉnh Bến Tre, mỗi ngân hàng tại huyện chỉ được phép đầu tư vốn trên địa bàn các xã trong huyện (21 xã và 01 thị trấn). Tuy nhiên, do đặc điểm địa lý của huyện, một số xã nằm gần trung tâm Thành phố Bến Tre nên trước đây các địa bàn này chưa được quan tâm. Kể từ năm 2016 đến nay, chi nhánh đã chú trọng hơn đến việc đầu tư vốn tại địa bàn các xã nằm xa trung tâm huyện hoặc các phòng giao dịch bằng việc mở thêm điểm giao dịch đặt tại xã Phước Long để giao dịch khách hàng trên địa bàn xã Phước Long, Hưng Phong, Sơn Phú - đó là những xã tiếp giáp trung tâm Thành phố Bến Tre, tạo sự thuận tiện trong giao dịch cho khách hàng, nhờ đó đã tăng được dư nợ, mở rộng thị phần. Ngoài ra, tại UBND các xã đều có phòng làm việc riêng của Agribank để CBTD hàng tuần sẽ đến và nhận hồ sơ vay từ khách hàng, rút ngắn thời gian đi lại của khách hàng.

Trên địa bàn huyện, các ngân hàng TMCP đặt trụ sở gồm có 03 phòng giao dịch của các ngân hàng: Đó là Ngân hàng TMCP Sacombank, Ngân hàng TMCP Đông Á, Ngân hàng TMCP Xây Dựng nên việc cạnh tranh không gây gắt. Nhờ vị thế đặt

các phòng giao dịch và Điểm giao dịch của Agribank trên các xã điểm của mỗi tiểu vùng nên rất thuận tiện trong mọi giao dịch của khách hàng.

Mặc khác, lợi thế của Agribank là Ngân hàng duy nhất của Nhà nước, với chính sách tam nông “Nông nghiệp - Nông dân - Nông thôn” nên luôn được người dân tin tưởng, gắn bó với địa phương, được chính quyền địa phương hỗ trợ, giới thiệu khách hàng..., nhờ đó dư nợ tăng trưởng tốt, rủi ro thấp.

- Dư nợ và doanh số cho vay khách hàng cá nhân tăng trưởng khá ổn định

Nhìn chung trong những năm gần đây hoạt động cho vay của chi nhánh tăng trưởng khá ổn định, mỗi năm tăng trưởng trung bình 10%. Sự tăng trưởng dư nợ và doanh số cho vay KHCN phần nào thể hiện sự nỗ lực trong chính sách cho vay của chi nhánh.

- Hệ số thu hồi nợ tốt và vòng quay vốn cho vay tương đối cao

Tốc độ luân chuyển vốn cho vay của chi nhánh tương đối cao, CBTD giải ngân vốn liên tục cho KH hầu hết tất cả các ngày trong tuần đồng thời chi nhánh cũng rất tích cực trong việc thu hồi nợ, CBTD thường xuyên sao kê nợ đến hạn để nhắc nhở KH cũng như chi nhánh có dịch vụ báo tin nợ đến hạn cho KH biết để tránh trường hợp quá hạn, phát triển nợ xấu.

- Thu lãi cho vay KHCN tăng, biến động theo chiều hướng tích cực

Hệ số thu lãi cho vay KHCN của chi nhánh luôn đạt kế hoạch (trên 90%). Hệ số này càng cao thì càng mang lại nhiều thu nhập, đảm bảo lợi nhuận tài chính của chi nhánh.

- Thu nhập từ hoạt động cho vay khách hàng cá nhân chiếm tỷ trọng lớn so với tổng thu nhập của chi nhánh

Trong tổng thể hoạt động kinh doanh của chi nhánh thì hoạt động cho vay đem lại nguồn thu chủ yếu, nguồn thu từ lãi cho vay luôn chiếm tỷ trọng lớn (lớn hơn 90%) trong tổng thu nhập. Trước đây chi nhánh chủ yếu tập trung hoạt động cho vay, mảng dịch vụ mới được chú trọng trong thời gian gần đây khi nhận thấy nguồn thu nhập từ hoạt động cho vay không thể duy trì mãi được. Thu nhập từ hoạt động

dịch vụ chiếm tỷ trọng chưa cao. Thu nhập từ hoạt động cho vay cũng là thu nhập từ hoạt động cho vay KHCN.

- Tỷ lệ nợ xấu thấp

Với cơ cấu dư nợ cho vay KHCN chiếm tỷ trọng hơn 99% tổng dư nợ, tỷ lệ nợ xấu của chi nhánh năm 2018 ở mức 0,1% là rất thấp, chiếm tỷ trọng không đáng kể. Với chiến lược phát triển của chi nhánh thì việc tối đa hóa thị phần là điều cần thiết. Tuy nhiên, việc phát triển cho vay KHCN theo chiều rộng đòi hỏi phải cùng với phát triển theo chiều sâu. Do đó để nợ xấu được duy trì ở mức thấp, đòi hỏi chi nhánh cần chú trọng hơn nữa công tác thẩm định khách hàng ngay từ giai đoạn đầu khi lập hồ sơ vay vốn. Bởi vì số lượng lớn khách hàng nhỏ lẻ thì công tác kiểm tra, giám sát cho vay là rất khó khăn, mất nhiều chi phí, thời gian và công sức của CBTD.

- Minh bạch và thực hiện đúng những quy định về cho vay

Đây là tiêu chí nhạy cảm vì trong những năm gần đây nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, hoạt động cho vay có phần xiết chặt hơn, phải lựa chọn lại khách hàng để đầu tư vốn hơn là đầu tư một cách tràn lan. Một số NHTM đã áp dụng những mức lãi suất cho vay cao hơn nhiều so với trần lãi suất quy định bằng cách “lách luật” nhưng Agribank chi nhánh huyện Giồng Trôm, Bến Tre luôn thực hiện đúng theo quy định của NHNN nên những quy định về áp dụng lãi suất, phí kèm theo khoản cho vay đều được minh bạch.

2.3.3.2 Các hạn chế

Bên cạnh kết quả đạt được, chi nhánh vẫn còn một số hạn chế sau về phát triển cho vay KHCN :

Thứ nhất, hạn chế về phát triển quy mô cho vay

(1) Thị phần cho vay khách hàng cá nhân (Dư nợ cho vay) của chi nhánh so với các chi nhánh khác trên địa bàn, xu hướng giảm dần (giảm nhẹ) giai đoạn 2016- 2018 lần lượt là 65,92%, 64,22% và 65,20% (Minh chứng 2.3)

(2) Dư nợ cho vay sản xuất kinh doanh và cho vay thấu chi tài khoản năm 2018 so với năm 2017 giảm cả số tuyệt đối và số tương đối (minh chứng số liệu bảng 2.4)

(3) Tỷ trọng dư nợ cho vay ngắn hạn và dài hạn có xu hướng giảm dần (Minh chứng bảng 2.5). Tương tự: Tỷ trọng dư nợ cho vay SXKD, cho vay thấu chi tài khoản và tỷ trọng dư nợ cho vay khách hàng cá nhân và doanh nghiệp tư nhân xu hướng giảm dần

(4) Tỷ trọng về số lượng khách hàng cá nhân so với tổng số (gồm cá nhân, hộ gia đình và doanh nghiệp tư nhân) xu hướng giảm. (Minh chứng 2.6)

Thứ hai, hạn chế về phát triển chất lượng cho vay khách hàng cá nhân

(5) Tỷ lệ nợ quá hạn trên 3%, xu hướng tăng dần, giai đoạn từ năm 2016-2018 lần lượt là 3,25%, 3,34% và 3,75% . Tương tự: Tỷ lệ nợ xấu có xu hướng giảm dần, nhưng vẫn tiềm ẩn rủi ro (cụ thể: Giai đoạn năm 2016-2018 lần lượt là 0,54%, 0,44% và 0,34%-Minh chứng bảng 2.7)

(6) Tỷ lệ lãi cho vay KHCN chưa thu được so với tổng thu lãi KHCN đến hạn thu, tuy xu hướng giảm, nhưng vẫn tồn tại, cụ thể: giai đoạn từ năm 2016-2018 lần lượt là 9,03%, 8,72% và 7,05% (Minh chứng bảng 2.9)

(7) Tỷ trọng nợ nhóm 4, xu hướng tăng trong giai đoạn 2016-2018 lần lượt là 26,99%, 29,27% và 31,71% tập trung loại cho vay trung hạn, cho vay SXKD và cho vay khách hàng cá nhân (Minh chứng bảng 2.12)

2.3.3.3 Nguyên nhân của những hạn chế

*Nguyên nhân chủ quan (thuộc về ngân hàng)

Thứ nhất, chính sách và quy trình cho vay của ngân hàng đối với KHCN

- Về thực hiện chính sách cho vay của ngân hàng đối với khách hàng cá nhân

Ngân hàng với tư cách là người cho vay nhưng thường bị động trong việc tiếp cận khách hàng, tiếp cận các dự án và do vậy bị động ngay trong quyết định cho vay. Cho vay theo từng khoản vay riêng lẻ là chủ yếu, món vay nhỏ và chảy đều trên phạm vi địa bàn của cả huyện. Khách hàng có quan hệ tín dụng chủ yếu là hộ gia đình, cá nhân, doanh nghiệp quy mô nhỏ; khách hàng có nhu cầu vay vốn lớn và đủ điều kiện vay không nhiều.

Cho vay KHCN chủ yếu vẫn coi tài sản thế chấp là cơ sở bảo đảm tiền vay duy nhất. Hạn mức cho vay cao nhất của một khách hàng phụ thuộc chủ yếu vào giá trị

tài sản bảo đảm tiền vay. Dù cho dự án có hiệu quả, tình hình tài chính lành mạnh đủ đảm bảo khả năng trả nợ những vẫn không được cấp hạn mức tín dụng cao hơn nếu bị hạn chế về tài sản.

Việc đánh giá mức độ tín nhiệm của khách hàng để làm tiêu chí ra quyết định cấp tín dụng đã được đặt ra nhưng còn rất mờ nhạt: Yếu tố cơ bản của tiêu chí này là mối quan hệ dài hạn, uy tín, thương hiệu của khách hàng trên thị trường, năng lực và trình độ quản lý, sự am hiểu trong hoạt động kinh doanh… Những yếu tố này rất khó đánh giá, đặc biệt trong cho vay cá nhân, việc đánh giá mức độ tín nhiệm của CBTD đối với khách hàng là rất cảm tính.

Phân loại nợ và quản lý nợ xấu hiện nay của chi nhánh giới hạn trong phạm vi phân loại nợ theo nhóm bằng chỉ tiêu định lượng để thực hiện việc trích lập dự phòng và xử lý rủi ro theo quy định của NHNN mà chưa thực hiện theo các chỉ tiêu định tính và chi tiết hóa các nhóm nợ để có giải pháp cụ thể và kịp thời trong quá trình phòng ngừa.

-Về quy trình cho vay của ngân hàng

Hiện nay chi nhánh đang áp dụng phương thức cho vay từng lần và phương thức cho vay theo hạn mức tín dụng. Vốn vay được sử dụng cho mục đích cá nhân hoặc hộ gia đình của cá nhân. Đối với phương thức cho vay theo hạn mức tín dụng hộ gia đình quy mô nhỏ, người vay là cá nhân nhưng vốn vay sử dụng cho gia đình thì lại bắt buộc có ủy quyền của tất cả các thành viên trong hộ gia đình từ đủ 18 tuổi cho cá nhân làm đại diện vay vốn, trong trường hợp hộ gia đình có thành viên đang đi làm ăn ở xa không thể ký ủy quyền được thì bắt buộc phải cho vay từng lần đối với cá nhân đó. Như vậy, mỗi lần vay vốn phải làm lại hồ sơ và nhiều thủ tục khác, gây mất thời gian và vốn không được sử dụng một cách tiết kiệm nhất, chưa đáp ứng kịp thời nhu cầu vay vốn của khách hàng.

Thứ hai, nguồn vốn huy động trung và dài hạn chiếm tỷ trọng thấp (trong khi nhu cầu cho vay trung và dài hạn tăng - Minh chứng bảng 2.5)

Bảng 2.14 Tỷ trọng nguồn vốn tại chi nhánh giai đoạn 2016-2018

ĐVT: triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) - Tiền gửi không kỳ

hạn 55.472 6,38 68.471 6,41 73.627 6,21 - Tiền gửi có kỳ hạn 814.121 93,62 1.000.339 93,59 1.111.043 93,79 +Tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng 802.322 92,26 927.246 86,76 857.980 72,43 + Tiền gửi có kỳ hạn từ 12 tháng đến dưới 24 tháng 10.963 1,26 71.404 6,67 226.063 19,08 + Tiền gửi có kỳ hạn từ 24 tháng trở lên 836 0,096 1.689 0,16 27.000 2,28 Tổng cộng 869.593 100 1.062.750 100 1.184.670 100

(Nguồn: Agribank huyện Giồng Trôm tỉnh Bến Tre)

Bảng 2.14 cho thấy, giai đoạn 2016-2018:

Tiền gửi không kỳ hạn, lãi suất thấp chiếm tỷ trọng trên 6%, xu hướng giảm. Tỷ trọng tiền gửi có kỳ hạn cao trên 90%, nhưng phần lớn là tiền gửi có kỳ hạn dưới 1 năm, trong khi dư nợ cho vay trung hạn lại là chủ yếu.

Agribank với nguồn vốn 100% của Nhà nước, nên nguồn vốn cho vay cũng phụ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện giồng trôm, bến tre (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)