7. Kết cấu của luận văn
2.2.1. Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên
Bảng 2.1: Thống kê số lƣợng và trình độ chuyên môn của đội ngũ giáo viên trƣờng THCS
Năm học
Tổng số GV
Cân đối Trình độ chuyên môn
Thừa BC
Thiếu BC
Trên
đại học Đại học Cao đẳng Khác
Số lƣợng % Số lƣợng % Số lƣợng % Số lƣợng % 2011-2012 780 50 32 0 0 355 45.51 425 54.49 0 0 2012-2013 797 46 28 0 0 399 50.06 398 49.94 0 0 2013-2014 803 42 24 0 0 435 54.17 368 45.83 0 0
(Nguồn: Phòng GD&ĐT Hưng Hà)
- Về đội ngũ giáo viên: Đội ngũ giáo viên trƣờng THCS cơ bản đủ về số lƣợng, có trình độ chuyên môn đào tạo tốt (100% giáo viên có trình độ chuyên môn đạt chuẩn trở lên, giáo viên có trình độ chuyên môn trên chuẩn tăng nhanh qua từng năm học (từ 45,51% năm học 2011 - 2012 lên đến 54,7% năm học 2013-2014). Đại đa số giáo viên đƣợc đào tạo từ hệ cao đẳng chính quy, học tiếp lên đại học chuyên tu hoặc tại chức).
Tổng số giáo viên đủ theo định biên nhƣng cơ cấu giáo viên chƣa hợp lý, toàn huyện thừa giáo viên dạy môn toán, ngữ văn, thiếu giáo viên ở bộ môn sinh học, địa lý, công nghệ, giáo dục công dân từ đó dẫn đến tình trạng dạy chéo chuyên môn đào tạo làm ảnh hƣởng đến chất lƣợng dạy học của mỗi nhà trƣờng. Trình độ chuyên môn của đội ngũ chƣa đồng đều, chƣa thực sự mạnh, nghiệp vụ của 1 bộ phận giáo viên chƣa tƣơng xứng với trình độ đào tạo.
- Thực trạng về đội ngũ CBQL: Trên địa bàn huyện Hƣng Hà hiện có 34 trƣờng THCS đƣợc phân bố tại 35 xã, thị trấn, tất cả các trƣờng đều là trƣờng hạng 2, hạng 3 theo quy định xếp hạng trƣờng của thông tƣ 35/2006/TTLT- BGDĐT-BNV ngày 23 tháng 8 năm 2006 của liên Bộ GD&ĐT và Nội vụ. Số lƣợng, cơ cấu độ tuổi, trình độ chuyên môn của đội ngũ CBQL đƣợc thống kê qua bảng 2.2.
Bảng 2.2: Thống kê đội ngũ CBQL trƣờng THCS năm học 2013-2014
SL Nữ
Độ tuổi Thâm niên quản lý (năm) Trình độ
chuyên môn Đảng viên
30 40 50 <5 5 10 20 CĐ ĐH Trên ĐH HT 34 8 3 14 17 3 7 12 12 0 33 1 34 HP 47 17 14 28 5 22 16 7 2 8 39 0 47 Tổng cộng 81 25 17 42 22 25 23 19 14 8 72 1 81 Tỷ lệ (%) 30.86 20.99 51.85 27.16 30.86 28.40 23.46 17.28 9.88 88.89 1.23 100
(Nguồn: Phòng GD&ĐT Hưng Hà)
Phần lớn CBQL các trƣờng THCS có độ tuổi trên 40 và thâm niên quản lý trên 5 năm, có hiểu biết, từng trải, có kinh nghiệm trong chuyên môn, trong quản lý, đây là một điểm mạnh của đội ngũ CBQL. CBQL có trình độ chuyên môn trên chuẩn đạt 90,12%, trong đó trình độ đại học 88,89%, trình độ trên đại học 1,23%. 100% CBQL đƣợc qua đào tạo lớp bồi dƣỡng công tác quản lý, trung cấp chính trị. 100% CBQL đều là đảng viên, Hiệu trƣởng đều là bí thƣ hoặc phó bí thƣ chi bộ mỗi Nhà trƣờng, đây là những điều kiện rất thuận lợi trong công tác quản lý, chỉ đạo HĐCM, hoạt động giáo dục tại mỗi cơ sở.
Hạn chế: nhiều CBQL tuổi cao (trên 50), hạn chế về sức khỏe, hạn chế về sự nhạy bén trong đổi mới quản lý nhà trƣờng, còn có hiệu trƣởng có biểu hiện chủ nghĩa kinh nghiệm trong quản lý.
- Khảo sát phẩm chất đạo đức, năng lực quản lý, kinh nghiệm quản lý của đội ngũ CBQL ở các trƣờng THCS. Để xác định phẩm chất đạo đức, năng lực quản lý và kinh nghiệm quản lý của đội ngũ CBQL các trƣờng THCS ở huyện Hƣng Hà, tỉnh Thái Bình, tác giả đã tiến hành khảo sát, lấy ý kiến của 125 ngƣời là CBQL, tổ trƣởng chuyên môn, giáo viên, các trƣờng THCS trong huyện Hƣng Hà. Kết quả khảo sát thể hiện ở bảng 2.3.
Bảng 2.3. Khảo sát phẩm chất đạo đức, năng lực quản lý, kinh nghiệm quản lý của đội ngũ CBQL
TT Nội dung Mức độ đánh giá Rất tốt Tốt Chƣa tốt SL % SL % SL % 1 Phẩm chất đạo đức 85 68 38 30.4 2 1.8 2 Năng lực quản lý 78 62.4 38 30.4 9 7.2
3 Kinh nghiệm quản lý 75 60 43 34,4 7 5.6
(Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả)
Đội ngũ CBQL cơ bản có phẩm chất chính trị, đạo đức vững vàng, gƣơng mẫu chấp hành nghiêp túc chủ trƣơng chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nƣớc. 100% CBQL đã kinh qua lớp bồi dƣỡng nghiệp vụ quản lý giáo dục, số năm làm nhiệm vụ quản lý bình quân trên 5 năm nên đã có những tích lũy nhất định về kinh nghiệm quản lý; năng lực quản lý khá tốt, cơ bản đáp ứng đƣợc yêu cầu về đổi mới quản lý giáo dục hiện nay.
Một số CBQL mới đƣợc bổ nhiệm, thời gian làm QL còn ít, năng lực quản lý còn hạn chế (còn 7,2% số ngƣời đƣợc hỏi đánh giá năng lực đội ngũ CBQL ở các trƣờng THCS còn chƣa tốt) và kinh nghiệm quản lý chƣa phong phú nhất là kinh nghiệm trong việc phát hiện và giải quyết các tình huống có vấn đề trong lĩnh vực quản lý nhà trƣờng (có 5,6% số ngƣời đƣợc hỏi ý kiến đánh giá kinh nghiệm quản lý của đội ngũ CBQL chƣa tốt
2.2.2. Chất lượng giáo dục THCS
2.2.2.1. Chất lượng giáo dục văn hóa của học sinh
Bảng 2.4. Thống kê chất lƣợng giáo dục văn hóa của học sinh Năm học Số HS Kết quả xếp loại học lực (%)
G K Tb Yếu
2011-2012 13717 15.98 45.81 32.64 5.57
2012-2013 13531 21.70 45.30 29.43 3.57
2013-2014 13291 23.26 43.92 18.95 5.47
(Nguồn: Phòng GD&ĐT Hưng Hà)
Chất lƣợng giáo dục toàn diện ổn định: Tỉ lệ học sinh xếp loại học lực Khá, Giỏi cao, đều ở các môn; tỉ lệ học sinh xếp loại học lực TB, Yếu giảm, đặc biệt tỉ lệ học sinh xếp loại Yếu chỉ còn dƣới 6%; tỉ lệ học sinh tốt nghiệp THCS đạt trên 99%; Chất lƣợng thi vào trung học phổ thông của Hƣng Hà năm 2014 xếp thứ 3/8 huyện, thành phố của tỉnh; bình quân 4 năm, từ năm học 2010-2011 đến năm học 2013-2104 có 89,7% số học sinh tốt nghiệp THCS vào học trung học phổ thông và bổ túc trung học phổ thông, tăng 11,7% so với bình quân giai đoạn 2005-2010. Mũi nhọn học sinh giỏi có nhiều tiến bộ: trong năm học 2013-2014 có 04 học sinh đạt giải quốc gia tiếng Anh qua mạng; cuộc thi Toán qua mạng, tiếng Anh qua mạng xếp thứ 3/8 huyện thành phố; có 03 dự án đạt giải tại cuộc thi Sáng tạo KHKT cấp tỉnh; có 04 dự án đạt giải trong cuộc thi Vận dựng kiến thức liên môn để giải quyết tình huống thực tiễn cấp tỉnh và đƣợc chọn tham gia vòng thi cấp quốc gia. Trong kì thi học sinh lớp 9 cấp tỉnh có 57 em đạt giải, trong đó 01 giải nhất, 07 giải nhì, 29 giải ba, 20 giải khuyến khích. Đặc biệt, trong năm học 2013-2014, em Nguyễn Thế Hoàn, cựu học sinh trƣờng THCS Lê Danh Phƣơng đã đạt huy chƣơng vàng kì thi Olympic Toán quốc tế 2014 tổ chức tại Nam Phi.
2.2.2.2. Chất lượng giáo dục đạo đức của học sinh
Bảng 2.5. Thống kê chất lƣợng giáo dục đạo đức của học sinh Năm học Số HS Kết quả xếp loại hạnh kiểm (%)
T K Tb - yếu
2011-2012 13717 76.80 18.88 4.32
2012-2013 13531 80.00 16.10 3.90
2013-2014 13291 79.52 17.21 3.26
(Nguồn: Phòng GD&ĐT Hưng Hà)
Công tác giáo dục đạo đức cho học sinh tiếp tục đƣợc các trƣờng quan tâm chỉ đạo. Kết thúc năm học, tỷ lệ học sinh xếp loại hạnh kiểm Tốt đạt 79,52%, HS có hạnh kiểm trung bình, yếu còn 3,26%, giảm 0,64% so với năm học trƣớc. Phần lớn học sinh THCS chăm ngoan, tích cực học tập, tu dƣỡng, không mắc các tệ nạn xã hội.
Thi đua năm học 2013-2014, cấp THCS huyện Hƣng Hà đƣợc xếp thứ 3/8 huyện, thành phố.
2.3. Thực trạng quản lý hoạt động kiểm tra nội bộ ở các trƣờng THCS
2.3.1. Thực trạng hoạt động kiểm tra nội bộ trường ở các THCS
2.3.1.1. Nhận thức của đội ngũ CBQL và Giáo viên về hoạt động kiểm tra nội bộ trường học
Nhận thức định hƣớng hành động, để có hành động đúng thì trƣớc hết phải có nhận thức đúng. Muốn hoạt động KTNB trƣờng học đạt đƣợc mục tiêu đã đề ra, trƣớc hết chủ thể kiểm tra phải nhận thức đúng, đầy đủ về chức năng, nhiệm vụ, tầm quan trọng của hoạt động KTNB trƣờng học. Tránh các khuynh hƣớng coi nhẹ hoạt động KTNB hoặc coi KTNB nhƣ một công cụ để răn đe, buộc đối tƣợng kiểm tra phải tuân thủ vô điều kiện các mệnh lệnh quản lý. Những quan điểm sai lầm, lệch lạc đó chính là nguyên nhân dẫn đến sự kém hiệu quả, đôi khi là phản tác dụng của hoạt động kiểm tra nội bộ trƣờng học.
Là ngƣời đã tham gia chỉ đạo hoạt động KTNB các trƣờng THCS trong huyện gần 10 năm (2005-2015), tác giả nhận thấy trong thực tiễn quản lý hoạt động KTNB các trƣờng THCS ở huyện Hƣng Hà, tỉnh Thái Bình vẫn còn tồn tại một bộ phận CBQL, giáo viên, nhân viên chƣa nhận thức rõ vai trò, chức năng, tầm quan trọng của kiểm tra nội bộ, hiểu kiểm tra nội bộ chỉ nhƣ một hoạt động phối hợp nằm trong biện pháp động viên thi đua, coi đó chỉ là biện pháp để đánh giá. Một số không ít còn cho rằng kiểm tra với mục đích để kỷ luật, do đó hạn chế hiệu lực của kiểm tra nội bộ trƣờng học đồng thời xuất hiện tƣ tƣởng chống đối của đối tƣợng kiểm tra khi tiếp nhận đối tƣợng kiểm tra (với các hình thức và mức độ khác nhau). Nhiều cán bộ quản lý chƣa nắm đƣợc chức năng cơ bản của quá trình quản lý nên chƣa nhận thức đúng chức năng kiểm tra, từ đó việc lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo thực hiện hoạt động kiểm tra chƣa nghiêm túc, việc kiểm tra chỉ mang tính đại khái, chung chung, hình thức, thậm chí còn biểu hiện tính quan liêu, xa vời, không sát thực tế. Do đó hoạt động kiểm tra chƣa trở thành công cụ sắc bén tăng cƣờng hiệu lực quản lý trƣờng học.
Giáo viên, học sinh chƣa có nhận thức đúng về hoạt động kiểm tra nên thƣờng có ý thức đối phó hoạt động kiểm tra của các cấp quản lý, chƣa biến các quá trình kiểm tra của các cấp quản lý thành quá trình tự kiểm tra của chính mình. Do đó hiệu quả kiểm tra đạt thấp.
Mặt khác do bệnh thành tích nên cả chủ thể quản lý và đối tƣợng bị quản lý trong quá trình kiểm tra thƣờng qua loa, việc xác định chuẩn và đánh giá đúng thực trạng so với chuẩn còn nhiều bất cập.
Để nắm rõ mức độ nhận thức của cán bộ giáo viên và nhân viên các trƣờng THCS ở huyện Hƣng Hà, tỉnh Thái Bình về hoạt động kiểm tra nội bộ trƣờng THCS, tác giả đã tiến hành khảo sát, lấy ý kiến của 125 ngƣời là cán bộ quản lý, tổ trƣởng chuyên môn, giáo viên, nhân viên các trƣờng THCS trong huyện Hƣng Hà để nắm bắt quan điểm của học về thẩm quyền, mục đích, đối tƣợng KTNB và nội dung KTNB trƣờng THCS. Kết quả khảo sát thể hiện ở bảng 2.6.
Bảng 2.6: Nhận thức của đội ngũ CBQL, Giáo viên về hoạt động kiểm tra nội bộ trƣờng học
TT Nội dung đồng ý Rất Đồng
ý
Không đồng ý
1
Cấp có thẩm quyền kiểm tra nội bộ trường học:
Hoạt động kiểm tra nội bộ thuộc thẩm quyền
của cơ quan thanh tra, kiểm tra Nhà nƣớc 20 19 86
Tỷ lệ (%) 16 15.2 68.8
Hoạt động kiểm tra nội bộ thuộc thẩm
quyền của Hiệu trƣởng 87 20 18
Tỷ lệ (%) 69.6 16 14.4
Hoạt động kiểm tra nội bộ thuộc thẩm
quyền của cơ quan QLGD cấp trên. 18 17 90
Tỷ lệ (%) 14.4 13.6 72
2
Mục đích của kiểm tra nội bộ trường học:
- Đánh giá đúng thực trạng, khắc phục tồn tại, hạn chế, khuyến khích các điểm mạnh, xử lý cần thiết để cải tiến tổ chức quản lý giúp nhà trƣờng nâng cao chất lƣợng giáo dục
-Phát huy nhân tố tích cực, phòng ngừa ngăn chặn các sai phạm, giúp đỡ đối tƣợng kiểm tra hoàn thành tốt nhiệm vụ đƣợc giao.
75 29 21
Tỷ lệ (%) 60 23.2 16.8
Phát hiện những vi phạm để xử lý kỷ luật. 14 30 81
Tỷ lệ (%) 11.2 24 64.8
Đánh giá xếp loại chuyên môn, nghiệp vụ giáo viên; Đánh giá xếp loại toàn diện giáo viên, học sinh trong năm học.
42 27 56
TT Nội dung đồng ý Rất Đồng ý
Không đồng ý
3
Đối tượng kiểm tra nội bộ:
Kiểm tra quản lý, sử dụng tài chính tài sản
của nhà trƣờng 27 25 73
Tỷ lệ (%) 21.6 20 58.4
Những đối tƣợng có biểu hiện vi phạm. 6 38 81
Tỷ lệ (%) 4.8 30.4 64.8
Kiểm tra chất lƣợng rèn luyện, học tập của
học sinh học sinh. 19 21 85
Tỷ lệ (%) 15.2 16.8 68
Hoạt động giáo dục của giáo viên và hoạt
động học tập của học sinh . 56 28 16
Tỷ lệ (%) 44.8 22.4 12.8
4
Nội dung kiểm tra nội bộ
Kiểm tra việc thực hiện chỉ tiêu về số lƣợng học sinh; số lƣợng, chất lƣợng phổ cập giáo dục ở từng khối lớp và toàn trƣờng.
73 52 0
Tỷ lệ (%) 58.4 41.6 0
Kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ của kế hoạch giáo dục.
-Kiểm tra việc thực hiện nội dung, chƣơng
trình dạy học và giáo dục. 71 52 2
Tỷ lệ (%) 56.8 41.6 1.6
- Kiểm tra chất lƣợng giáo dục toàn diện 78 47 0
Tỷ lệ (%) 62.4 37.6 0
Kiểm tra việc xây dựng đội ngũ
- Kiểm tra công tác quản lý của tổ
chuyên môn. 75 38 12
TT Nội dung đồng ý Rất Đồng ý
Không đồng ý
- Kiểm tra nề nếp sinh hoạt tổ, chế độ dự
giờ thăm lớp, hội giảng, chuyên đề. 81 32 12
Tỷ lệ (%) 64.8 25.6 9.6
- Kiểm tra việc thực hiện quy chế chuyên môn và công tác bồi dƣỡng và tự bồi dƣỡng về chuyên môn, nghiệp vụ.
88 28 9
Tỷ lệ (%) 70.4 22.4 7.2
- Kiểm tra HĐSP giáo viên 89 36 0
Tỷ lệ (%) 71.2 28.8 0
Kiểm tra việc xây dựng, sử dụng và bảo quản CSVC - TBDH.
- Kiểm tra việc đảm bảo tiêu chuẩn về phòng
học và các trang thiết bị trong phòng học. 47 64 14
Tỷ lệ (%) 37.6 51.2 11.2
- Kiểm tra cảnh quan sƣ phạm của trƣờng 47 69 9
Tỷ lệ (%) 37.6 55.2 7.2
-Kiểm tra việc sử dụng và bảo quản hợp lý
cơ sở vật chất, thiết bị dạy học 58 63 4
Tỷ lệ (%) 46.4 50.4 3.2
5
Công tác tự kiểm tra của hiệu trưởng
- Tự kiểm tra công tác xây dựng kế hoạch 81 44 0
Tỷ lệ (%) 64.8 35.2 0
- Tự kiểm tra công tác tổ chức, nhân sự
của đơn vị 68 51 6
Tỷ lệ (%) 54.4 40.8 4.8
- Tự kiểm tra công tác chỉ đạo việc triển khai thực hiện các nội dung quản lý trong nhà trƣờng
77 45 3
Tỷ lệ (%) 61.6 36 2.4
- Hiệu trƣởng tự kiểm tra, đánh giá: về nề lối làm việc, phong cách tổ chức và quản lý của.
68 48 9
Tỷ lệ (%) 54.4 38.4 7.2
Trên cơ sở phân tích cho thấy:
+ Về thẩm quyền kiểm tra nội bộ trƣờng học: Với tỷ lệ 85,6% số ngƣời xác định đúng, còn 14,4% số ngƣời chƣa xác định đúng thẩm quyền KTNB của Hiệu trƣởng đã cho thấy đa số cán bộ quản lý và giáo viên nắm rõ cơ cấu tổ chức bộ máy giáo dục trong nhà trƣờng, xác định đúng thẩm quyền KTNB trƣờng học thuộc về Hiệu trƣởng. Tuy vậy vẫn còn một bộ phận CBQL, giáo viên xác định sai thẩm quyền KTNB (cho rằng thẩm quyền này thuộc về cơ quan thanh tra nhà nƣớc hoặc cơ quan quản lý giáo dục cấp trên). Số đối tƣợng xác định chƣa đúng thẩm quyền KTNB phần lớn là giáo viên.
+ Về mục đích kiểm tra nội bộ trƣờng học có 60% số ngƣời đƣợc hỏi xác định đúng mục đích của kiểm tra nội bộ; số đối tƣợng còn lại xác định chƣa đầy đủ, phiến diện mục đích KTNB (cho rằng KTNB chủ yếu nhằm chỉ để hoàn thành qui định số lƣợng giáo viên phải kiểm tra trong một năm học để đánh giá xếp loại thi đua trong năm học đó; hoặc cho rằng mục đích của KTNB là nhằm