3.2.2.1 Giảm tỷ lệ nợ quá hạn và tỷ lệ nợ xấu cho vay khách hàng cá nhân
- Nâng cao chất lượng thẩm định, phê duyệt cho vay, kiểm soát chặt chẽ mục đích sử dụng vốn vay, ngăn ngừa hạn chế tối đa nợ xấu phát sinh. Tuân thủ nghiêm các quy định của pháp luật về cho vay, về sử dụng phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt để giải ngân. Nâng cao trình độ thẩm định của cán bộ tín dụng, đặc biệt là thẩm định tư cách khách hàng, vì điều này ảnh hưởng rất lớn đến thiện chí trả nợ vay của khách hàng. Kiểm tra chặt chẽ quá trình trước, trong và sau khi cho vay để kịp thời có các biện pháp xử lý nếu khách hàng sử dụng vốn vay không đúng mục đích.
- Triển khai ngay trong chương trình công tác tháng, CBTD đầu tháng, đầu quý thực hiện sao kê nợ đến hạn lãi, nợ đến hạn gốc và lãi để thông báo cho KH biết thông qua giấy báo, điện thoại để hạn chế tối đa nợ quá hạn.
3.2.2.2 Tăng tỷ lệ thu lãi cho vay khách hàng cá nhân
- CBTD thường xuyên sao kê KH nợ lãi trên 3 tháng, gọi điện yêu cầu đóng lãi. - Khi giải ngân vận động KH mở tài khoản để đóng lãi đối với trường hợp những khách hàng đi làm ăn xa không có mặt tại địa phương hoặc khách hàng vay cho con làm ăn.
- Tăng cường công tác cho vay qua tổ, tổ trưởng có nhiệm vụ thu lãi khách hàng tạo nguồn thu lãi ổn định hàng tháng cho ngân hàng.
- Cải cách mô hình tổ chức hoạt động cho vay KHCN theo hướng ngày càng chuyên môn hóa quy trình xử lý công việc
+ Thuê ngoài một số công đoạn trong trường hợp cần thiết như hợp đồng với các công ty thẩm định giá để định giá tài sản đảm bảo. Trong một số trường hợp, tài sản thế chấp là đất ở tại chợ hoặc mặt tiền đường nếu chỉ định giá theo quy định của UBND tỉnh Bến Tre thì sẽ không đủ đảm bảo cho khoản vay, không đáp ứng được nhu cầu về vốn của khách hàng, dù đó là khách hàng rất tốt, có khả năng tài chính đủ thanh toán nợ vay. Cho nên, việc hợp đồng với công ty thẩm định giá độc lập giúp việc định giá tài sản đảm bảo được khách quan, sát với giá trị thị trường của tài sản, tránh việc định giá quá cao gây rủi ro cho ngân hàng hoặc giá quá thấp dẫn đến không đáp ứng được nhu cầu vay của khách hàng, đồng thời giảm bớt trách nhiệm của CBTD trong khâu thẩm định giá tài sản.
+ Thành lập bộ phận hỗ trợ cho vay để thực hiện các khâu hướng dẫn khách hàng ký hồ sơ vay, công chứng hợp đồng thế chấp tài sản đảm bảo, đăng ký giao dịch đảm bảo,...nhằm giải bớt áp lực công việc cho CBTD như hiện nay, tạo điều kiện cho CBTD tập trung công tác chuyên môn. Tuy nhiên, để thực hiện các công việc một cách nhịp nhàng cần phải tuyển chọn đội ngũ cộng tác viên có trình độ chuyên môn cũng như có kinh nghiệm trong lĩnh vực này. Mặt khác, phải điều chỉnh quy trình phối hợp tác nghiệp giữa các bộ phận với nhau theo hướng đơn giản hóa bằng cách giảm bớt những thủ tục hồ sơ không cần thiết.
- Nâng cao chất lượng công tác thẩm định đối với KHCN
Nâng cao chất lượng công tác thẩm định đối với KHCN là cơ sở để hình thành các khoản vay tốt, có độ an toàn cao. Vì thế, chi nhánh cần nâng cao khả năng thu thập, xử lý thông tin khách hàng, đánh giá đúng thực tế khách hàng theo những tiêu chí trong bảng đánh giá thu thập thông tin khách hàng trước khi cho vay. Từ những thông tin có được, CBTD phải tiến hành phân tích thông tin của khách hàng làm căn cứ để chấm điểm khách hàng và làm báo cáo thẩm định cho vay. Ngoài ra, trước khi thực hiện hồ sơ vay lần này cần kiểm tra dữ liệu vay vốn của khách hàng trước đó. Từ đó, có thể kiểm tra được quá trình vay tiền và trả nợ của khách hàng để xem
khách hàng có uy tín hay không. Đồng thời phải có sự liên hệ với địa phương để nắm bắt thông tin về khách hàng vay vốn một các chính xác nhất. Đây là công việc cần thực hiện nghiêm túc, tuy nhiên phải đảm bảo nhanh gọn, tiết kiệm chi phí đến mức thấp nhất. Trong quá trình phân tích, đánh giá cần chú ý những nội dung sau:
* Năng lực pháp lý của khách hàng: Cần kiểm tra tính đầy đủ của hồ sơ pháp lý bao gồm Chứng minh nhân dân, hộ khẩu và những giấy tờ có liên quan đến dự án, phương án sử dụng vốn, tài sản bảo đảm (nếu có)….
* Thẩm định phương án, dự án vay vốn: Khi tiếp nhận một dự án vay vốn do khách hàng gửi tới, đặc biệt là khách hàng mới, CBTD phải điều tra phân tích kỹ lưỡng những thông tin do khách hàng cung cấp về phương án, dự án vay vốn xem có khả thi không. Đây là yếu tố quan trọng quyết định đến khoản vay của khách hàng.
* Uy tín của khách hàng: Đây là yếu tố hết sức quan trọng mà CBTD cần phải đánh giá. Phần lớn các thông tin về khách hàng đã được ngân hàng biết đến. Đối với khách hàng cũ, những giao dịch trước đó của họ với ngân hàng sẽ đưa lại một lượng lớn thông tin về tính trung thực, năng lực tài chính, thông tin về tính nghiêm túc trong việc thực hiện nghĩa vụ trả nợ của khách hàng. Đối với khách hàng mới, phần nhiều phụ thuộc vào sự giới thiệu của các cá nhân có quan hệ với khách hàng đó và dựa vào thông tin từ địa phương nơi cư trú. Tra cứu thông tin CIC khi cần thiết.
* Năng lực tài chính của khách hàng: Đây là căn cứ vô cùng quan trọng trong quá trình phân tích khách hàng. Phân tích tài chính giúp ngân hàng có thể biết được khả năng trả nợ của khách hàng, đồng thời xác định kỳ hạn nợ hợp lý, phù hợp với nhu cầu của khách hàng.
* Thẩm định tài sản đảm bảo trong trường hợp vay vốn có đảm bảo bằng tài sản: Để đảm bảo an toàn vốn vay đòi hỏi khách hàng khi vay vốn phải có đảm bảo tiền vay dưới hình thức cầm cố, thế chấp hoặc bảo lãnh của bên thứ ba. Những tài sản dùng để cầm cố, thế chấp vay vốn phải được CBTD thẩm định về điều kiện tài sản dùng để cầm cố, thế chấp xem tài sản đó có thuộc quyền sở hữu hợp pháp của người vay hay không, có bị cấm lưu thông và có tính thanh khoản trên thị trường không?. Nếu
là tài sản của bên thức ba thì nguời bảo lãnh có đủ điều kiện bảo lãnh không, thẩm định kỹ năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự của người bảo lãnh.
- Sử dụng công nghệ thông tin để hỗ trợ thực hiện hồ sơ cho vay, theo dõi nợ vay
Tiếp tục nâng cấp ứng dụng tin học vào chương trình nhập hồ sơ cho vay nhằm chuẩn hóa, nâng cao chất lượng, tính pháp lý của bộ hồ sơ vay, đồng thời giảm thời gian làm hồ sơ vay để tăng thời gian đi thẩm định, kiểm tra sử dụng vốn vay để giảm tìêm ẩn nợ xấu phát sinh, góp phần tăng cao năng suất lao động đối với CBTD.
Duy trì việc tự động hóa trong theo dõi hồ sơ cho vay trên nền tảng SMS nhắc nợ vay, thu nợ gốc lãi tự động qua tài khoản của khách hàng. Tự động hóa các công việc như trên giúp giảm thiểu thao tác tác nghiệp cho CBTD, đồng thời đem lại tiện ích tối đa cho khách hàng, góp phần nâng cao hiệu quả công việc và tạo hình ảnh một Agribank Việt Nam cải tiển, năng động, cạnh tranh với các đối thủ.
3.2.2.4 Duy trì và chú trọng hơn quản trị rủi ro cho vay
- Khi cho vay, cần hiểu rõ nhu cầu khách hàng, bán gói sản phẩm dịch vụ để mang lại lợi ích cao hơn. Thực hiện tốt và thường xuyên chăm sóc khách hàng trước, trong và sau khi cho vay. Nâng cao sự hiểu biết, am hiểu phong tục tập quán tại điạ phương nhằm hiểu rõ khách hàng hơn, đề phòng rủi ro do thiếu thông tin. Nghiêm chỉnh chấp hành đúng quy trình, nghiệp vụ, không buông lỏng nguyên tắc cho vay. Trước khi cho vay cần tìm hiểu rõ mục đích vay vốn và nguồn trả nợ của khách hàng, đảm bảo sự chắc chắn, an toàn vốn vay. Sau cho vay phải thường xuyên kiểm tra khách hàng vay theo đúng quy định. Đối với việc kiểm tra sử dụng vốn vay lần đầu phải thực hiện chậm nhất trong vòng 30 ngày đối với khách hàng cư trú tại thị trấn và chậm nhât trong vòng 60 ngày đối với khách hàng vay vốn cư trú tại địa bàn xã. Đồng thời phải xác định được mức độ thiệt hại đối với phương án sử dụng vốn của khách hàng khi xảy ra rủi ro, hiện trạng, tình hình biến động, thay đổi tài sản bảo đảm để có biện pháp xử lý thích hợp. Cần tiến hành định giá lại tài sản bảo đảm nợ vay theo định kỳ, qua đó biết được tài sản của khách hàng có tăng/giảm, biến động để ngân hàng kịp thời điều chỉnh mức cho vay.
- Chủ động hơn trong việc quản lý nợ Hiện nay chương trình phần mềm của ngân hàng đã cho phép lọc danh sách khách hàng để nhắc nợ vay. Để giảm thiểu nợ quá hạn, CBTD nên chủ động in danh sách khách hàng có nợ đến hạn trước 10-15 ngày để gọi điện thoại thông báo cho khách hàng hoặc gửi giấy báo nợ cho khách hàng để khách hàng chuẩn bị nguồn tiền trả nợ ngân hàng, tránh trễ hạn, quá hạn, chủ động trong việc quản lý nợ.
- Tăng cường bán sản phẩm bảo hiểm cùng với các khoản cho vay: Trong quá trình vay, khách hàng có thể không may gặp rủi ro ngoài ý muốn không thể thực hiện nghĩa vụ trả nợ của khách hàng khi vay vốn như rủi ro về sức khoẻ, tai nạn… điều đó còn liên quan đến trách nhiệm của người thân trong gia đình và tài sản nhằm thực hiện nghĩa vụ trả nợ. Để giải quyết vấn đề này, CBTD nên khuyến khích khách hàng tham gia bảo hiểm tiền vay và cấp cho khách hàng sản phẩm bảo an tín dụng khi vay vốn để nếu có sự kiện bảo hiểm xảy ra ảnh hưởng đến sức khoẻ, tính mạng người vay vốn (thuộc phạm vi bảo hiểm) và ảnh hưởng đến khả năng trả nợ ngân hàng thì Công ty bảo hiểm thay mặt người vay trả cho ngân hàng số tiền tương ứng với dư nợ được bảo hiểm và lãi vay phát sinh, giảm được rủi ro mất vốn.
- Tăng cường kiểm tra, kiểm soát nội bộ để nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng và chấn chỉnh kịp thời các sai phạm sau kiểm tra, ngăn ngừa tiêu cực phát sinh, xử lý nghiêm các sai phạm. Cần chỉ ra những điểm sai sót trọng điểm của hồ sơ cho vay và hướng dẫn khắc phục ngay để bảo vệ ngân hàng trong trường hợp có xảy ra tranh tụng. Cùng CBTD thẩm định trực tiếp khách hàng vay, tái thẩm định món vay hoặc hỗ trợ xử lý nợ quá hạn để giảm rủi ro mất vốn.
- Nâng cao hiệu quả công tác xử lý nợ quá hạn, nợ xấu
Đối với những khoản nợ đã quá hạn, nợ tiềm ẩn nhóm 2, nợ cơ cấu, nợ có khả năng chuyển nhóm cao hơn theo CIC cần thực hiện ngay các biện pháp xử lý nợ theo quy định. Cần tìm hiểu nguyên nhân quá hạn trả nợ của khách hàng, đồng thời kiên trì quan tâm chăm sóc khách hàng để thu hồi nợ. Nếu khách hàng vẫn chay ì trong việc trả nợ, CBTD cần củng cố hồ sơ, làm tờ trình lên cấp trên để chuyển hồ sơ sang tòa án giải quyết. Kết hợp với địa phương, tòa án, thi hành án để xử lý nợ
quá hạn, nợ xấu. Phối hợp với VAMC bán nợ theo giá thị trường khi có phát sinh bán nợ, không cho tỷ lệ nợ xấu vượt mức cho phép.
Phân tích, đánh giá thực trạng về khả năng thu hồi nợ đã xử lý rủi ro, nợ đã bán VAMC (nếu có), tăng cường biện pháp xử lý thu hồi nợ góp phần nâng cao quỹ thu nhập cho đơn vị. Triển khai thông báo đến khách hàng chính sách điều chỉnh lãi suất, miễn giảm lãi theo Nghị định 42 của Quốc hội đối với các khoản vay đã xử lý rủi ro tạo điều kiện cho khách hàng trả nợ, góp phần thu hồi các khoản nợ tồn động.
3.2.3 Giải pháp chung cho cả hai nhóm giải pháp trên
3.2.3.1 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của chi nhánh
Cán bộ nhân viên là một trong những yếu tố quan trọng giúp nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng. Do đó để góp phần phát triển hoạt động cho vay và tạo được hình ảnh thân thiện trong lòng khách hàng thì việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ nhân viên chính là một giải pháp quan trọng. Để xây dựng và phát triển đội ngũ CBTD chuyên nghiệp, thông thạo nghiệp vụ, chuẩn mực trong đạo đức kinh doanh và nhiệt tình phục vụ khách hàng, chi nhánh cần phải:
- Tuyển dụng nhân sự đáp ứng yêu cầu chi nhánh: Mặc dù nhân sự tuyển dụng mới thuộc thẩm quyền của chi nhánh Tỉnh nhưng khi phân bổ cán bộ về chi nhánh huyện thì quyết định nhận nhân sự hay không là do chi nhánh huyện. Chỉ nên nhận những nhân sự đáp ứng đủ yêu cầu chi nhánh đặt ra. Chỉ thực hiện đề xuất bổ nhiệm, điều động nội bộ đối với cán bộ thật sự có năng lực, phù hợp với sở trường tín dụng và yêu cầu của hoạt động cho vay KHCN tại chi nhánh.
- Quan tâm giáo dục đạo đức nghề nghiệp, tự rèn luyện tư cách đối với lực lượng cán bộ tác nghiệp, tôn trọng và giữ chữ tín để tạo được lòng tin và sự gắn bó trong quan hệ giữa ngân hàng với khách hàng.
- Sắp xếp, điều chuyển CBTD hợp lý, bố trí đủ số lượng cán bộ trực tiếp kinh doanh theo yêu cầu hoạt động của chi nhánh, đảm bảo phát huy năng lực sở trường và thực hiện có hiệu quả công việc được giao. Thay đổi tư duy, thái độ làm việc của đội ngũ cán bộ nhân viên: phải biết suy nghĩ, nhanh nhạy trong việc nắm bắt cơ hội đầu tư kinh doanh, tự sắp xếp thời gian làm việc để hoàn thành công việc được giao.
- Thường xuyên tổ chức các khóa đào tạo về nghiệp vụ tín dụng và các nghiệp vụ có liên quan cùng kỹ năng giao tiếp, chăm sóc khách hàng và bán hàng…cho đội ngũ CBTD tại chi nhánh cũng như thường xuyên tổ chức các cuộc thi, trò chơi về nghiệp vụ ngân hàng, pháp luật, các chủ đề mới về tình hình kinh tế, tài chính - ngân hàng trong các dịp sơ kết, tổng kết hoặc kỷ niệm những ngày lễ lớn nhằm tạo cơ hội, động lực để cán bộ nhân viên tự rèn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ ngân hàng và cập nhật thêm những kiến thức mới.
- Thực hiện phân giao chỉ tiêu khoán dư nợ cho từng CBTD để chủ động tăng trưởng dư nợ đi đôi với an toàn vốn tín dụng. Hàng tháng, đánh giá mức độ thực hiện công việc gắn với chế độ xét lương kinh doanh nhằm kích thích tăng năng suất, chất lượng, hiệu quả công tác. Chi lương cho CBTD phải rõ ràng cụ thể nhưng phải mang tính kích thích, tạo động lực làm việc và tạo sự công bằng cho CBTD. Đặc biệt, phải có chính sách khen thưởng rõ ràng đối với những CBTD tìm được nhiều khách hàng vay mới, mang lại dư nợ cao cho ngân hàng và những CBTD quản lý khách hàng tốt, nợ nhóm 1 chiếm tỷ trọng trên 98%, không phát sinh nợ xấu.
- Mỗi lãnh đạo phòng và CBTD phải biết tự đánh giá và xây dựng phương án, kế