Về kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động kiểm tra nội bộ ở các trường THCS huyện hưng hà, tỉnh thái bình theo yêu cầu đổi mới giáo dục​ (Trang 46 - 48)

7. Kết cấu của luận văn

2.1.1. Về kinh tế xã hội

Huyện Hƣng Hà tỉnh Thái Bình đƣợc thành lập từ năm 1969 trên cơ sở sáp nhập 2 huyện Duyên Hà - Hƣng Nhân và 5 xã của huyện Tiên Hƣng cũ. Huyện nằm về phía Tây Bắc của tỉnh Thái Bình, cách Thành phố Thái Bình khoảng 27 km. Tọa độ địa lý nằm trong khoảng 20030'37' đến 20040'37' vĩ độ Bắc và từ 106006'00' đến 106019'22' kinh độ Đông. Phía Bắc tiếp giáp huyện Tiên Lữ tỉnh Hƣng Yên, phía Tây và Tây Nam giáp huyện Lý Nhân tỉnh Hà Nam, phía Nam giáp huyện Vũ Thƣ, phía Đông giáp huyện Quỳnh Phụ và Đông Hƣng. Tổng diện tích đất tự nhiên là 20.041,9 ha, dân số 255.084 ngƣời (2013), trong đó dân số trong độ tuổi lao động là 108.835 ngƣời, đƣợc phân bố ở 33 xã và 2 thị trấn.

- Về sản xuất nông nghiệp: Huyện Hƣng Hà luôn đạt năng suất bình quân 13 tấn/ha, luôn là huyện có năng suất lúa dẫn đầu toàn tỉnh. Năm 2013 năng suất lúa đạt 136,15 tạ/ha. Ngƣời dân Hƣng Hà tích cực áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào gieo cấy, chăm sóc bảo vệ lúa, đƣa nhanh các giống lúa có năng suất, chất lƣợng cao phù hợp với điều kiện của từng địa phƣơng vào sản xuất. Vì vậy, huyện Hƣng Hà trong hàng chục năm qua năng suất lúa đạt cao và luôn ổn định. Cùng với hai vụ lúa, màu trong năm, Hƣng Hà vẫn tiếp tục phát huy thế mạnh của mình là sản xuất vụ đông, là địa phƣơng luôn luôn dẫn đầu toàn tỉnh về diện tích, giá trị sản xuất. Hàng năm diện tích vụ đông đều tăng, năm 2011-2012 diện tích gieo trồng đạt 6.390 ha chiếm 52% diện tích canh tác, vụ đông 2012-2013 điện tích là 7.618,8 ha chiếm 62% diện

tích canh tác, điều đáng nói là cơ cấu cây trồng trong sản xuất vụ đông ngày càng phát triển đa dạng theo chiều hƣớng tích cực. Nhiều loại cây trồng có hiệu quả kinh tế cao đƣợc đƣa vào gieo trồng nhƣ: Bí đao, dƣa quả các loại, cà chua Mỹ, cải xanh xuất khẩu, và đặc biệt là diện tích cây đậu tƣơng tăng mạnh ở tất cả các xã, thị trấn.

- Về chăn nuôi: Hƣng Hà đã đƣợc khai thác có hiệu quả. Đàn gia súc, gia cầm phát triển mạnh, một số vật nuôi có giá trị hàng hoá cao đƣợc đƣa nhanh vào chăn nuôi nhƣ bò lai Sin, tổng đàn bò năm 2013 có 15.110 con, chủ yếu là bò lai Sin; tổng đàn lợn 155.610 con (không kể lợn sữa ). Toàn huyện hiện có trên 1.371 trang trại, gia trại. Tận dụng thế mạnh ngƣời dân Hƣng Hà đã đẩy mạng việc nuôi trồng thuỷ sản, mạnh dạn thả nuôi các loại giống mới nhƣ cá chép lai 3 dòng, cá Rô phi đơn tính... Diện tích nuôi trồng thuỷ sản năm 2013 là 1.400 ha giá trị sản xuất đạt gần 70 tỷ đồng.

- Về phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp: Trong nhiều năm qua Hƣng Hà đã tập trung vào phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Vì thế luôn là huyện dẫn đầu khối huyện của tỉnh, về giá trị thu nhập trong sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Nhờ phát triển sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp mạnh mẽ nên cơ cấu kinh tế đã bƣớc phát triển theo hƣớng tích cực, giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tăng nhanh, thu hút đƣợc nhiều lao động vào làm việc. Hiện nay toàn huyện có 165 doanh nghiệp các loại, có 42 làng, 2 xã đƣợc tỉnh công nhận là làng nghề, xã nghề. Hiện nay toàn huyện đã có 3 cụm công nghiệp đang hoạt động và ngày càng đƣợc mở rộng: Cụm công nghiệp Phƣơng La, cụm công nghiệp Đồng Tu - Phúc Khánh, cụm công nghiệp thị trấn Hƣng Nhân và đang tiếp tục quy hoạch một số điểm công nghiệp: xã Minh Tân, xã Điệp Nông... Nhờ có hệ thống làng nghề và hàng vạn lao động sản xuất trong các làng nghề và doanh nghiệp, nên năm 2013 giá trị thu từ công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng cơ bản đạt 1.547,4 tỷ đồng tăng 25,15% so với 2012 chiếm 48,23% giá trị kinh tế toàn huyện.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động kiểm tra nội bộ ở các trường THCS huyện hưng hà, tỉnh thái bình theo yêu cầu đổi mới giáo dục​ (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)