Quản lý hoạt động kiểm tra nội bộ trƣờng THCS

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động kiểm tra nội bộ ở các trường THCS huyện hưng hà, tỉnh thái bình theo yêu cầu đổi mới giáo dục​ (Trang 36)

7. Kết cấu của luận văn

1.4. Quản lý hoạt động kiểm tra nội bộ trƣờng THCS

1.4.1. Kiểm tra nội bộ trường trung học cơ sở

1.4.1.1. Kiểm tra thực hiện kế hoạch phát triển giáo dục và phổ cập giáo dục

- Kiểm tra việc thực hiện chỉ tiêu về số lƣợng học sinh từng khối lớp và của toàn trƣờng: Đối chiếu thực tế với kế hoạch phát triển giáo dục của nhà trƣờng đã đƣợc UBND huyện phê duyệt về số lớp, số học sinh đƣợc huy động (tuyển sinh).

- Kiểm tra việc duy trì sĩ số, tỉ lệ học sinh lƣu ban, bỏ học, chuyển đi, chuyển đến.

- Kiểm tra việc thực hiện chỉ tiêu, kế hoạch về số lƣợng và chất lƣợng phổ cập giáo dục THCS (Dân số độ tuổi, diện phải phổ cập, tỷ lệ học sinh trong độ tuổi đang học THCS, hoàn thành chƣơng trình THCS, tốt nghiệp THCS, hiệu quả giáo dục, ....).

1.4.1.2. Kiểm tra thực hiện nhiệm vụ giáo dục

- Kiểm tra việc thực hiện chƣơng trình, nội dung, kế hoạch dạy học, giáo dục của tập thể sƣ phạm nhà trƣờng.

- Kiểm tra chất lƣợng dạy học và giáo dục gồm:

+ Kiểm tra việc thực hiện chƣơng trình giảng dạy môn giáo dục công dân, giáo dục đạo đức, kỹ năng sống ở các khối lớp thông qua các giờ lên lớp, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, giáo dục truyền thống, công tác chủ nhiệm lớp, hoạt động Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh, .... Hiệu quả giáo dục đạo đức thông qua kết quả xếp loại hạnh kiểm học sinh.

+ Chất lƣợng giảng dạy các bộ môn văn hóa: Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch dạy học theo khung chƣơng trình và chuẩn kiến thức kỹ năng của Bộ giáo dục và đào tạo; Kiểm tra việc thực hiện quy chế chuyên môn, nền nếp dạy học: Thực hiện chƣơng trình kế hoạch giảng dạy, giáo dục; thực hiện các yêu cầu về soạn bài theo quy định; kiểm tra và chấm bài, quan tâm giúp đỡ các đối tƣợng học sinh; tham gia sinh họat tổ chuyên môn; sử dụng đồ dùng dạy học, thực hiện các tiết thực hành theo quy định; đảm bảo đầy đủ các yêu cầu về hồ sơ và các quy định về chuyên môn; tự bồi dƣỡng và tham gia bồi dƣỡng chuyên môn, nghiệp vụ; tuân thủ các quy định về dạy thêm, học thêm trong và ngoài nhà trƣờng ...; kiểm tra việc đổi mới phƣơng pháp dạy học theo hƣớng tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh, dạy học theo chủ đề, dạy học tích hợp liên môn, việc áp dụng các phƣơng pháp dạy học hiện đại, tiên tiến vào quá trình dạy học, việc thực hiện các chuyên đề chuyên môn trong tâm trong năm học; kiểm tra kết quả học tập của học sinh (Kiến thức, kỹ năng, thái độ) so với đầu vào và chỉ tiêu kế hoạch đã xây dựng, kết quả xếp loại học lực, xếp loại thi đua hàng kỳ, hàng năm học (học sinh giỏi, học sinh tiên tiến); tỷ lệ học sinh lên lớp, thi đỗ vào trung học phổ thông, học sinh đạt giải tại các kỳ thi năng khiếu về văn hóa, nghệ thuật, thể dục thể thao,...

- Kiểm tra các hoạt động giáo dục toàn diện: thể chất, thẩm mỹ, đoàn đội, lao động sản xuất- hƣớng nghiệp, dạy nghề, hoạt động nhân đạo, từ thiện, các hoạt động xã hội khác...

1.4.1.3. Kiểm tra phát triển đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý

- Kiểm tra việc xây dựng đội ngũ: Số lƣợng và cơ cấu (đối chiếu với định biên tổng thể, định biên theo môn học);

- Kiểm tra phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống của đội ngũ: việc chấp hành chủ trƣơng chính sách của Đảng, Pháp luật của nhà nƣớc, các quy định của ngành, địa phƣơng, mối quan hệ với nhân dân, đồng nghiệp, học sinh, việc thực hiện các cuộc vận động, các phong trào thi đua,....

- Kiểm tra chất lƣợng đội ngũ: Nguồn đào tạo, trình độ chuyên môn đào tạo (chƣa đạt chuẩn, đạt chuẩn, trên chuẩn), thâm niên, các danh hiệu thi đua đã đạt (chiến sỹ thi đua, giáo viên dạy giỏi các cấp,...);

- Kiểm tra các hoạt động phối hợp của tập thể sƣ phạm trong việc thực hiện nhiệm vụ giáo dục, giảng dạy của trƣờng;

- Kiểm tra nền nếp hoạt động (tổ chức, trật tự kỷ cƣơng, kế hoạch); - Kiểm tra việc phân công lao động trong đội ngũ;

- Kiểm tra công tác bồi dƣỡng và tự bồi dƣỡng;

- Kiểm tra việc thực hiện các chế độ chính sách, quy chế chuyên môn, cải thiện đời sống cho cán bộ, giáo viên, nhân viên.

1.4.1.4. Kiểm tra quản lý hoạt động chuyên môn

- Kiểm tra công tác quản lý của tổ trƣởng, tổ phó chuyên môn: nhận thức, vai trò, tác dụng, uy tín, khả năng lãnh đạo chuyên môn ...;

- Kiểm tra hồ sơ chuyên môn: kế hoạch, biên bản, chất lƣợng giảng dạy, các chuyên đề bồi dƣỡng chuyên môn, sáng kiến kinh nghiệm ...;

- Kiểm tra chất lƣợng dạy - học của tổ chuyên môn (việc thực hiện chƣơng trình, chuẩn bị bài, chất lƣợng dạy học, việc thực hiện đổi mới phƣơng pháp, sử dụng phƣơng tiện, đồ dùng dạy học, việc kiểm tra, đánh giá học sinh, tác dụng, uy tín của tổ, chuyên môn trong trƣờng...);

- Kiểm tra nền nếp sinh hoạt chuyên môn: soạn bài, kiểm tra đánh giá, dự giờ thăm lớp, làm chuyên đề, hội giảng, chế độ hội họp theo quy định,...;

- Kiểm tra kế hoạch bồi dƣỡng và tự bồi dƣỡng chuyên môn nghiệp vụ; - Kiểm tra chỉ đạo phong trào học tập của học sinh: Đảm bảo chất lƣợng đại trà; mũi nhọn phát hiện, bồi dƣỡng học sinh năng khiếu; phụ đạo thúc đẩy chất lƣợng học sinh có học lực yếu, kém.

1.4.1.5. Kiểm tra hoạt động sư phạm của giáo viên

- Kiểm tra phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, tƣ tƣởng; chấp hành pháp luật; chấp hành qui chế của ngành, nội qui của cơ quan; ý thức đấu tranh chống các biểu hiện tiêu cực, tham nhũng; sự tín nhiệm của đồng nghiệp, học sinh và nhân dân; tinh thần đoàn kết, trung thực trong công tác, quan hệ đồng nghiệp, thái độ phục vụ nhân dân và học sinh; không bạo hành và không xâm phạm nhân phẩm học sinh.

- Kết quả thực hiện nhiệm vụ đƣợc giao: thực hiện qui chế chuyên môn; quy chế thi cử, kiểm tra; kết quả giảng dạy; thực hiện các nhiệm vụ khác đƣợc giao.

+ Kiểm tra trình độ chuyên môn, nghiệp vụ (tay nghề): Xem xét và đánh giá hai mặt là trình độ nắm kiến thức, kỹ năng, thái độ cần xây dựng cho học sinh thể hiện qua việc giảng dạy và trình độ vận dụng phƣơng pháp giảng dạy và giáo dục thông qua kiểm tra giờ dạy trên lớp của giáo viên theo yêu cầu, quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo đối với cấp THCS.

+ Thực hiện quy chế chuyên môn: Thực hiện chƣơng trình kế hoạch giảng dạy, giáo dục; thực hiện các yêu cầu về soạn bài theo quy định; kiểm tra và chấm bài, quan tâm giúp đỡ các đối tƣợng học sinh; tham gia sinh hoạt tổ chuyên môn; sử dụng đồ dùng dạy học, thực hiện các tiết thực hành theo quy định; đảm bảo đầy đủ các yêu cầu về hồ sơ và các quy định về chuyên môn; tự bồi dƣỡng và tham gia bồi dƣỡng chuyên môn, nghiệp vụ; tuân thủ các quy định về dạy thêm, học thêm...

+ Kết quả giảng dạy, giáo dục: Kết quả học tập, rèn luyện của học sinh qua các lần kiểm tra chung của khối lớp; kết quả lên lớp, tốt nghiệp của các bộ môn mà giáo viên dạy; kết quả kiểm tra, khảo sát kết quả học tập của học sinh ngay sau tiết học, qua đó đánh giá kết quả giờ dạy của giáo viên.

+ Tham gia các công tác khác: Công tác chủ nhiệm; tham gia giáo dục đạo đức cho học sinh; tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật; tham gia công tác đoàn thể; thực hiện các công tác khác đƣợc phân công.

1.4.1.6. Kiểm tra quản lý cơ sở vật chất, thiết bị dạy học

- Kiểm tra cơ sở vật chất, kỹ thuật, các điều kiện đảm bảo chất lƣợng giáo dục, trật tự, vệ sinh, an toàn, cảnh quan, môi trƣờng sƣ phạm; thiết bị dạy học, phƣơng tiện làm việc; số lƣợng, chất lƣợng phòng học, phòng làm việc, phòng thiết bị dạy học, phòng học bộ môn, thƣ viện, sân chơi, bãi tập…

- Kiểm tra việc bảo quản và sử dụng có chất lƣợng thiết bị, đồ dùng dạy học, dụng cụ thể dục thể thao, thƣ viện, vƣờn trƣờng…

1.4.2. Nội dung quản lý hoạt động kiểm tra nội bộ ở các trường THCS

- Xây dựng và bồi dƣỡng lực lƣợng làm nhiệm vụ KTNB đảm bảo đủ về số lƣợng, có trình độ chuyên môn vững vàng, nghiệp vụ kiểm tra tinh thông, việc tiếp cận và xử lý tình huống trong kiểm tra nhạy bén; có uy tín trong tập thể sƣ phạm nhà trƣờng.

- Xây dựng chuẩn kiểm tra : Căn cứ văn bản quy phạm pháp luật, văn bản chỉ đạo, hƣớng dẫn của các cơ quan quản lý có thẩm quyền ( Luật giáo dục ; Điều lệ trƣờng THCS, Chuẩn nghề nghiệp giáo viên THCS, hƣớng dẫn kiểm tra hoạt động sƣ phạm của giáo viên,...) để xây dựng chuẩn kiểm tra nhằm để so sánh, đối chiếu, đo lƣờng, đánh giá kết quả thực hiện các nhiệm vụ của đối tƣợng kiểm tra.

- Xây dựng kế hoạch KTNB chính là thiết kế một tƣơng lai mong muốn việc xác lập các bƣớc phải làm gì, làm thế nào và làm ở đâu, ai làm, bao giờ hoàn thành và điều kiện để hoàn thành. Kế hoạch kiểm tra nội bộ của nhà trƣờng là một bộ phận hữu cơ của kế hoạch năm học, đồng thời là mắt xích trọng yếu của chu trình quản lý. Hiệu trƣởng xây dựng kế hoạch kiểm tra phải phù hợp với tình hình, điều kiện cụ thể của trƣờng, có tính khả thi và đƣợc công bố công khai đến tất cả các đối tƣợng đƣợc kiểm tra ngay từ đầu năm học. Trong kế hoạch Hiệu trƣởng phải tập trung thực hiện tốt các nội dung sau:

+ Nghiên cứu kỹ các văn bản chỉ đạo của cấp trên, tình thình thực tế của địa phƣơng, nhà trƣờng, mức độ hoàn thành các nhiệm vụ đƣợc giao trong năm học trƣớc, đội ngũ và hệ điều kiện thực hiện nhiệm vụ giáo dục để xác định đúng, đủ các nhiệm vụ trong tâm, nhiệm vụ cụ thể của hoạt động KTNB trong năm học.

+ Xác định các nội dung KTNB, xây dựng các biện pháp chỉ đạo, thực hiện, thời gian và hệ điều kiện đảm bảo việc thực hiện các nội dung kiểm tra

+ Phân cấp trong quản lý hoạt động KTNB.

- Thực hiện kế hoạch quản lý hoạt động kiểm tra. Xác định chuẩn mực trong quản lý hoạt động KTNB trƣờng THCS. Muốn kiểm tra phải căn cứ vào những chuẩn từ các văn bản chỉ đạo, hƣớng dẫn của các cơ quan quản lý có thẩm quyền để so sánh, đối chiếu, đo lƣờng, đánh giá kết quả thực hiện các nhiệm vụ của đối tƣợng kiểm tra, qua đó phát hiện những ƣu điểm và tồn tại làm căn cứ ra các quyết định điều chỉnh cần thiết trong kiểm tra đồng thời tƣ vấn, thúc đẩy đối với đối tƣợng kiểm tra nói riêng, đối với hoạt động quản lý, giáo dục của đơn vị nói chung.

- Chỉ đạo thực hiện kế hoạch KTNB đã xây dựng: Bố trí và sử dụng lực lƣợng làm nhiệm vụ KTNB một cách khoa học, hiệu quả nhằm phát huy tiềm lực và thế mạnh của từng thành viên trong tổ kiểm tra trong việc thực hiện kế hoạch KTNB. Thƣờng xuyên theo sát hoạt động KTNB nhằm quản lý tốt chất lƣợng KTNB đồng thời có sự điều chỉnh, bổ sung kế hoạch đã xây dựng nếu thấy cần thiết. Tạo điều kiện thuận lợi để lực lƣợng kiểm tra và đối tƣợng kiểm tra điều kiện chủ động, tự tin, tự giác trong các hoạt động kiểm tra nhằm khắc phục các biểu hiện tiêu cực trong hoạt động KTNB.

- Đánh giá kết quả quản lý hoạt động KTNB là giai đoạn cuối cùng của quản lý hoạt động kiểm tra, đây là đánh giá kết quả đạt đƣợc so với mục tiêu đặt ra từ trƣớc. Từ đó giúp cho nhà quản lý có các quyết định phù hợp với công tác kiểm tra.

1.4.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động KTNB ở trường THCS

1.4.3.1. Yếu tố chủ quan

- Nhận thức của đội ngũ giáo viên, CBQL, trong nhà trƣờng (chủ thể kiểm tra, đối tƣợng kiểm tra) đối với hoạt động kiểm tra nội bộ trƣờng học. Đây là yếu tố rất quan trọng, ảnh hƣởng đến chất lƣợng, hiệu quả quản lý hoạt động KTNB các trƣờng THCS.

- Phẩm chất, trình độ, năng lực của độ ngũ giáo viên, CBQL ở các trƣờng THCS có ảnh hƣởng trực tiếp đế chất lƣợng và hiệu quả quản lý hoạt động KTNB.

- Công tác lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp quản lý giáo dục, trực tiếp là Phòng giáo dục và đào tạo trong việc quan tâm chỉ đạo hoạt động KTNB thƣờng xuyên, kịp thời và có những biện pháp uốn nắn, khắc phục khách quan, trung thực góp phần nâng cao nhận thức, cách tổ chức thực hiện cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên ở các trƣờng THCS trong quá trình thực hiện quy chế chuyên môn, quy chế thi, kiểm tra đánh giá, quy chế chi tiêu nội bộ,... nêu cao vai trò tự chủ đối với các nhà trƣờng.

- Những điển hình tiên tiến trong quản lý, những kinh nghiệm quản lý ở các trƣờng THCS đạt chuẩn quốc gia; chất lƣợng giáo dục ở các trƣờng THCS, phẩm chất đạo dức của đội ngũ giáo viên, CBQL; điều kiện cơ sở vật chất, môi trƣờng sƣ phạm tác động đến hoạt động KTNB và quản lý hoạt động KTNB các nhà trƣờng.

1.4.3.2. Yếu tố khách quan

- Yêu cầu về đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ các yếu tố cơ bản của giáo dục, đào tạo theo hƣớng coi trọng phát triển phẩm chất, năng lực của ngƣời học theo tinh thần Nghị quyết 29/NQ-TW: đổi mới về nội dung chƣơng trình (dạy học theo chủ đề, dạy học tích hợp liên môn, đổi mới nội dung giáo dục theo hƣớng tinh giản, hiện đại, thiết thực, phù hợp với lứa tuổi, trình độ và ngành nghề; tăng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn, đa dạng hóa nội dung, tài liệu học tập, đáp ứng yêu cầu của các bậc học, các chƣơng trình

giáo dục, đào tạo và nhu cầu học tập suốt đời của mọi ngƣời); đổi mới phƣơng pháp dạy học (theo hƣớng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của ngƣời học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để ngƣời học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực), đổi mới hình thức dạy học (chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học), đổi mới kiểm tra đánh giá bảo đảm trung thực, khách quan (việc thi, kiểm tra và đánh giá kết quả giáo dục, đào tạo cần từng bƣớc theo các tiêu chí tiên tiến đƣợc xã hội và cộng đồng giáo dục thế giới tin cậy và công nhận. Phối hợp sử dụng kết quả đánh giá trong quá trình học với đánh giá cuối kỳ, cuối năm học; đánh giá của ngƣời dạy với tự đánh giá của ngƣời học; đánh giá của nhà trƣờng với đánh giá của gia đình và của xã hội). Những yêu cầu đổi mới này đòi hỏi phải có sự đổi mới mạnh mẽ của quản lý hoạt động NTNB trƣờng học.

- Các văn bản pháp quy đề cập đến hoạt động kiểm tra nội bộ trƣờng học hiện nay chƣa nhiều, đã lạc hậu; các văn bản chỉ đạo của cơ quan quản lý giáo dục các cấp liên quan đến hoạt động thanh tra, kiểm tra giáo dục mới chủ yếu tập trung đề cập đến các hoạt động thanh tra giáo dục vì vậy việc quản lý và chỉ đạo hoạt động kiểm tra nội bộ từ cơ quan quản lý giáo dục cấp trên tới các nhà trƣờng gặp những khó khăn nhất định.

- Nguồn lực phục vụ cho các hoạt động kiểm tra nội bộ trƣờng học còn rất hạn hẹp, nhất là nguồn kinh phí nên ảnh hƣởng không nhỏ đến việc tổ chức triển khai các hoạt động KTNB trong nhà trƣờng.

1.4.4. Tầm quan trọng của quản lý hoạt động KTNB ở trường THCS theo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động kiểm tra nội bộ ở các trường THCS huyện hưng hà, tỉnh thái bình theo yêu cầu đổi mới giáo dục​ (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)