Thực trạng quản lý hoạt động kiểm tra nội bộ ở các trƣờng THCS

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động kiểm tra nội bộ ở các trường THCS huyện hưng hà, tỉnh thái bình theo yêu cầu đổi mới giáo dục​ (Trang 54)

7. Kết cấu của luận văn

2.3. Thực trạng quản lý hoạt động kiểm tra nội bộ ở các trƣờng THCS

2.3.1. Thực trạng hoạt động kiểm tra nội bộ trường ở các THCS

2.3.1.1. Nhận thức của đội ngũ CBQL và Giáo viên về hoạt động kiểm tra nội bộ trường học

Nhận thức định hƣớng hành động, để có hành động đúng thì trƣớc hết phải có nhận thức đúng. Muốn hoạt động KTNB trƣờng học đạt đƣợc mục tiêu đã đề ra, trƣớc hết chủ thể kiểm tra phải nhận thức đúng, đầy đủ về chức năng, nhiệm vụ, tầm quan trọng của hoạt động KTNB trƣờng học. Tránh các khuynh hƣớng coi nhẹ hoạt động KTNB hoặc coi KTNB nhƣ một công cụ để răn đe, buộc đối tƣợng kiểm tra phải tuân thủ vô điều kiện các mệnh lệnh quản lý. Những quan điểm sai lầm, lệch lạc đó chính là nguyên nhân dẫn đến sự kém hiệu quả, đôi khi là phản tác dụng của hoạt động kiểm tra nội bộ trƣờng học.

Là ngƣời đã tham gia chỉ đạo hoạt động KTNB các trƣờng THCS trong huyện gần 10 năm (2005-2015), tác giả nhận thấy trong thực tiễn quản lý hoạt động KTNB các trƣờng THCS ở huyện Hƣng Hà, tỉnh Thái Bình vẫn còn tồn tại một bộ phận CBQL, giáo viên, nhân viên chƣa nhận thức rõ vai trò, chức năng, tầm quan trọng của kiểm tra nội bộ, hiểu kiểm tra nội bộ chỉ nhƣ một hoạt động phối hợp nằm trong biện pháp động viên thi đua, coi đó chỉ là biện pháp để đánh giá. Một số không ít còn cho rằng kiểm tra với mục đích để kỷ luật, do đó hạn chế hiệu lực của kiểm tra nội bộ trƣờng học đồng thời xuất hiện tƣ tƣởng chống đối của đối tƣợng kiểm tra khi tiếp nhận đối tƣợng kiểm tra (với các hình thức và mức độ khác nhau). Nhiều cán bộ quản lý chƣa nắm đƣợc chức năng cơ bản của quá trình quản lý nên chƣa nhận thức đúng chức năng kiểm tra, từ đó việc lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo thực hiện hoạt động kiểm tra chƣa nghiêm túc, việc kiểm tra chỉ mang tính đại khái, chung chung, hình thức, thậm chí còn biểu hiện tính quan liêu, xa vời, không sát thực tế. Do đó hoạt động kiểm tra chƣa trở thành công cụ sắc bén tăng cƣờng hiệu lực quản lý trƣờng học.

Giáo viên, học sinh chƣa có nhận thức đúng về hoạt động kiểm tra nên thƣờng có ý thức đối phó hoạt động kiểm tra của các cấp quản lý, chƣa biến các quá trình kiểm tra của các cấp quản lý thành quá trình tự kiểm tra của chính mình. Do đó hiệu quả kiểm tra đạt thấp.

Mặt khác do bệnh thành tích nên cả chủ thể quản lý và đối tƣợng bị quản lý trong quá trình kiểm tra thƣờng qua loa, việc xác định chuẩn và đánh giá đúng thực trạng so với chuẩn còn nhiều bất cập.

Để nắm rõ mức độ nhận thức của cán bộ giáo viên và nhân viên các trƣờng THCS ở huyện Hƣng Hà, tỉnh Thái Bình về hoạt động kiểm tra nội bộ trƣờng THCS, tác giả đã tiến hành khảo sát, lấy ý kiến của 125 ngƣời là cán bộ quản lý, tổ trƣởng chuyên môn, giáo viên, nhân viên các trƣờng THCS trong huyện Hƣng Hà để nắm bắt quan điểm của học về thẩm quyền, mục đích, đối tƣợng KTNB và nội dung KTNB trƣờng THCS. Kết quả khảo sát thể hiện ở bảng 2.6.

Bảng 2.6: Nhận thức của đội ngũ CBQL, Giáo viên về hoạt động kiểm tra nội bộ trƣờng học

TT Nội dung đồng ý Rất Đồng

ý

Không đồng ý

1

Cấp có thẩm quyền kiểm tra nội bộ trường học:

Hoạt động kiểm tra nội bộ thuộc thẩm quyền

của cơ quan thanh tra, kiểm tra Nhà nƣớc 20 19 86

Tỷ lệ (%) 16 15.2 68.8

Hoạt động kiểm tra nội bộ thuộc thẩm

quyền của Hiệu trƣởng 87 20 18

Tỷ lệ (%) 69.6 16 14.4

Hoạt động kiểm tra nội bộ thuộc thẩm

quyền của cơ quan QLGD cấp trên. 18 17 90

Tỷ lệ (%) 14.4 13.6 72

2

Mục đích của kiểm tra nội bộ trường học:

- Đánh giá đúng thực trạng, khắc phục tồn tại, hạn chế, khuyến khích các điểm mạnh, xử lý cần thiết để cải tiến tổ chức quản lý giúp nhà trƣờng nâng cao chất lƣợng giáo dục

-Phát huy nhân tố tích cực, phòng ngừa ngăn chặn các sai phạm, giúp đỡ đối tƣợng kiểm tra hoàn thành tốt nhiệm vụ đƣợc giao.

75 29 21

Tỷ lệ (%) 60 23.2 16.8

Phát hiện những vi phạm để xử lý kỷ luật. 14 30 81

Tỷ lệ (%) 11.2 24 64.8

Đánh giá xếp loại chuyên môn, nghiệp vụ giáo viên; Đánh giá xếp loại toàn diện giáo viên, học sinh trong năm học.

42 27 56

TT Nội dung đồng ý Rất Đồng ý

Không đồng ý

3

Đối tượng kiểm tra nội bộ:

Kiểm tra quản lý, sử dụng tài chính tài sản

của nhà trƣờng 27 25 73

Tỷ lệ (%) 21.6 20 58.4

Những đối tƣợng có biểu hiện vi phạm. 6 38 81

Tỷ lệ (%) 4.8 30.4 64.8

Kiểm tra chất lƣợng rèn luyện, học tập của

học sinh học sinh. 19 21 85

Tỷ lệ (%) 15.2 16.8 68

Hoạt động giáo dục của giáo viên và hoạt

động học tập của học sinh . 56 28 16

Tỷ lệ (%) 44.8 22.4 12.8

4

Nội dung kiểm tra nội bộ

Kiểm tra việc thực hiện chỉ tiêu về số lƣợng học sinh; số lƣợng, chất lƣợng phổ cập giáo dục ở từng khối lớp và toàn trƣờng.

73 52 0

Tỷ lệ (%) 58.4 41.6 0

Kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ của kế hoạch giáo dục.

-Kiểm tra việc thực hiện nội dung, chƣơng

trình dạy học và giáo dục. 71 52 2

Tỷ lệ (%) 56.8 41.6 1.6

- Kiểm tra chất lƣợng giáo dục toàn diện 78 47 0

Tỷ lệ (%) 62.4 37.6 0

Kiểm tra việc xây dựng đội ngũ

- Kiểm tra công tác quản lý của tổ

chuyên môn. 75 38 12

TT Nội dung đồng ý Rất Đồng ý

Không đồng ý

- Kiểm tra nề nếp sinh hoạt tổ, chế độ dự

giờ thăm lớp, hội giảng, chuyên đề. 81 32 12

Tỷ lệ (%) 64.8 25.6 9.6

- Kiểm tra việc thực hiện quy chế chuyên môn và công tác bồi dƣỡng và tự bồi dƣỡng về chuyên môn, nghiệp vụ.

88 28 9

Tỷ lệ (%) 70.4 22.4 7.2

- Kiểm tra HĐSP giáo viên 89 36 0

Tỷ lệ (%) 71.2 28.8 0

Kiểm tra việc xây dựng, sử dụng và bảo quản CSVC - TBDH.

- Kiểm tra việc đảm bảo tiêu chuẩn về phòng

học và các trang thiết bị trong phòng học. 47 64 14

Tỷ lệ (%) 37.6 51.2 11.2

- Kiểm tra cảnh quan sƣ phạm của trƣờng 47 69 9

Tỷ lệ (%) 37.6 55.2 7.2

-Kiểm tra việc sử dụng và bảo quản hợp lý

cơ sở vật chất, thiết bị dạy học 58 63 4

Tỷ lệ (%) 46.4 50.4 3.2

5

Công tác tự kiểm tra của hiệu trưởng

- Tự kiểm tra công tác xây dựng kế hoạch 81 44 0

Tỷ lệ (%) 64.8 35.2 0

- Tự kiểm tra công tác tổ chức, nhân sự

của đơn vị 68 51 6

Tỷ lệ (%) 54.4 40.8 4.8

- Tự kiểm tra công tác chỉ đạo việc triển khai thực hiện các nội dung quản lý trong nhà trƣờng

77 45 3

Tỷ lệ (%) 61.6 36 2.4

- Hiệu trƣởng tự kiểm tra, đánh giá: về nề lối làm việc, phong cách tổ chức và quản lý của.

68 48 9

Tỷ lệ (%) 54.4 38.4 7.2

Trên cơ sở phân tích cho thấy:

+ Về thẩm quyền kiểm tra nội bộ trƣờng học: Với tỷ lệ 85,6% số ngƣời xác định đúng, còn 14,4% số ngƣời chƣa xác định đúng thẩm quyền KTNB của Hiệu trƣởng đã cho thấy đa số cán bộ quản lý và giáo viên nắm rõ cơ cấu tổ chức bộ máy giáo dục trong nhà trƣờng, xác định đúng thẩm quyền KTNB trƣờng học thuộc về Hiệu trƣởng. Tuy vậy vẫn còn một bộ phận CBQL, giáo viên xác định sai thẩm quyền KTNB (cho rằng thẩm quyền này thuộc về cơ quan thanh tra nhà nƣớc hoặc cơ quan quản lý giáo dục cấp trên). Số đối tƣợng xác định chƣa đúng thẩm quyền KTNB phần lớn là giáo viên.

+ Về mục đích kiểm tra nội bộ trƣờng học có 60% số ngƣời đƣợc hỏi xác định đúng mục đích của kiểm tra nội bộ; số đối tƣợng còn lại xác định chƣa đầy đủ, phiến diện mục đích KTNB (cho rằng KTNB chủ yếu nhằm chỉ để hoàn thành qui định số lƣợng giáo viên phải kiểm tra trong một năm học để đánh giá xếp loại thi đua trong năm học đó; hoặc cho rằng mục đích của KTNB là nhằm phát hiện, kết luận, xử lý kỷ luật ngƣời vi phạm qui chế chuyên môn). Chính nhận thức chƣa đúng về mục đích KTNB của CBQL dẫn đến việc tổ chức triển khai hoạt động KTNB thiếu tính toàn diện, nhận thức chƣa đúng của đối tƣợng kiểm tra về mục đích KTNB sẽ dẫn đến tình trạng hiểu sai tính chất của các cuộc kiểm tra từ đó dẫn đến thái độ không tự giác, đối phó khi tiếp nhận các quyết định kiểm tra.

+ Về đối tƣợng kiểm tra nội bộ: 44,6% số ngƣời đƣợc hỏi xác định đầy đủ đối tƣợng KTNB, còn 4,8% số ngƣời đƣợc hỏi đối tƣợng KTNB là những những đối tƣợng có biểu hiện vi phạm quy chế chuyên môn hoặc các quy định khác của cơ quan; một số khác xác định đối tƣợng chƣa đầy đủ. Việc quan niệm chỉ những đối tƣợng có biểu hiện vi phạm mới là đối tƣợng của kiểm tra là điều rất nguy hiểm vì nó tạo cho đối tƣợng kiểm tra quan niệm mình đang thuộc diện có biểu hiện vi phạm trong đơn vị nên mới bị kiểm tra, từ đó tiếp nhận các nội dung kiểm tra với thái độ thiếu hợp tác, đôi khi có những phản ứng tiêu cực, ảnh hƣởng xấu đến kết quả kiểm tra.

+ Về nội dung kiểm tra nội bộ trƣờng học: trên 90% số ngƣời đƣợc hỏi đều cơ bản nắm vững các nội dung của kiểm tra nội bộ, dù ở mức độ quan trọng khác nhau nhƣng đại đa số CBQL và giáo viên đều cho rằng công tác KTBB cần phải tiến hành một cách toàn diện trên cả 5 mặt hoạt động: Thực hiện kế hoạch phát triển giáo dục và phổ cập GDTHCS; quản lý và nâng cao chất lƣợng đội ngũ; chất lƣợng giảng day, giáo dục của giáo viên, chất lƣợng học tập của học sinh là kết quả thực hiện các nhiệm vụ giáo dục khác trong nhà trƣờng, qua đó cho thấy phần lớn CBQL, giáo viên đã nhận thức đúng đƣợc mỗi quan hệ mật thiết của các hoạt động quản lý trong nhà trƣờng nhằm mục tiêu hƣớng tới mục tiêu giáo dục của nhà trƣờng. Bên cạnh đó cũng còn một số ít CBQL, giáo viên cho rằng một số nội dung kiểm tra là không quan trọng, điều này cho thấy nhận thức của một số CBQL, giáo viên về vai trò, tầm quan trọng của các hoạt động này trong nhà trƣờng chƣa đầy đủ, tình trạng này dẫn đến việc thực hiện các nội dung này nặng tính hình thức, không có tác dụng thiết thực trong việc nâng cao chất lƣợng giáo dục trong nhà trƣờng vì vậy trong hoạt động KTNB không cần thiết phải thực hiện các nội dung kiểm tra này.

+ Thông qua tập hợp báo cáo hàng năm của phòng Giáo dục và đào tạo cũng nhƣ qua kiểm tra hệ thống hồ sơ KTNB của các trƣờng THCS trong huyện cho thấy, hiệu trƣởng các trƣờng chủ yếu tập trung kiểm tra hoạt động sƣ phạm nhà giáo, kiểm tra việc thực hiện quy chế chuyên môn của cán bộ, giáo viên, nhân viên, việc tổ chức các hoạt động chuyên môn của các tổ chuyên môn, việc quản lý, sử dụng, bảo quản tài chính, tài sản, CSVC và thiết bị dạy học. Tuy nhiên Hiệu trƣởng chƣa chú trọng việc tự kiểm tra của công tác quản lý để tự đánh giá chất lƣợng, hiệu quả quản lý nhắm điều chỉnh hoạt động quản lý của chính hiệu trƣởng.

Những nhận thức chƣa đầy đủ kể trên của một số CBQL, giáo viên các trƣờng THCS trong huyện Hƣng Hà có nguyên nhân trƣớc hết từ nhận thức hạn chế về hoạt động KTNB của chính các chủ thể quản lý hoạt động KTNB. Nhận thức chƣa đúng của Hiệu trƣởng dẫn đến việc triển khai tổ chức thực hiện công tác KTNC không đảm bảo tính toàn diện, một số mặt hoạt động bị coi nhẹ yêu cầu kiểm tra, đánh giá. Từ đó kéo theo nhận thức không đúng về KTNB của đội ngũ giáo viên trong nhà trƣờng. Mặt khác công tác tuyên truyền, giáo dục, bồi dƣỡng về hoạt động KTNB và chuyên môn nghiệp vụ của công tác KTNB từ cơ quan quản lý các cấp đến các cơ sở giáo dục chƣa thƣờng xuyên, đầy đủ.

2.3.1.2. Nghiệp vụ của đội ngũ làm nhiệm vụ kiểm tra nội bộ ở các trường THCS

Bảng 2.7: Phẩm chất, trình độ, năng lực của đội ngũ thực hiện nhiệm vụ KTNB TT Nội dung Rất tốt Tỷ lệ (%) Tốt Tỷ lệ (%) Chƣa tốt Tỷ lệ (%) 1 Phẩm chất đạo đức 98 78.4 27 21.6 0 0 2 Trình độ chuyên môn 98 78.4 27 21.6 0 0

3 Năng lực kiểm tra 42 33.6 37 29.6 21 16.8

(Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả)

Bảng thống kê khảo sát trên cho thấy 100% cán bộ, giáo viên làm nhiệm vụ KTNB trƣờng học đƣợc đánh giá có phẩm chất chính trị tốt, chuyên môn vững vàng (tuyệt đại đa số giáo viên đƣợc lựa chọn làm nhiệm vụ KTNB trƣờng học đều có trình độ chuyên môn trên chuẩn, đều đã đƣợc công nhận là giáo viên dạy giỏi từ cấp huyện trở lên, có kinh nghiệm, thâm niên trong giảng dạy). Tuy nhiên phẩm chất chính trị, trình độ chuyên môn không tỷ lệ với trình độ nghiệp vụ kiểm tra. Một giáo viên có thể dạy rất giỏi nhƣng khi đi dự giờ, kiểm tra chuyên môn của một giáo viên khác thì lại lúng túng trong việc đánh giá, nhất là tƣ vấn, thúc đẩy cho đối tƣợng đƣợc kiểm tra trong và sau quá trình kiểm tra. Kết quả khảo sát trên đã cho thấy điều này, có tới trên 16,8% số ngƣời đƣợc hỏi khẳng định nghiệp vụ của những ngƣời làm nhiệm vụ KTNB ở nhà trƣờng chƣa tốt.

Hiện nay các trƣờng THCS huyện Hƣng Hà, tỉnh Thái Bình đều thành lập tổ kiểm tra nội bộ với nhiệm vụ thực hiện các hoạt động KTNB nhà trƣờng theo mục đích, yêu cầu và các nội dung của KTNB trƣờng THCS. Lực lƣợng làm nhiệm vụ KTNB các trƣờng chủ yếu đƣợc lựa chọn từ các giáo viên có trình độ chuyên môn vững trong trƣờng, các bộ phận chuyên môn khác: tài chính, thƣ viện, đoàn đội,… Tuy nhiên về nghiệp vụ kiểm tra thì hầu hết, họ chƣa chƣa đƣợc tham gia các khóa tập huấn, bồi dƣỡng bài bản chuyên môn nghiệp vụ kiểm tra, do đó trong qua trình thực hiện các nhiệm vụ kiểm tra họ còn gặp rất nhiều khó khăn, từ việc thực hiện quy trình, cách thức kiểm tra, các nội dung cần đánh giá đến các nội dung cần tƣ vấn thúc đẩy. Chính vì vậy nên khi đƣợc giao nhiệm vụ kiểm tra, họ chủ yếu chỉ chú trọng đến việc dự giờ và kiểm tra hồ sơ chuyên môn của giáo viên (cách đánh giá giờ dạy và việc thực hiện quy chế chuyên môn cơ cơ bản đã đƣợc lƣợng hóa bằng các phiếu đánh giá với hệ thống các tiêu chí cụ thể, chi tiết - do Bộ GD-ĐT ban hành). Việc chƣa đƣợc tiếp cận và bồi dƣỡng một cách bài bản nghiệp vụ kiểm tra nên họ chƣa nắm đƣợc những phƣơng pháp, biện pháp kỹ thuật nghiệp vụ mang tính chất khoa học để xem xét, đánh giá xem đối tƣợng đƣợc kiểm tra có hoạt động theo đúng mục tiêu và kế hoạch đã đề ra hay không để đƣa ra các biện pháp uốn nắn, tƣ vấn cần thiết; chƣa có kỹ năng kiểm tra theo mục tiêu, kế hoạch và hệ thống.

Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, còn nảy sinh tình trạng xuê xoa, cả nể, rút kinh nghiệm chung chung do ngại va chạm; khâu đánh giá trong kiểm tra cũng bị xem nhẹ: việc xác định chuẩn chƣa đúng (thƣờng là hạ thấp chuẩn); việc so sánh thực trạng với chuẩn còn nhiều bất cập. Nội dung tƣ vấn, thúc đẩy cho đối tƣợng đƣợc kiểm tra còn hạn chế.

Điều này đƣợc thể hiện cụ thể ở kết quả so sánh việc đánh giá, xếp loại kiểm tra hoạt động sƣ phạm giáo viên do Phòng giáo dục và đào tạo đánh giá và nhà trƣờng đánh giá (Bảng 2.8)

Bảng 2.8. Bảng so sánh kết quả kiểm tra hoạt động sƣ phạm của GV cấp THCS

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động kiểm tra nội bộ ở các trường THCS huyện hưng hà, tỉnh thái bình theo yêu cầu đổi mới giáo dục​ (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)