7. Kết cấu của luận văn
1.3. Cơ sở lý luận quản lý kiểm tra nội bộ trƣờng học
1.3.1. Kiểm tra nội bộ trường học
1.3.1.1. Kiểm tra nội bộ
- Kiểm tra là xem xét thực chất, thực tế sự việc; là quá trình đo nghiệm giữa mục tiêu đề ra với trình độ đạt thực chất trên thực tế của đối tƣợng nhằm thu nhận thông tin ngƣợc dựa trên cơ sở đó có thể điều khiển, điều chỉnh quá trình dạy học, giáo dục và quá trình quản lý. Đồng thời thông qua kết quả kiểm tra có thể giúp ngƣời dạy, ngƣời học và khách thể quản lý tự điều khiển, điều chỉnh quá trình học tập, công tác của mình.
Với khái niệm trên, kiểm tra là quá trình: Thu thập thông tin ngƣợc; Tạo lập kênh thông tin phản hồi; Điều chỉnh thông tin; Tự điều chỉnh thông tin của đối tƣợng.
Kiểm tra nội bộ là việc điều tra, theo dõi, xem xét, kiểm soát, phát hiện, kiểm nghiệm diễn biến và kết quả các hoạt động trong phạm vi nội bộ cơ quan đơn vị đƣợc thực hiện bởi ban kiểm tra nội bộ, đối chiếu, so sánh các kết quả thực tế với kết quả dự kiến phải đạt đƣợc theo kế hoạch, qua đó có thể điều khiển, điều chỉnh quá trình quản lý nhằm nâng cao chất lƣợng và hiệu quả quản lý trong đơn vị.
1.3.1.2. Kiểm tra nội bộ trường học
Kiểm tra nội bộ trƣờng học là hoạt động nghiệp vụ quản lý của ngƣời hiệu trƣởng (thủ trƣởng cơ sở giáo dục) nhằm điều tra, theo dõi, xem xét, kiểm soát, phát hiện, kiểm nghiệm sự diễn biến và kết quả các hoạt động giáo dục trong phạm vi nội bộ nhà trƣờng hay trong nội bộ cơ sở giáo dục và đánh giá kết quả các hoạt động giáo dục có phù hợp với mục tiêu, kế hoạch, chuẩn mực, quy chế đề ra hay không ? Qua đó kịp thời động viên, khích lệ các mặt tốt, điều chỉnh, uốn nắn những mặt chƣa đạt chuẩn nhằm nâng cao chất lƣợng và hiệu quả giáo dục - đào tạo của nhà trƣờng, của cơ sở giáo dục.
Hoạt động kiểm tra nội bộ trƣờng học đã đƣợc quy định tại điều 22 Quyết định 478/QĐ của Bộ trƣởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, ngày 11-3-1993 về việc ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của hệ thống thanh tra giáo dục và đào tạo: «Hiệu trưởng các trường, Thủ trưởng các cơ sở giáo dục, đào tạo trong ngành có trách nhiệm sử dụng bộ máy quản lý và các cán bộ trong đơn vị để kiểm tra việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, kế hoạch của cá nhân và các bộ phận thuộc quyền xét và giải quyết các khiếu nại, tố cáo về các vấn đề thuộc trách nhiệm quản lý của mình.
Các hoạt động kiểm tra được thực hiện thường xuyên, công khai, dân chủ; kết quả kiểm tra được ghi nhận bằng văn bản và được lưu trữ. Hiệu trưởng hay thủ trưởng phải chịu trách nhiệm về các kết luận kiểm tra này. Trường hợp cần thiết, Hiệu trưởng hay Thủ trưởng đơn vị lập tổ kiểm tra để tiến hành kiểm tra.
Ở các trường và các đơn vị có nhiều cán bộ giáo viên, công nhân viên, Hiệu trưởng hay Thủ trưởng đơn vị cử một cán bộ chuyên trách hay kiêm nhiệm làm trợ lý giải quyết khiếu nại, tố cáo.
Hiệu trưởng các trường phổ thông, các trường và các cơ sở giáo dục Mầm non tổ chức kiểm tra định kỳ các giáo viên của trường» [24].
1.3.2. Đối tượng, mục đích kiểm tra nội bộ trường học
1.3.2.1. Đối tượng kiểm tra nội bộ trường học
Đối tƣợng kiểm tra nội bộ của nhà trƣờng bao gồm: Hoạt động tổ chức, quản lý của đơn vị; hoạt động sƣ phạm của giáo viên, cán bộ công chức, viên chức, nhân viên trong đơn vị; hoạt động học tập, rèn luyện của ngƣời học về các mặt: tri thức, kỹ năng, thái độ, tình cảm…; kiểm tra về tổ chức, quản lý cơ sở vật chất kỹ thuật, tài chính của đơn vị; mối tƣơng tác giữa các thành tố trong quá trình dạy học: Mục đích, nhiệm vụ dạy học, nội dung dạy học, phƣơng pháp phƣơng tiện dạy học, hình thức tổ chức dạy học, giáo viên, học sinh, kết quả.
1.3.2.2. Mục đích kiểm tra nội bộ trường học
Hoạt động KTNB trƣờng học phải đảm bảo tính thƣờng xuyên, toàn diện, trực tiếp đến đối tƣợng:
- Đối với giáo viên, thông qua việc kiểm tra theo kế hoạch hoặc kiểm tra thƣờng xuyên, nhà trƣờng đánh giá đƣợc thực trạng năng lực của mỗi cá nhân từ đó tƣ vấn, thúc đẩy, giúp đỡ đội ngũ từng bƣớc hoàn thiện năng lực sƣ phạm góp phần nâng cao chất lƣợng giáo dục.
- Đối với các tổ chức, bộ phận trong nhà trƣờng, thông qua việc kiểm tra các nội dung, đối chiếu với các quy định để Hiệu trƣởng đánh giá mức độ thực hiện nhiệm vụ từ đó điều chỉnh kế hoạch, tƣ vấn, thúc đẩy các cá nhân, tập thể; hiệu trƣởng tự kiểm tra và tự điều chỉnh quá trình công tác…góp phần thực hiện các nhiệm vụ, hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ đƣợc giao của nhà trƣờng.
Hoạt động KTNB trƣờng học tại cơ sở phải đƣợc thực hiện trên nguyên tắc: Thủ trƣởng vừa là chủ thể kiểm tra (kiểm tra cấp dƣới theo chức năng nhiệm vụ quản lý nhà nƣớc về giáo dục, tự kiểm tra) vừa là đối tƣợng kiểm tra (công khai hoá các hoạt động, các thông tin quản lý nhà trƣờng để tổ KTNB trƣờng học kiểm tra).
1.3.3. Chức năng, nhiệm vụ kiểm tra nội bộ trường học
1.3.3.1. Chức năng kiểm tra nội bộ trường học
- Tạo lập kênh thông tin phản hồi vững chắc, cung cấp thông tin đã đƣợc xử lý chính xác để hiệu trƣởng thực hiện hoạt động quản lý có hiệu quả;
- Kiểm soát, phát hiện và phòng ngừa những sai phạm có thể xảy ra; - Động viên, phê phán, uốn nắn, điều chỉnh, giúp đỡ;
- Đánh giá và xử lý cần thiết;
1.3.3.2. Nhiệm vụ kiểm tra nội bộ trường học
Hoạt động kiểm tra có 4 nhiệm vụ cơ bản: Kiểm tra, đánh giá, tƣ vấn và thúc đẩy.
- Kiểm tra: Là xem xét việc thực hiện nhiệm vụ của đối tƣợng kiểm tra so với các quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật và các hƣớng dẫn của các cấp quản lý.
- Đánh giá: Là xác định mức độ đạt đƣợc trong việc thực hiện các nhiệm vụ theo quy định, phù hợp với bối cảnh và đối tƣợng để xếp loại đối tƣợng kiểm tra.
- Tƣ vấn: Là nêu đƣợc những nhận xét, gợi ý giúp cho đối tƣợng kiểm tra thực hiện ngày càng tốt hơn nhiệm vụ của mình.
- Thúc đẩy: Là hoạt động kích thích, phát hiện, phổ biến các kinh nghiệm tốt, những định hƣớng mới và kiến nghị với các cấp quản lý nhằm hoàn thiện dần hoạt động của đối tƣợng kiểm tra, góp phần phát triển hệ thống giáo dục quốc dân.
1.3.4. Nội dung kiểm tra nội bộ trường học
- Về tổ chức cơ sở giáo dục:
Số lƣợng, chất lƣợng cán bộ quản lý, nhà giáo, nhân viên đối chiếu với định mức; số lƣợng và tỷ lệ cán bộ, nhà giáo chƣa đạt chuẩn, đạt chuẩn, trên chuẩn; công tác đào tạo, bồi dƣỡng
- Về cơ sở vật chất kỹ thuật:
+ Diện tích khuôn viên, cảnh quan, môi trƣờng sƣ phạm; số lƣợng phòng học, phòng làm việc, phòng thí nghiệm thực hành, phòng bộ môn, thƣ viện, phòng đa chức năng, phòng y tế, bếp ăn tập thể, khu nội trú, bán trú, khu vực để xe, vệ sinh, sân chơi, bãi tập, nhà đa chức năng;
+ Trang thiết bị dạy học, sách thƣ viện;
+ Việc bảo quản và sử dụng cơ sở vật chất kỹ thuật. - Về thực hiện kế hoạch giáo dục:
+ Tuyển sinh: thực hiện chỉ tiêu, số lƣợng học sinh từng khối, lớp;
+ Tổ chức giảng dạy, học tập, thực hiện chƣơng trình, nội dung, kế hoạch dạy học;
+ Thực hiện quy chế chuyên môn về kiểm tra, thi, đánh giá xếp loại học lực học sinh;
+ Xác nhận hoặc cấp văn bằng, chứng chỉ của cơ sở giáo dục; + Hoạt động sƣ phạm của nhà giáo;
+ Thực hiện nội dung, chƣơng trình giáo dục đạo đức, thẩm mỹ, thể chất, quốc phòng, lao động hƣớng nghiệp, dạy nghề, chăm sóc, nuôi dƣỡng theo quy định bao gồm hoạt động theo kế hoạch lên lớp, ngoài giờ, hoạt động xã hội;
+ Thực hiện nhiệm vụ phổ cập giáo dục đƣợc giao.
- Hiệu trƣởng tự kiểm tra, đánh giá nề lối làm việc, phong cách tổ chức và quản lý của chính mình ở một số nội dung sau:
+ Xây dựng kế hoạch giáo dục; kế hoạch nghiên cứu khoa học, phục vụ xã hội;
+ Quản lý cán bộ, nhà giáo, nhân viên và ngƣời học: tuyển dụng; quản lý hồ sơ nhà giáo, cán bộ, nhân viên, ngƣời học; việc bố trí, sử dụng; kế hoạch bồi dƣỡng đội ngũ nhà giáo;
+ Thực hiện quy chế dân chủ, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong cơ sở giáo dục;
+ Công tác kiểm tra của thủ trƣởng cơ sở giáo dục theo quy định;
+ Tổ chức cho nhà giáo, cán bộ, nhân viên và ngƣời học tham gia các hoạt động xã hội; thực hiện chế độ chính sách đối với nhà giáo và ngƣời học;
+ Quản lý hành chính, tài chính, tài sản: hồ sơ, sổ sách; thu chi và sử dụng các nguồn tài chính; đầu tƣ xây dựng, sử dụng cơ sở vật chất kỹ thuật, bảo quản tài sản công;
+ Công tác tham mƣu với cơ quan quản lý cấp trên, với chính quyền địa phƣơng và công tác xã hội hóa giáo dục;
+ Phối hợp công tác giữa cơ sở giáo dục với các đoàn thể quần chúng, Ban đại diện cha mẹ học sinh.
1.3.5. Nguyên tắc kiểm tra nội bộ trường học
- Nguyên tắc pháp chế: Phải dựa trên chuẩn mực có tính pháp quy, các kế hoạch hay nghị quyết của tập thể, các quy định của nhà trƣờng. Không ai có thể can thiệp và không thể có tuỳ tiện trong tổ chức và hoạt động kiểm tra.
- Nguyên tắc tập trung dân chủ: Nguyên tắc tập trung dân chủ đƣợc quán triệt trong kiểm tra, Hiệu trƣởng có quyền quyết định chƣơng trình, kế hoạch kiểm tra và có quyền phủ quyết những kết luận của những bộ phận, cá nhân tham gia lực lƣợng kiểm tra. Mặt khác đối tƣợng kiểm tra có quyền khiếu nại, đề xuất, kiến nghị để hiệu trƣởng xem xét giải quyết, có quyền bảo lƣu ý kiến của mình khi hiệu trƣởng đƣa ra kết luận cuối cùng, tuy nhiên vẫn phải thực hiện kết luận của hiệu trƣởng.
- Nguyên tắc khách quan: Kiểm tra phải bảo đảm tính khách quan, trung thực công khai, công bằng. Việc đánh giá kết quả kiểm tra phải căn cứ vào các chuẩn mực đã quy định và có các minh chứng cụ thể, xác đáng, tránh áp đặt quan điểm chủ quan, cảm tính của ngƣời kiểm tra.
- Nguyên tắc hiệu quả: Công tác kiểm tra nội bộ đƣợc tiến hành thƣờng xuyên trong cả năm học, kiểm tra toàn diện các lĩnh vực quản lý, vì vậy yêu cầu của việc kiểm tra nội bộ là phải đảm bảo tốn ít thời gian, nhân lực nhƣng vẫn phát hiện và giải quyết đƣợc vấn đề và thúc đẩy các hoạt động phát triển theo chiều hƣớng tiến bộ.
- Nguyên tắc kế hoạch hóa: Hoạt động KTNB phải đƣợc xác định trong toàn bộ năm học hỗ trợ tích cực cho việc triển khai các chức năng quản lý khác. Mặt khác kiểm tra phải có kế hoạch triển khai cụ thể phù hợp với từng giai đoạn nhằm đạt tới mục tiêu đề ra.
- Nguyên tắc giáo dục: Mục đích của kiểm tra nhằm giúp đỡ, động viên giáo dục con ngƣời, ngƣời kiểm tra cần hiểu đối tƣợng, phải có uy tín, năng lực, nhằm giúp đối tƣợng tiến bộ.
- Nguyên tắc chủ động: Kiểm tra cần phải đƣợc thực hiện trên cơ sở kế hoạch xây dựng, có các phƣơng án kiểm tra và dự kiến các tình huống, các biện pháp xử lý, tránh tình trạng bị động dẫn đến lúng túng trong việc thực hiện hoạt động kiểm tra.
1.3.6. Phương pháp kiểm tra nội bộ trường học
- Dự giờ là phƣơng pháp đặc trƣng của kiểm tra hoạt động sƣ phạm của giáo viên. Căn cứ vào thời khóa biểu và chuyên môn đào tạo của giáo viên xác định số giờ dự, môn dự và thông báo cho cán bộ, giáo viên biết trƣớc. Quan sát giờ dạy trên lớp; ghi lại các hoạt động giảng dạy của thầy, hoạt động học tập của trò và các mối quan hệ trong hoạt động dạy học; ghi nhận các thông tin, các tình huống xảy ra trong tiết dạy. Khảo sát kết quả học tập của học sinh để đánh giá kết quả, hiệu quả giờ dạy.
- Kiểm tra hệ thống hồ sơ minh chứng cho các hoạt động chuyên môn của giáo viên.
- Trao đổi, đàm thoại trực tiếp với giáo viên về các nội dung kiểm tra. - Kiểm tra thông qua việc tham gia hoạt động học của học sinh qua các giờ học hoặc hoạt động. Xem xét mức độ tiếp thu nắm vững bài học tại lớp của học sinh thông qua kết kiểm tra của giáo viên đầu giờ hoặc trong tiết dạy.
- Kiểm tra vở ghi của học sinh, xem các bài kiểm tra mà giáo viên đã chấm; thống kê kết quả kiểm tra của học sinh, so sánh với các lớp khác cùng môn/cùng khối.
- Kiểm tra kỹ năng của học sinh trong việc làm bài tập, hoạt động hợp tác nhóm và các hoạt động tập thể khác.
Trong quá trình dự các hoạt động này, ngƣời kiểm tra quan sát mức độ và hiệu quả việc tham gia của học sinh vào các hoạt động.
1.3.7. Quản lý hoạt động kiểm tra nội bộ trường học
Quản lý hoạt động kiểm tra nội bộ đƣợc hiểu là những tác động có hệ thống, khoa học, có ý thức và có mục tiêu của chủ thể quản lý lên đối tƣợng quản lý là quá trình kiểm tra ở các cơ sở giáo dục. Quá trình quản lý hoạt động kiểm tra nội bộ trƣờng học gồm 4 giai đoạn cơ bản sau:
Giai đoạn 1. Xác định nhu cầu quản lý hoạt động kiểm tra: Xác định nhu cầu quản lý hoạt động kiểm tra chính là xác định cái đã có, cái đang diễn ra và cái phải có trong tƣơng lai. Từ đó đặt ra những nội dung và hoạt động quản lý kiểm tra cần thiết.
Giai đoạn 2. Xây dựng kế hoạch quản lý hoạt động kiểm tra: Chính là thiết kế một tƣơng lai mong muốn việc xác lập các bƣớc phải làm gì, làm thế nào và làm ở đâu, ai làm, bao giờ hoàn thành và điều kiện để hoàn thành.
Giai đoạn 3. Thực hiện kế hoạch của quản lý hoạt động kiểm tra. Thực hiện kế hoạch quản lý hoạt động kiểm tra bao gồm các công việc sau:
- Xác định chuẩn mực trong quản lý hoạt động kiểm tra nhà trƣờng (chuẩn đánh giá một trƣờng, chuẩn đánh giá một giờ dạy, chuẩn đánh giá các hoạt động khác).
- Tổ chức việc đo lƣờng việc thực hiện các nhiệm vụ của trƣờng học (Xây dựng lực lƣợng, quy định kiểm tra, xử lý thông tin).
- So sánh sự phù hợp của thành tích với các chuẩn mực xác định giá trị của các thành tích (xác định mặt định tính, xác định mặt định lƣợng).
Phát hiện những ƣu điểm và tồn tại (những sai lệch so với chuẩn) của các đối tƣợng kiểm tra (phát hiện kịp thời những ƣu điểm, khuyết điểm tồn tại trong thực tiễn, mức độ các ƣu khuyết điểm nguyên nhân của ƣu điểm, khuyết điểm).
Ra các quyết định điều chỉnh cần thiết trong kiểm tra: (quyết định mức độ phát huy các thành tích xuất sắc; quyết định mức độ sửa chữa, uốn nắn; quyết định cần phải xử lý những vi phạm nghiêm trọng).
Giai đoạn 4. Đánh giá kết quả quản lý hoạt động kiểm tra:
Đánh giá kết quả quản lý hoạt động kiểm tra là giai đoạn cuối cùng của hoạt động kiểm tra, đây là đánh giá kết quả đạt đƣợc so với mục tiêu đặt ra từ trƣớc. Từ đó giúp cho nhà quản lý có các quyết định phù hợp với công tác kiểm tra.
Trên cơ sở chức năng chung đó, quản lý hoạt động kiểm tra phải thực hiện 4 chức năng cụ thể sau:
- Kế hoạch hoá: đây là hoạt động cơ bản nhất của quản lý hoạt động kiểm tra, kế hoạch đặt cơ sở cho vấn đề tổ chức, định biên lực lƣợng, lựa chọn