Về văn hóa Giáo dục

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động kiểm tra nội bộ ở các trường THCS huyện hưng hà, tỉnh thái bình theo yêu cầu đổi mới giáo dục​ (Trang 48 - 50)

7. Kết cấu của luận văn

2.1.2. Về văn hóa Giáo dục

Hƣng Hà là huyện có bề dày truyền thống văn hoá, văn hiến, yêu nƣớc và cách mạng, trong nhiều năm qua những truyền thống đó luôn đƣợc khai thác và phát huy. Hệ thống các thiết chế văn hoá trong toàn huyện đƣợc xây dựng và ngày càng hoàn thiện, đáp ứng nhu cầu hƣởng thụ văn hóa tinh thần của nhân dân: Toàn huyện có 35/35 xã, thị trấn có nhà văn hoá, 234 nhà văn hoá thôn làng, trên 400 câu lạc bộ văn hóa, văn nghệ, TDTT các loại, gần 300 tổ nhóm văn nghệ.

Phong trào xây dựng đời sống văn hoá ở Hƣng Hà phát triển khá vững chắc, đƣợc các tầng lớp nhân dân hƣởng ứng, trở thành phong trào sâu rộng trong huyện. Hết năm 2013 toàn huyện có 78 thôn làng, 64 cơ quan đơn vị với 253 lƣợt đƣợc công nhận đơn vị văn hoá. Hàng năm có từ 65-70% số hộ trong huyện đạt tiêu chuẩn gia đình văn hoá, hàng trăm dòng họ có từ đƣờng, xây dựng đƣợc quy ƣớc và công nhận là dòng họ văn hoá.

Hƣng Hà là địa phƣơng có nền giáo dục khá phát triển, nơi đây có truyền thống văn hiến, truyền thống hiếu học. Thời phong kiến trong tổng số 111 vị đại khoa của Thái Bình thì Hƣng Hà có 21 ngƣời chiếm 18,92% của tỉnh. Đặc biệt trong đó có 2 ngƣời đỗ đầu 3 kỳ thi (thi Hƣơng, thi Hội, thi Đình) thì đều ở Hƣng Hà đó là Tam nguyên Trạng nguyên Phạm Đôn Lễ quê ở làng Hải Triều xã Tân Lễ, Tam nguyên Bảng nhãn Lê Quý Đôn quê ở làng Phú Hiếu xã Độc Lập. Truyền thống hiếu học của ngƣời dân Hƣng Hà xƣa thể hiện khá rõ nét không chỉ ở việc học hành khoa cử mà cón ở việc quan tâm của xã hội tới việc học, nhiều ngƣời nhờ có học mà thành danh.

Quy mô, mạng lƣới trƣờng học: Toàn huyện có 36 trƣờng mầm non, 38 trƣờng Tiểu học, 34 trƣờng THCS, 5 trƣờng PTTH, 1 trung tâm GDTX và hƣớng nghiệp, 1 trung tâm dạy nghề, 35 trung tâm học tập cộng đồng. Mầm non có 216 nhóm trẻ với 4.075 cháu và 320 lớp mẫu giáo với 10.018 cháu; Tiểu học có 630 lớp với 18.443 học sinh; THCS có 419 lớp 13.680 học sinh;

có 183.280 lƣợt học viên tham gia học tập tại Trung tâm học tập cộng đồng. Tỉ lệ huy động trẻ ra lớp ở Nhà trẻ đạt 60,5%, Mẫu giáo là 99,6%; cấp Tiểu học đảm bảo 100% số trẻ trong độ tuổi đƣợc đến trƣờng, không có học sinh bỏ học. Tỉ lệ huy động trẻ 5 tuổi học Mẫu giáo, 6 tuổi vào lớp 1, hoàn thành chƣơng trình Tiểu học vào lớp 6 luôn đạt 100%. Huyện hƣng Hà đã đạt PCGD mầm non cho trẻ em 5 tuổi năm 2012; đạt PCGD tiểu học đúng độ tuổi mức độ 2 năm 2012; đạt phổ cập giáo dục THCS năm 2001.

Cơ sở vật chất: Đến nay, hầu hết các trƣờng học trong huyện đã có nhà học cao tầng, kiên cố, theo hƣớng chuẩn hoá; 90% số trƣờng Tiểu học có đủ số phòng học phục vụ dạy học 10 buổi/tuần. Tỉ lệ phòng học kiên cố tăng, trong 4 năm qua đã có 27 đơn nguyên cao tầng đƣợc xây mới và đƣa vào sử dụng. Bên cạnh việc đầu tƣ xây dụng phòng học, các trƣờng trong huyện cùng với sự hỗ trợ từ các chƣơng trình mục tiêu cũng đã mua sắm đƣợc số lƣợng lớn các trang thiết bị phục vụ cho hoạt động dạy và học. Tính đến hết năm 2014, 100% các trƣờng đều có máy vi tính phục vụ công tác quản lý, giảng dạy; toàn huyện có 195 máy chiếu đa năng, 75 bảng tƣơng tác thông minh; mỗi trƣờng Tiểu học, THCS đều đã có 1 phòng máy tính có kết nối internet phục vụ cho dạy học môn tin học và ứng dụng CNTT trong quản lý và giảng dạy; có 26 trƣờng tiểu học, THCS với 310 phòng học đƣợc trang bị hệ thống đèn chống cận, 15 trƣờng tiểu học, THCS đƣợc hỗ trợ phòng học tiếng Anh hiện đại. Đến hết năm học 2013- 2014, toàn huyện có 79 trƣờng đạt chuẩn quốc gia, trong đó THCS có 25/34 trƣờng, Tiểu học có 36/38 trƣờng (có 13 trƣờng đạt chuẩn quốc gia mức độ 2), Mầm non 18/36 trƣờng (3 trƣờng đạt chuẩn quốc gia mức độ 2).

Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên: Toàn ngành hiện có 100% CBVC có trình độ chuyên môn đào tạo đạt chuẩn trở lên, trong đó: THCS trên chuẩn 54,7%, tăng 14% so với năm 2010, tiểu học trên chuẩn 93,8%, tăng 9,4% so với năm 2010, mầm non trên chuẩn 86,8%, tăng 51,1% so với năm 2010. 100% CBQL đạt chuẩn và trên chuẩn về trình độ chuyên môn đào tạo (trong đó trên chuẩn chiếm tỉ lệ 93,8%); 98% CBQL đƣợc đào tạo qua các lớp quản lý giáo

dục, trung cấp chính trị. Phần lớn cán bộ giáo viên có lập trƣờng tƣ tƣởng vững vàng, có lòng say mê nghề nghiệp, có ý thức học tập, bồi dƣỡng và tự bồi dƣỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, trong năm học, mỗi giáo viên thực hiện có một đổi mới về phƣơng pháp dạy học, mỗi cán bộ quản lý thực hiện 1 đổi mới về phƣơng pháp quản lý. Trong 4 năm (2011 - 2014) đã có 2280 lƣợt giáo viên đƣợc công nhận danh hiệu Giáo viên dạy giỏi cấp huyện, 287 lƣợt giáo viên đƣợc công nhận danh hiệu Giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh, 546 lƣợt CBQL, giáo viên đƣợc tặng danh hiệu CSTĐ cơ sở, 48 lƣợt CBQL, giáo viên đƣợc tặng danh hiệu CSTĐ cấp tỉnh, 20 tập thể, cá nhân đƣợc UBND tỉnh tặng Bằng khen, 22 tập thể, cá nhân đƣợc Bộ GD&ĐT tặng Bằng khen, 6 tập thể, cá nhân đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ tặng Bằng khen, 1 nhà giáo đƣợc tặng Huân chƣơng Lao động hạng III, 1 nhà giáo đƣợc phong tặng danh hiệu “Nhà giáo Ƣu tú”.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động kiểm tra nội bộ ở các trường THCS huyện hưng hà, tỉnh thái bình theo yêu cầu đổi mới giáo dục​ (Trang 48 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)