nhánh tỉnh Bến Tre
Trong thời kỳ hội nhập, trước những thử thách mới luôn phát sinh, đòi hỏi phải có chiến lược, bước đi thích hợp. Với phương châm chỉ đạo công tác tín dụng “An toàn để phát triển, phát triển phải an toàn”. Từ đó, tác giả kiến nghị với Agribank chi nhánh tỉnh Bến Tre:
Thứ nhất, tăng cường mở các lớp tập huấn quy trình nghiệp vụ, đào tạo và đào tạo lại các sản phẩm dịch vụ, sản phẩm cho vay mới dành cho KHCN để CBTD có thêm kiến thức chuyên môn, được trao đổi kinh nghiệm trong quá trình thực hiện và có những phương án giải quyết khi có tranh chấp hoặc rủi ro xảy ra. Mở các lớp bồi dưỡng kiến thức pháp luật để nâng cao sự hiểu biết, kinh nghiệm cho các CBTD. Có chế độ khuyến khích cho CBTD về lương, thưởng và nâng mức công tác phí cho CBTD. (Agribank tỉnh Bến Tre mở lớp tập huấn lần lượt trong năm 2016: 1 lớp, năm 2017: 2 lớp, năm 2018: 2 lớp)
Thứ hai, tuyển dụng nhân sự mới, nhân sự bổ sung kịp thời với nhu cầu của chi nhánh huyện đề xuất, phù hợp với yêu cầu công việc của CBTD; Mục đích để công việc của CBTD không quá tải, có thêm thời gian để quản lý khách hàng, kiểm tra sử dụng vốn vay, tăng cường mối quan hệ với địa phương tốt hơn... (Agribank tỉnh Bến Tre bổ sung nhân sự cho Agribank chi nhánh huyện Giồng Trôm lần lượt trong năm 2016: 1 nhân sự, năm 2017: 2 nhân sự, năm 2018: 3 nhân sự; trong đó nhân
viên về hưu lần lượt trong năm 2016: 2 nhân viên, 2017: 3 nhân viên, 2018: 3 nhân viên)
Thứ ba, Agribank chi nhánh tỉnh Bến Tre cần tăng cường kiểm tra, kiểm soát nội bộ để chấn chỉnh kịp thời, hướng dẫn khắc phục những sai sót trong hoạt động cho vay nhằm phòng ngừa rủi ro, lành mạnh hóa trong hoạt động cho vay KHCN tại các chi nhánh huyện. (Phòng kiểm tra, kiểm soát Agribank tỉnh Bến Tre chỉ kiểm tra Agribank chi nhánh huyện mỗi năm một lần, thời gian kiểm tra chỉ 10 ngày)
Thứ tư, cần nghiên cứu chuẩn hóa hồ sơ cấp cho vay; giảm các loại giấy tờ, thủ tục không cần thiết trong quy trình nghiệp vụ cho vay. Giải quyết được vấn đề này sẽ có tác dụng phát triển quan hệ cho vay đối với khách hàng, nhằm tạo điều kiện cho người dân tiếp cận vốn ngân hàng dễ dàng hơn, chủ động hơn trong sản xuất và đó cũng là thực hiện chính sách của Đảng và Nhà nước trong việc thúc đẩy nền kinh tế phát triển.(Hiện nay, hồ sơ tín chấp: khoảng 30 trang, hồ sơ thế chấp: khoảng: 55 trang)
Thứ năm, tăng cường chỉ đạo việc cho vay theo nghị định 55/2015/NĐ-CP, đặc biệt là khuyến khích vay không có đảm bảo bằng tài sản đối với những đối tượng khách hàng được ưu đãi, khách hàng tốt, có khả năng trả nợ để tăng dư nợ nhưng vẫn đảm bảo an toàn vốn cho vay. (Toàn chi nhánh, dư nợ cho vay không có đảm bảo tài sản chỉ chiếm khoảng 35%, dư nợ cho vay có bảo đảm tài sản chiếm khoảng 65%)
Thứ sáu, căn cứ vào đề xuất của chi nhánh huyện, xem xét cấp thêm cho CBTD các module trên phần mềm IPCAS để thực hiện quản lý nợ vay tốt hơn như module vấn tin nợ quá hạn thấu chi, xem số điện thoại của khách hàng vay, xem lịch sử giao dịch của khách hàng liên chi nhánh…