Đẩy mạnh huy động tạo nguồn vốn, tăng quy mô cho vay

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện giồng trôm, bến tre (Trang 75)

Cần tập trung vào hoạt động huy động vốn, xem đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm. Phấn đấu tăng trưởng nguồn vốn đảm bảo nhu cầu tăng trưởng dư nợ, tiếp tục nghiên cứu theo dõi thị trường và khách hàng để có chính sách huy động phù hợp, duy trì huy động tiết kiệm dự thưởng của tỉnh quy định nhằm giữ khách hàng truyền thống và khai thác khách hàng mới để tăng trưởng nguồn vốn ổn định.

- Giữ vững nguồn vốn huy động từ dân cư và các tổ chức kinh tế, tiếp tục chuyển đổi cơ cấu nguồn vốn theo hướng ổn định, tăng tiền gửi huy động có thời

hạn trên 12 tháng, tăng tỷ trọng tiền gửi thanh toán trong cơ cấu nguồn vốn ngắn hạn nhằm giảm lãi suất đầu vào, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.

- Quan tâm chăm sóc khách hàng thông qua triển khai các chương trình tặng quà, ưu đãi lãi suất tiền gửi, nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng theo văn hóa Agribank Việt Nam, nâng cao uy tín và thương hiệu Agribank Việt Nam để thu hút khách hàng, phát triển hoạt động kinh doanh.

- Giữ mối quan hệ tốt với các tổ chức có số dư tiền gửi lớn như Bảo hiểm xã hội, Kho bạc, Công ty nước sạch và vệ sinh môi trường…. để duy trì số dư tiền gửi từ các tổ chức này.

- Thu thập thông tin, tiếp cận kịp thời với chủ đầu tư/ban quản lý các dự án, công trình giải tỏa đền bù, các hộ gia đình, cá nhân nằm trong vùng quy hoạch để phối hợp chặt chẽ với trung tâm phát triển quỹ đất trên địa bàn, thông tin từ cán bộ nhân viên để vận động khách hàng gửi tiền.

- Phát động phong trào thi đua, khen thưởng, giao chỉ tiêu huy động vốn phù hợp với định hướng kinh doanh từng thời kỳ để phát huy hiệu quả cao nhất trong công tác huy động vốn.

3.2.1.2 Mở rộng thị phần đầu tư vốn cho vay (tăng thị phần cho vay KHCN)

Đối với chi nhánh huyện, địa bàn cho vay được quy định bởi ngân hàng Tỉnh, không được xâm lấm địa bàn huyện khác. Cho nên việc mở rộng đầu tư cho vay tại huyện cần được chú trọng nhất đó là tăng số lượng khách hàng và tăng số tiền cấp tín dụng.

- Đối với khách hàng cũ:

+ Duy trì và phát triển cho vay đối với các đối tượng khách hàng truyền thống. Tìm hiểu thêm nhu cầu vay vốn của khách hàng, nếu cần vốn để tái sản xuất, CBTD kịp thời tư vấn và chủ động làm hồ sơ trước để không bị động hồ sơ, rút ngắn thời gian giải ngân, góp phần tăng năng suất lao động. Bên cạnh đó, đánh giá được khả năng trả nợ của khách hàng, kịp thời có biện pháp ngăn ngừa nợ quá hạn, nợ xấu phát sinh.

- Rà soát đánh giá, phân loại nợ từng khách hàng, đánh giá khả năng trả nợ, phân loại mức độ tín nhiệm từng khách hàng cụ thể. Từ đó, chi nhánh sẽ có giải pháp đối với từng nhóm khách hàng, chủ động tăng/giảm hạn mức tín dụng của khách hàng theo đánh giá, phân loại nhằm mục đích vừa nâng cao uy tín, nâng cao giá trị của khách hàng tốt, có tín nhiệm cao, tạo được lượng khách hàng chủ lực là khách hàng chiến lược của chi nhánh vừa sàng lọc được khách hàng bị hạn chế khả năng trả nợ, tài sản đảm bảo rủi ro cao, góp phần nâng cao chất lượng cho vay.

+ Tiếp tục thực hiện vai trò làm trung gian liên kết các khách hàng làm đối tác lẫn nhau, tạo mối liên kết bền vững giữa: khách hàng – ngân hàng – khách hàng; khách hàng – khách hàng – ngân hàng.

- Đối với khách hàng mới:

+ Chủ động tiếp cận khách hàng thay vì chờ khách hàng đến giao dịch tại trụ sở hoặc các điểm giao dịch. Việc trực tiếp và chủ động tiếp cận khách hàng có ý nghĩa quyết định đến việc kích thích nhu cầu vay vốn của họ, vì vậy CBTD cần chủ động tiếp xúc, chủ động gợi mở, tư vấn nhu cầu vay vốn của khách hàng.

+ Tiếp tục thực hiện các biện pháp tuyên tuyền nhằm phổ biến rộng rãi đến khách hàng về các chính sách ưu đãi của Chính phủ, các gói ưu đãi lãi suất của Agribank Việt Nam qua các kênh truyền thống như thông qua khách hàng đang có giao dịch với ngân hàng, thông qua Đài truyền thanh xã, thông qua thông tin sinh hoạt của Tổ nhân dân tự quản,...bằng hình thức phát tờ rơi, tuyên truyền trong các dịp họp Hội nông dân, Phụ nữ,....

+ Tranh thủ mối quan hệ với chính quyền địa phương, với khách hàng cũ (mối quan hệ thân tộc, dòng họ, làm ăn, mua bán với nhau) nhằm chọn lựa, lôi kéo khách hàng mới để đầu tư cho vay nhưng trên nguyên tắc an toàn – hiệu quả.

3.2.1.3 Áp dụng đa dạng hóa sản phẩm cho vay (trên cơ sở danh mục sản phẩm cho vay của Hội sở) phẩm cho vay của Hội sở)

Đa dạng hóa các sản phẩm cho vay cho lĩnh vực nông nghiệp nông thôn phù hợp với đặc thù của chu kỳ sản xuất từng sản phẩm trong nông nghiệp. Trước hết, để khắc phục tình trạng áp dụng đơn điệu các sản phẩm cho vay khu vực nông nghiệp

nông thôn dành cho KHCN như thời gian qua, chúng ta cần thực hiện các biện pháp sau:

- Tập trung đẩy mạnh cho vay có hiệu quả đối với sản phẩm hạn mức tín dụng đối với hộ gia đình sản xuất, kinh doanh quy mô nhỏ (<= 300 triệu đồng).

Đặc thù của chi nhánh là số lượng KHCN nhiều, nhưng số tiền vay nhỏ, cho nên thông qua hình thức cho vay này, khách hàng chỉ làm hồ sơ một lần, có hiệu lực 3 năm và được gia hạn thời hạn hợp đồng thêm 3 năm tiếp theo. Vay hạn mức tín dụng dưới hình thức này giúp thành viên đại diện hộ gia đình tháo gỡ rất nhiều khó khăn, vướng mắc trong việc vay vốn tại Agribank, tiết kiệm thời gian, góp phần khắc phục tình trạng vay nặng lãi ở khu vực nông thôn, nhằm hạn chế chi phí trong lập hồ sơ vay vốn, giúp các CBTD có thời gian tăng cường khả năng tiếp cận, phục vụ khách hàng để phát triển dư nợ hiệu quả, nâng cao chất lượng tín dụng và tăng năng suất lao động.

- Thực hiện cho vay trả góp tín chấp theo thu nhập từ lương đối với khách hàng có nhu cầu vay phục vụ đời sống như sửa chữa nhà, mua sắm, vay kinh doanh nhỏ

Hiện nay sản phẩm này đã được Agribank hội sở ban hành, tuy nhiên đến nay chi nhánh vẫn chưa triển khai ký hợp đồng với các đơn vị được chi lương qua tài khoản mở tại Agribank và các đơn vị lực lượng vũ trang trên địa bàn huyện. Vì vậy, cần thiết triển khai ngay sản phẩm này đến những cơ quan, đơn vị có cán bộ có nhu cầu vay vốn để đáp ứng ngay nhu cầu của khách hàng, mở rộng được dư nợ và quản lý được nguồn trả nợ của khách hàng. Với sản phẩm vay vốn này, khách hàng sẽ có thêm một kênh vay vốn lãi suất thấp, thủ tục đơn giản, số tiền vay có thể lên đến 200.000.000 đồng mà không cần tài sản thế chấp. Thủ trưởng đơn vị nơi công tác xác nhận trên đề nghị vay vốn và cùng ngân hàng kiểm soát thu nhập từ lương, khách hàng được thanh toán gốc và lãi định kỳ hàng tháng, thích hợp với mức thu nhập hiện có.

- Đẩy mạnh cho vay qua tổ hợp tác, tổ vay vốn, tổ liên kết, hợp tác xã. Sau nhiều năm phối hợp với Trung ương Hội Nông dân, Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, triển khai Nghị quyết liên tịch, đến nay hệ thống tổ vay vốn của

Agribank Việt Nam được triển khai khắp các các vùng miền của đất nước và trở thành kênh dẫn vốn và quản lý vốn hiệu quả, giúp người nông dân từng bước xóa đói giảm nghèo, làm giàu từ đồng vốn vay Ngân hàng. Tuy nhiên, hình thức thông qua tổ chưa được chi nhánh phát triển, đó chỉ mới là hình thức thông qua tổ giới thiệu thành viên đến ngân hàng vay vốn. Để phát triển tốt hình thức đầu tư vốn này, chi nhánh cần thực hiện:

+ Tập trung thẩm định cho vay có hiệu quả các tổ hợp tác, tổ liên kết, hợp tác xã,...theo các chính sách ưu đãi của Chính phủ, của UBND tỉnh Bến Tre trong những năm tiếp theo.

+ Mạnh dạn cho vay tín chấp đối với thành viên trong tổ có dự án sản xuất kinh doanh hiệu quả giúp người dân vươn lên làm giàu từ nguồn vốn vay ngân hàng.

+ Phát huy vai trò của ban quản lý các tổ vay vốn, tổ liên kết, tổ hợp tác, hợp tác xã...bằng cách giao việc cho các Tổ trưởng trong việc giúp khách hàng hoàn chỉnh hồ sơ vay vốn, thu nợ gốc lãi từ khách hàng để nộp cho ngân hàng.

+ Tổ chức tập huấn cho các Tổ trưởng tổ vay vốn về những vấn đề thay đổi có liên quan để phát huy tối đa tính ưu việt của mô hình này, góp phần đưa nguồn vốn của ngân hàng đến khách hàng một cách thuận lợi và nhanh chóng nhất, quan trọng hơn là vốn vay được sử dụng đúng mục đích, đúng đối tượng và đạt hiệu quả cao.

Như vậy, việc cho vay qua tổ nhóm không những giúp khách hàng được thuận tiện về thủ tục vay vốn, không gây phiền hà mà còn đáp ứng được ngay nhu cầu vay vốn của khách hàng. Công việc cho vay thông qua các tổ, nhóm vay vốn còn giảm áp lực cho CBTD trong tất cả các khâu quản lý cho vay.

- Kết hợp cung cấp sản phẩm cho vay đến khách hàng với chính sách ưu đãi lãi suất để tăng tính cạnh tranh, thu hút khách hàng. Triển khai tốt các sản phẩm cho vay để khách hàng sử dụng thêm gói sản phẩm dịch vụ kèm theo của Ngân hàng như sử dụng thanh toán qua thẻ ATM, bảo an chủ thẻ, mua bảo hiểm bảo an tín dụng, chuyển tiền….nhằm tăng thêm thu nhập cho ngân hàng và mang đến cho khách hàng được sử dụng nhiều sản phẩm dịch vụ hơn.

- Chi nhánh cần phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương triển khai chương trình kết nối ngân hàng với doanh nghiệp để cùng với chính quyền địa phương trực tiếp tháo gỡ đồng bộ những khó khăn vướng mắc của doanh nghiệp trong quan hệ tín dụng với ngân hàng, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn ngân hàng.

- Xây dựng chính sách cho vay nới lỏng (cho vay một phần không có TSĐB, đánh giá trị đất theo giá thị trường…) và sản phẩm cho vay với mức lãi suất ưu đãi cho doanh nghiệp.

3.2.2 Giải pháp phát triển về chất lượng cho vay khách hàng cá nhân

3.2.2.1 Giảm tỷ lệ nợ quá hạn và tỷ lệ nợ xấu cho vay khách hàng cá nhân

- Nâng cao chất lượng thẩm định, phê duyệt cho vay, kiểm soát chặt chẽ mục đích sử dụng vốn vay, ngăn ngừa hạn chế tối đa nợ xấu phát sinh. Tuân thủ nghiêm các quy định của pháp luật về cho vay, về sử dụng phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt để giải ngân. Nâng cao trình độ thẩm định của cán bộ tín dụng, đặc biệt là thẩm định tư cách khách hàng, vì điều này ảnh hưởng rất lớn đến thiện chí trả nợ vay của khách hàng. Kiểm tra chặt chẽ quá trình trước, trong và sau khi cho vay để kịp thời có các biện pháp xử lý nếu khách hàng sử dụng vốn vay không đúng mục đích.

- Triển khai ngay trong chương trình công tác tháng, CBTD đầu tháng, đầu quý thực hiện sao kê nợ đến hạn lãi, nợ đến hạn gốc và lãi để thông báo cho KH biết thông qua giấy báo, điện thoại để hạn chế tối đa nợ quá hạn.

3.2.2.2 Tăng tỷ lệ thu lãi cho vay khách hàng cá nhân

- CBTD thường xuyên sao kê KH nợ lãi trên 3 tháng, gọi điện yêu cầu đóng lãi. - Khi giải ngân vận động KH mở tài khoản để đóng lãi đối với trường hợp những khách hàng đi làm ăn xa không có mặt tại địa phương hoặc khách hàng vay cho con làm ăn.

- Tăng cường công tác cho vay qua tổ, tổ trưởng có nhiệm vụ thu lãi khách hàng tạo nguồn thu lãi ổn định hàng tháng cho ngân hàng.

- Cải cách mô hình tổ chức hoạt động cho vay KHCN theo hướng ngày càng chuyên môn hóa quy trình xử lý công việc

+ Thuê ngoài một số công đoạn trong trường hợp cần thiết như hợp đồng với các công ty thẩm định giá để định giá tài sản đảm bảo. Trong một số trường hợp, tài sản thế chấp là đất ở tại chợ hoặc mặt tiền đường nếu chỉ định giá theo quy định của UBND tỉnh Bến Tre thì sẽ không đủ đảm bảo cho khoản vay, không đáp ứng được nhu cầu về vốn của khách hàng, dù đó là khách hàng rất tốt, có khả năng tài chính đủ thanh toán nợ vay. Cho nên, việc hợp đồng với công ty thẩm định giá độc lập giúp việc định giá tài sản đảm bảo được khách quan, sát với giá trị thị trường của tài sản, tránh việc định giá quá cao gây rủi ro cho ngân hàng hoặc giá quá thấp dẫn đến không đáp ứng được nhu cầu vay của khách hàng, đồng thời giảm bớt trách nhiệm của CBTD trong khâu thẩm định giá tài sản.

+ Thành lập bộ phận hỗ trợ cho vay để thực hiện các khâu hướng dẫn khách hàng ký hồ sơ vay, công chứng hợp đồng thế chấp tài sản đảm bảo, đăng ký giao dịch đảm bảo,...nhằm giải bớt áp lực công việc cho CBTD như hiện nay, tạo điều kiện cho CBTD tập trung công tác chuyên môn. Tuy nhiên, để thực hiện các công việc một cách nhịp nhàng cần phải tuyển chọn đội ngũ cộng tác viên có trình độ chuyên môn cũng như có kinh nghiệm trong lĩnh vực này. Mặt khác, phải điều chỉnh quy trình phối hợp tác nghiệp giữa các bộ phận với nhau theo hướng đơn giản hóa bằng cách giảm bớt những thủ tục hồ sơ không cần thiết.

- Nâng cao chất lượng công tác thẩm định đối với KHCN

Nâng cao chất lượng công tác thẩm định đối với KHCN là cơ sở để hình thành các khoản vay tốt, có độ an toàn cao. Vì thế, chi nhánh cần nâng cao khả năng thu thập, xử lý thông tin khách hàng, đánh giá đúng thực tế khách hàng theo những tiêu chí trong bảng đánh giá thu thập thông tin khách hàng trước khi cho vay. Từ những thông tin có được, CBTD phải tiến hành phân tích thông tin của khách hàng làm căn cứ để chấm điểm khách hàng và làm báo cáo thẩm định cho vay. Ngoài ra, trước khi thực hiện hồ sơ vay lần này cần kiểm tra dữ liệu vay vốn của khách hàng trước đó. Từ đó, có thể kiểm tra được quá trình vay tiền và trả nợ của khách hàng để xem

khách hàng có uy tín hay không. Đồng thời phải có sự liên hệ với địa phương để nắm bắt thông tin về khách hàng vay vốn một các chính xác nhất. Đây là công việc cần thực hiện nghiêm túc, tuy nhiên phải đảm bảo nhanh gọn, tiết kiệm chi phí đến mức thấp nhất. Trong quá trình phân tích, đánh giá cần chú ý những nội dung sau:

* Năng lực pháp lý của khách hàng: Cần kiểm tra tính đầy đủ của hồ sơ pháp lý bao gồm Chứng minh nhân dân, hộ khẩu và những giấy tờ có liên quan đến dự án, phương án sử dụng vốn, tài sản bảo đảm (nếu có)….

* Thẩm định phương án, dự án vay vốn: Khi tiếp nhận một dự án vay vốn do khách hàng gửi tới, đặc biệt là khách hàng mới, CBTD phải điều tra phân tích kỹ lưỡng những thông tin do khách hàng cung cấp về phương án, dự án vay vốn xem có khả thi không. Đây là yếu tố quan trọng quyết định đến khoản vay của khách hàng.

* Uy tín của khách hàng: Đây là yếu tố hết sức quan trọng mà CBTD cần phải

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện giồng trôm, bến tre (Trang 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)