- Khi cho vay, cần hiểu rõ nhu cầu khách hàng, bán gói sản phẩm dịch vụ để mang lại lợi ích cao hơn. Thực hiện tốt và thường xuyên chăm sóc khách hàng trước, trong và sau khi cho vay. Nâng cao sự hiểu biết, am hiểu phong tục tập quán tại điạ phương nhằm hiểu rõ khách hàng hơn, đề phòng rủi ro do thiếu thông tin. Nghiêm chỉnh chấp hành đúng quy trình, nghiệp vụ, không buông lỏng nguyên tắc cho vay. Trước khi cho vay cần tìm hiểu rõ mục đích vay vốn và nguồn trả nợ của khách hàng, đảm bảo sự chắc chắn, an toàn vốn vay. Sau cho vay phải thường xuyên kiểm tra khách hàng vay theo đúng quy định. Đối với việc kiểm tra sử dụng vốn vay lần đầu phải thực hiện chậm nhất trong vòng 30 ngày đối với khách hàng cư trú tại thị trấn và chậm nhât trong vòng 60 ngày đối với khách hàng vay vốn cư trú tại địa bàn xã. Đồng thời phải xác định được mức độ thiệt hại đối với phương án sử dụng vốn của khách hàng khi xảy ra rủi ro, hiện trạng, tình hình biến động, thay đổi tài sản bảo đảm để có biện pháp xử lý thích hợp. Cần tiến hành định giá lại tài sản bảo đảm nợ vay theo định kỳ, qua đó biết được tài sản của khách hàng có tăng/giảm, biến động để ngân hàng kịp thời điều chỉnh mức cho vay.
- Chủ động hơn trong việc quản lý nợ Hiện nay chương trình phần mềm của ngân hàng đã cho phép lọc danh sách khách hàng để nhắc nợ vay. Để giảm thiểu nợ quá hạn, CBTD nên chủ động in danh sách khách hàng có nợ đến hạn trước 10-15 ngày để gọi điện thoại thông báo cho khách hàng hoặc gửi giấy báo nợ cho khách hàng để khách hàng chuẩn bị nguồn tiền trả nợ ngân hàng, tránh trễ hạn, quá hạn, chủ động trong việc quản lý nợ.
- Tăng cường bán sản phẩm bảo hiểm cùng với các khoản cho vay: Trong quá trình vay, khách hàng có thể không may gặp rủi ro ngoài ý muốn không thể thực hiện nghĩa vụ trả nợ của khách hàng khi vay vốn như rủi ro về sức khoẻ, tai nạn… điều đó còn liên quan đến trách nhiệm của người thân trong gia đình và tài sản nhằm thực hiện nghĩa vụ trả nợ. Để giải quyết vấn đề này, CBTD nên khuyến khích khách hàng tham gia bảo hiểm tiền vay và cấp cho khách hàng sản phẩm bảo an tín dụng khi vay vốn để nếu có sự kiện bảo hiểm xảy ra ảnh hưởng đến sức khoẻ, tính mạng người vay vốn (thuộc phạm vi bảo hiểm) và ảnh hưởng đến khả năng trả nợ ngân hàng thì Công ty bảo hiểm thay mặt người vay trả cho ngân hàng số tiền tương ứng với dư nợ được bảo hiểm và lãi vay phát sinh, giảm được rủi ro mất vốn.
- Tăng cường kiểm tra, kiểm soát nội bộ để nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng và chấn chỉnh kịp thời các sai phạm sau kiểm tra, ngăn ngừa tiêu cực phát sinh, xử lý nghiêm các sai phạm. Cần chỉ ra những điểm sai sót trọng điểm của hồ sơ cho vay và hướng dẫn khắc phục ngay để bảo vệ ngân hàng trong trường hợp có xảy ra tranh tụng. Cùng CBTD thẩm định trực tiếp khách hàng vay, tái thẩm định món vay hoặc hỗ trợ xử lý nợ quá hạn để giảm rủi ro mất vốn.
- Nâng cao hiệu quả công tác xử lý nợ quá hạn, nợ xấu
Đối với những khoản nợ đã quá hạn, nợ tiềm ẩn nhóm 2, nợ cơ cấu, nợ có khả năng chuyển nhóm cao hơn theo CIC cần thực hiện ngay các biện pháp xử lý nợ theo quy định. Cần tìm hiểu nguyên nhân quá hạn trả nợ của khách hàng, đồng thời kiên trì quan tâm chăm sóc khách hàng để thu hồi nợ. Nếu khách hàng vẫn chay ì trong việc trả nợ, CBTD cần củng cố hồ sơ, làm tờ trình lên cấp trên để chuyển hồ sơ sang tòa án giải quyết. Kết hợp với địa phương, tòa án, thi hành án để xử lý nợ
quá hạn, nợ xấu. Phối hợp với VAMC bán nợ theo giá thị trường khi có phát sinh bán nợ, không cho tỷ lệ nợ xấu vượt mức cho phép.
Phân tích, đánh giá thực trạng về khả năng thu hồi nợ đã xử lý rủi ro, nợ đã bán VAMC (nếu có), tăng cường biện pháp xử lý thu hồi nợ góp phần nâng cao quỹ thu nhập cho đơn vị. Triển khai thông báo đến khách hàng chính sách điều chỉnh lãi suất, miễn giảm lãi theo Nghị định 42 của Quốc hội đối với các khoản vay đã xử lý rủi ro tạo điều kiện cho khách hàng trả nợ, góp phần thu hồi các khoản nợ tồn động.