Mối quan hệ của các biện pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động kiểm tra nội bộ ở các trường THCS huyện hưng hà, tỉnh thái bình theo yêu cầu đổi mới giáo dục​ (Trang 90 - 91)

7. Kết cấu của luận văn

3.3. Mối quan hệ của các biện pháp

Các biện pháp quản lý hoạt động KTNB ở các trƣờng THCS đề xuất có mối quan hệ chặt chẽ với nhau trong quá trình thực hiện. Mỗi biện pháp đều có một chức năng nhất định, thể hiện sự cần thiết và tính khả thi trong quản lý; biện pháp này là tiền đề của biện pháp kia, hỗ trợ, thúc đẩy nhau; tập trung giải quyết bài toán nâng cao chất lƣợng và hiệu quả quản lý hoạt động KTNB ở các trƣờng THCS huyện Hƣng Hà, tỉnh Thái Bình hiện nay.

Trong các biện pháp đề xuất, biện pháp “Nâng cao nhận thức của đội ngũ giáo viên, CBQL về tầm quan trọng của hoạt động KTNB trong nhà trƣờng” là biện pháp tiền đề để thực thi các biện pháp khác một cách đồng bộ. Khi đội ngũ giáo viên, CBQL có nhận thức đúng về vai trò của hoạt động KTNB thì sẽ có động lực thúc đẩy các hoạt động quản lý giáo dục trong nhà

trƣờng nhƣ mong muốn. Từ nhận thức sâu sắc sẽ chuyển hóa thành quyết tâm và hành động, khắc phục khó khăn để tìm ra các biện pháp tốt nhất trong quản lý. Ngƣợc lại, nếu đội ngũ giáo viên, CBQL không có nhận thức đúng thì sẽ là lực cản làm cho các biện pháp khó thực hiện, kém khả thi trong quản lý hoạt động KTNB trƣờng học.

Để thực hiện tốt công tác quản lý hoạt động KTNB trƣờng THCS huyện Hƣng Hà, tỉnh Thái Bình theo yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay, cần thực hiện đồng bộ các biện pháp. Vì các biện pháp quản lý có tính thống nhất, tác động thúc đẩy nhau và tạo thành một chỉnh thể thống nhất. Hiệu quả của các biện pháp chỉ có đƣợc khi chúng gắn chặt với nhau trong một chỉnh thể toàn vẹn. Mọi biểu hiện xem nhẹ, hoặc tuyệt đối hóa từng biện pháp riêng lẻ đều làm giảm hiệu quả của quản lý. Tuy nhiên, các biện pháp quản lý có tính độc lập và có vai trò riêng trong hoạt động KTNB ở các Nhà trƣờng. Có biện pháp định hƣớng chỉ đạo, có biện pháp mang tính chất nhƣ điều kiện bảo đảm, thúc đẩy biện pháp phát triển. Do đó, khi thực hiện cần căn cứ vào thực trạng, hoàn cảnh cụ thể của Nhà trƣờng mà ƣu tiên thứ tự thực hiện.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động kiểm tra nội bộ ở các trường THCS huyện hưng hà, tỉnh thái bình theo yêu cầu đổi mới giáo dục​ (Trang 90 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)