7. Kết cấu của luận văn
3.4.2. Khảo nghiệm tình khả thi của các biện pháp quản lý
Để đánh giá mức độ khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động KTNB ở các trƣờng THCS huyện Hƣng Hà, tỉnh Thái Bình tác giả đã dùng phiếu hỏi để trƣng cầu ý kiến của CBQL, chuyên viên phòng giáo dục và đào tạo, Hiệu trƣởng. Phó hiệu trƣởng và giáo viên các trƣờng THCS về sự cần thiết của các biện pháp đề xuất. Tổng số có 125 ý kiến tham gia trả lời. Bảng 3.2.
- Lãnh đạo, chuyên viên Phòng GD&ĐT 16 ngƣời
- CBQL các trƣờng THCS 75 ngƣời
- Giáo viên các trƣờng THCS 34 ngƣời
Bảng 3.2. Thăm dò tính khả thi của các biện pháp quản lý
TT Các biện pháp
Tính khả thi
Rất khả thi Khả thi khả thi Không
SL % SL % SL %
01
Nâng cao nhận thức của đội ngũ giáo viên, CBQL về tầm quan trọng của quản lý hoạt động KTNB trong nhà trƣờng
73 58.4 52 41.6 2 1.6
02
Tăng cƣờng bồi dƣỡng chuyên môn nghiệp vụ cho CBQL, giáo viên làm nhiệm vụ KTNB nhà trƣờng
89 71.2 36 28.8 0 0
03
Xây dựng nội dung và phƣơng pháp KTNB ở các trƣờng THCS theo yêu cầu đổi mới giáo dục
77 61.6 45 36 3 2.4
04
Xây dựng kế hoạch KTNB của Hiệu trƣởng các trƣờng THCS gắn với chất lƣợng và hiệu quả quản lý
68 54.4 50 40 7 5.6
05
Tăng cƣờng công tác động viên khen thƣởng hoạt động KTNB ở các trƣờng THCS
71 56.8 54 43.2 0 0 Kết quả thăm dò tính tính khả thi của các biện quản lý hoạt động KTNB ở các trƣờng THCS cho thấy: Các biện pháp đƣa ra ở trên đƣợc các Cán bộ, chuyên viên Phòng giáo dục và đào tạo, CBQL, giáo viên các trƣờng THCS đánh giá rất khả thi và khả thi (96,8%).
Nhƣ vậy tính khả thi và tính cần thiết của các biện pháp quản lý hoạt động KTNB ở các trƣờng THCS huyện Hƣng Hà do tác giả trình bày có mối tƣơng đồng với nhau và đạt ở mức độ cao. Kết quả khảo sát cũng cho thấy có sự quan tâm rộng rãi của các lực lƣợng giáo dục của huyện Hƣng Hà, tỉnh Thái Bình trong việc nâng cao chất lƣợng và hiệu quả hoạt động kiểm tra nội bộ ở các trƣờng THCS trong huyện.
Kết luận chƣơng 3
Căn cứ vào cơ sở lý luận, thực trạng quản lý hoạt động KTNB ở các trƣờng THCS huyện Hƣng Hà, tỉnh Thái Bình. Trên cơ sở nguyên tắc xây dựng và đề xuất các biện pháp quản lý theo yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo. Biện pháp quản lý hoạt động KTNB của trƣờng THCS huyện Hƣng Hà tỉnh Thái Bình cần tập trung vào các nội dung: Nâng cao nhận thức của đội ngũ giáo viên, CBQL nhân viên về tầm quan trọng của quản lý hoạt động KTNB trong nhà trƣờng; tăng cƣờng bồi dƣỡng chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ quản lý, giáo viên làm nhiệm vụ KTNB nhà trƣờng; xây dựng nội dung và phƣơng pháp KTNB ở các trƣờng THCS theo yêu cầu đổi mới giáo dục; xây dựng kế hoạch KTNB của Hiệu trƣởng các trƣờng THCS gắn với chất lƣợng và hiệu quả quản lý; tăng cƣờng công tác động viên khen thƣởng hoạt động KTNB ở các trƣờng THCS.
Các biện pháp tác giả đƣa ra đều đảm bảo tính thống nhất về cấu trúc: Mục đích của biện pháp; nội dung của biện pháp; cách tổ chức thực hiện; điều kiện thực hiện biện pháp.
Các biện pháp có mối quan hệ chặt chẽ với nhau trong quá trình thực hiện. Kết quả thăm dò và khảo nghiệm, cho thấy các biện pháp đề xuất thể hiện sự cần thiết và tính khả thi cao, nhận đƣợc sự đồng thuận của đội ngũ CBQL, giáo viên đánh giá là cần thiết và khả thi. Việc áp dụng và triển khai đồng bộ các biện pháp quản lý hoạt động KTNB ở các trƣờng THCS huyện Hƣng Hà, tỉnh Thái Bình sẽ góp phần nâng cao chất lƣợng quản lý trƣờng học theo yêu cầu đổi mới hiện nay.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận
Quản lý giáo dục là một khoa học và là nghệ thuật trong công tác tổ chức các hoạt động giáo dục trong Nhà trƣờng và các mối quan hệ giữa Nhà trƣờng với xã hội. Thực hiện mục tiêu nâng cao chất lƣợng quản lý hoạt động KTNB trƣơng học; chất lƣợng quản lý giáo dục ở các trƣờng THCS huyện Hƣng Hà, tỉnh Thái Bình. Trên cơ sở hệ thống hóa cơ sở lý luận, các khái niệm cơ bản về khoa học quản lý, quản lý giáo dục, quản lý Nhà trƣờng; nghiên cứu quản lý hoạt động KTNB trƣờng THCS.
Trên cơ sở nghiên cứu điều tra khảo sát thực trạng chất lƣợng giáo dục THCS; quản lý hoạt động KTNB ở các trƣờng THCS trên các phƣơng diện: nhận thức, phẩm chất, năng lực của đội ngũ cán bộ thực hiện nhiệm vụ KTNB cho thấy: hoạt động KTNB ở các trƣờng THCS huyện Hƣng Hà, tỉnh Thái Bình cơ bản đã đƣợc hiệu trƣởng các nhà trƣờng chú trọng. Nhìn tổng thể trong địa bàn huyện có thể nhận thấy hoạt động quản lý KTNB diễn ra đa dạng và phong phú ở các trƣờng THCS theo quy định. Tuy nhiên trong điều kiện khó khăn nên vấn đề quản lý còn bộc lộ những hạn chế nhất định.
Đề xuất 5 biện pháp quản lý hoạt động KTNB ở các trƣờng THCS huyện Hƣng Hà, tỉnh Thái Bình theo yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay. Các biện pháp tập trung vào nội dung: Nâng cao nhận thức của đội ngũ giáo viên, CBQL về tầm quan trọng của quản lý hoạt động KTNB trong nhà trƣờng; tăng cƣờng bồi dƣỡng chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ quản lý, giáo viên làm nhiệm vụ KTNB nhà trƣờng; xây dựng nội dung và phƣơng pháp KTNB ở các trƣờng THCS theo yêu cầu đổi mới giáo dục; Xây dựng kế hoạch KTNB của Hiệu trƣởng các trƣờng THCS gắn với chất lƣợng và hiệu quả quản lý; Tăng cƣờng công tác động viên khen thƣởng hoạt động KTNB ở các trƣờng THCS.
Biện pháp đề xuất tác động vào chủ thể quản lý và các khâu của quá trình quản lí: lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, chỉ đạo thực hiện đến kiểm tra
đánh giá. Mỗi biện pháp đều có mục đích, nội dung, nhiệm vụ và cách thực hiện khác nhau nhƣng nhìn chung chúng có mối liên hệ chặt chẽ, gắn bó, tác động qua lại và bổ trợ lẫn nhau. Vì vậy, các biện pháp cần đƣợc thực hiện một cách đồng bộ, thống nhất thì mới đạt hiệu quả cao, đáp ứng yêu cầu đổi mới quản lý giáo dục hiện nay. Các biện pháp nêu trên cần có sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của các cấp quản lý giáo dục và sự phối kết hợp của các ban ngành, nhƣng quan trọng là sự đoàn kết, nhất trí và sự nỗ lực của đội ngũ CBQLvà giáo viên trong các Nhà trƣờng.
Huyện Hƣng Hà, tỉnh Thái Bình là một huyện thuần nông, công nghiệp, thƣơng mại, dịch vụ chƣa phát triển. Vì vậy, dù rất quan tâm đến phát trển sự nghiệp giáo dục nhƣng CSVC, trang thiết bị giảng dạy còn nhiều hạn chế. Đội ngũ CBQL, giáo viên tuy đủ về cơ cấu và số lƣợng, nhƣng trình độ chuyên môn, năng lực quản lý còn nhiều hạn chế, bất cập. Quản lý hoạt động KTNB ở các trƣờng THCS đã đƣợc chú trọng nhƣng chất lƣợng, hiệu quả chƣa đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay. Với việc nghiên cứu đề tài này, tác giả mong muốn góp phần giải quyết một số vấn đề bất cập trong quản lý hoạt động KTNB ở các trƣờng THCS huyện Hƣng Hà tỉnh Thái Bình.
2. Kiến nghị
2.1. Với Bộ Giáo dục và Đào tạo
Bộ GD&ĐT xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về công tác thanh tra, kiểm tra giáo dục nói chung, KTNB trƣờng THCS nói riêng và có hƣớng dẫn cụ thể, chi tiết, tạo điều kiện thuận lợi cho Hiệu trƣởng quản lý, chỉ đạo, tổ chức hoạt động KTNB trƣờng THCS hiệu quả hơn.
Tham mƣu cho thủ tƣớng chính phủ ban hành quyết định về chế độ ƣu đãi của ngành cho đội ngũ cán bộ làm việc tại các phòng giáo dục và đào tạo, sở giáo dục và đào tạo, đội ngũ là cộng tác thanh tra giáo dục nhất là ngƣời phụ trách hoạt động thanh tra, kiểm tra của phòng giáo dục và đào tạo và lực lƣợng thực hiện nhiệm vụ KTNB các trƣờng học.
2.2. Với Sở Giáo dục và Đào tạo
Sở giáo dục và đào tạo tích cực tham mƣu với UBND tỉnh chỉ đạo các sở, ngành có liên quan thực hiện các cơ chế, chính sách, tăng cƣờng đầu tƣ cơ sở vật chất, trang thiết bị cho hoạt động KTNB trƣờng họcvà công tác quản lý hoạt động kiểm tra nội bộ trƣờng học, trƣớc mắt là chế độ lao động, đãi ngộ đối với lực lƣợng làm công tác KTNB ở các cơ sở giáo dục nói chung, các trƣờng THCS nói riêng.
2.3. Với UBND huyện và Phòng Giáo dục và Đào tạo
Phòng giáo dục và đào tạo xây dựng các văn bản hƣớng dẫn các cơ sở giáo dục thực hiện công tác kiểm tra nội bộ trƣờng học; tổ chức các chuyên đề tập huấn, bồi dƣỡng chuyên môn, nghiệp vụ quản lý hoạt động KTNB các cơ sở giáo dục cho hiệu trƣởng các trƣờng, bồi dƣỡng nghiệp vụ kiểm tra nội bộ cho công tác viên thanh tra giáo dục, thành viên các tổ kiểm tra của các cơ sở giáo dục nhằm tạo đƣợc nhận thức chung và thống nhất trong quản lý hoạt động KTNB ở các nhà trƣờng; xây dựng tiêu chí thi đua, đánh giá kết quản quản lý hoạt động KTNB của các cơ sở giáo dục theo năm học; tăng cƣờng kiểm tra việc xây dựng và triển khai các hoạt động KTNB ở các cơ sở giáo dục, kịp thời phát hiện những hạn chế, yếu kém để chấn chỉnh; hàng năm tổ chức tổng kết thực tiễn hoạt động KTNB, phát hiện những nhân tố tích cực, điển hình đề nhân rộng trên địa bàn huyện.
UBND huyện chỉ đạo các ban, ngành, đoàn thể, các nhà trƣờng về hoạt động thanh tra, kiểm tra, hoạt động KTNB trƣờng học, về quản lý hoạt động KTNB trƣờng học để nâng cao chất lƣợng giáo dục; đảm bảo chế độ chính sách cho những ngƣời tham gia quản lý hoạt động KTNB trƣờng học.
2.4. Đối với các trường THCS
- Cần có nhận thức đầy đủ, đúng đắn về chức năng, nhiệm vụ, mục đích yêu cầu của hoạt động KTNB, quản lý hoạt động KTNB, từ triển khai thực hiện hoạt động KTNB một cách thƣờng xuyên với đầy đủ các nội dung kiểm tra theo tinh thần ở đâu có hoạt động quản lý ở đó có kiểm tra.
- Làm tốt công tác xây dựng kế hoạch KTNB theo năm học, theo tháng và từng tuần. Kế hoạch cần phải bám sát nhiệm vụ trọng tâm năm học, sự chỉ đạo của cơ quan chức năng có thẩm quyền, phù hợp với tình hình thực tế của địa phƣơng và của mỗi nhà trƣờng.
- Công tác kiểm tra nội bộ của nhà trƣờng cần phải đảm bảo tính toàn diện vì vậy, hiệu trƣởng cần xác định nội dung kiểm tra và các biện pháp để thực hiện có hiệu quả các nội dung kiểm tra đã xây dựng.
- Thƣờng xuyên đánh giá, sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm một cách kịp thời các nội dung kiểm tra của đơn vị nhằmđộng viên khuyến khích những bộ phận, tổ chức, cá nhân làm tốt, đồng thời có biện pháp chấn chỉnh xử lý đối với các bộ phân, tổ chức, cá nhân có vi phạm.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đặng Quốc Bảo (1997), Một số khái niệm về quản lý giáo dục, Trƣờng cán bộ QLGD, Hà Nội.
2. Bộ GD & ĐT (1995), 50 năm phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo, NXB KHXH, Hà Nội.
3. Bộ GD & ĐT (2011), Điều lệ trường Trung học, Hà Nội.
4. C. Mác và Ăng Ghen (1993), Tập 23, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 5. Chính phủ nƣớc CHXHCN Việt Nam (2001), Chiến lược phát triển giáo
dục & đào tạo2001-2010, Hà Nội.
6. Nguyễn Thị Doan, Đỗ Minh Cƣơng, Phƣơng Kỳ Sơn (1996), Các học thuyết quản lý, NXB chính trị quốc gia, Hà Nội.
7. Đảng cộng sản Việt Nam - Nghị quyết 29/NQ-TƢ Hội nghị BCH TW lần thứ VIII khóa XI.
8. Đảng cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII, NXB chính trị Quốc gia, Hà Nội.
9. Đảng cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII, NXB chính trị quốc gia, Hà Nội.
10. Đảng cộng sản Việt Nam (1997), NQ TƯ 2 Khoá VIII, NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội.
11. Đảng cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX, NXB chính trị quốc gia Hà Nội.
12. Trần Khánh Đức (2011), GD và phát triển nguồn nhân lực trong thế kỷ XXI, NXB GD Việt Nam.
13. Phạm Minh Hạc (1986), Một số vấn đề về giáo dục và khoa học giáo dục, NXB Giáo dục, Hà Nội.
14. Phạm Minh Hạc, Hà Thế Ngữ (1990), Hồ Chí Minh với sự nghiệp giáo dục,
NXB sự thật, Hà Nội.
15. Nguyễn Ngọc Hải, Trần Khánh Đức (2003), Hệ thống giáo dục hiện đại trong những năm đầu thế kỉ XXI, NXB giáo dục, Hà Nội.
16. Harold Koontz, Cyril Odonnell, Heinz Weihrich (1994), Những vấn đề cốt yếu của quản lý, NXB Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội.
17. Ngô Hào Hiệp (1994), Tổng quan về giáo dục châu Á, Viện KHGD, Hà Nội.
18. Đặng Vũ Hoạt, Hà Thế Ngữ (1998), Giáo dục học, NXB Giáo dục, Hà Nội 19. Hà Sĩ Hồ (1985), Những bài giảng về quản lí trường học - Tập 2, NXB
Giáo dục, Hà Nội.
20. Trần Kiểm (2014), Những vấn đề cơ bản của khoa học quản lý giáo dục.
NXB Đại học sƣ phạm.
21. Nguyễn Lộc (2010), Lý luận về quản lý, NXB Đại học sƣ phạm Hà Nội. 22. Lƣu Xuân Mới (2003), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, NXB
ĐHSP, Hà Nội.
23. Kiều Nam (1983), Tổ chức bộ máy lãnh đao và quản lý, NXB chính trị quốc gia, Hà Nội.
24. Trần Đình Nghiêm (2001), Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật ngành GD - ĐT Việt Nam, NXB chính trị quốc gia, Hà Nội.
25. Những điều cần biết trong hoạt động thanh tra - kiểm tra ngành giáo dục và đào tạo, NXB chính trị quốc gia Hà Nội,2003.
26. Trần Lê Lƣu Phƣơng (2009), Quản lý HĐCM ở các trường THCS quận 5, thành phố Hồ Chí Minh theo yêu cầu đổi mới GD, Luận văn thạc sỹ, Viện Khoa học GD Việt Nam, Hà Nội.
27. Nguyễn Ngọc Quang (1989), Những Khái niệm cơ bản về quản lý GD, Trƣờng CBQL GD trung ƣơng I, Hà Nội.
28. Nguyễn Ngọc Quang (1989), Những khái niệm cơ bản về lí luận quản lí, NXB Giáo dục, Hà Nội.
29. Phạm Hồng Quang (2007 - 2012), Một số vấn đề cơ bản về nghiên cứu khoa học giáo dục - Tài liệu giảng dạy cho đối tượng học viên cao học quản lý giáo dục, Đại học sƣ phạm - Đại học Thái Nguyên.
30. Quốc hội nƣớc CHXHCN Việt Nam - Khoá X (2005), Luật giáo dục, NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội.
31. Nguyễn Thị Tính (2013), Đề cương bài giảng Những vấn đề cơ bản của quản lý giáo dục, Đại học sƣ phạm - Đại học Thái Nguyên.
32. Trần Quốc Thành (2013), Đề cương bài giảng đổi mới lãnh đạo và quản lý nhà trường, Đại học sƣ phạm - Đại học Thái Nguyên.
33. V.I.Lênin (1995), Bàn về tổ chức và quản lí, Trƣờng Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.
34. Viện khoa học giáo dục (1985), Quản lý trường THCS, Hà Nội. 35. Viện Ngôn ngữ học (1994), Từ điển tiếng Việt, NXB GD.
36. Zimin P.V - Kônđacôp M.I - Xa xeđôtôp. N.I (1995), Những vấn đề về quản lý trường học, Trƣờng cán bộ QLGD.
PHỤ LỤC
Các mẫu phiếu khảo sát sử dụng trong quá trình nghiên cứu
PHIẾU ĐIỀU TRA DÀNH CHO CÁN BỘ QUẢN LÝ, GIÁO VIÊN CÁC TRƢỜNG THCS HUYỆN HƢNG HÀ TỈNH THÁI BÌNH
1. Phiếu số 1: Khảo sát phẩm chất đạo đức, năng lực quản lý, kinh nghiệm quản lý của đội ngũ CBQL
Đồng chí hãy cho biết đánh giá của mình về đội ngũ CBQL các trường