Khái lược về tác giả Leslie M Silko và Nghi lễ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) so sánh đứa con trai của hà thị cẩm anh và nghi lễ của leslie m silko từ góc nhìn phê bình sinh thái (Trang 25)

7. Cấu trúc luận văn

1.2. Khái lược về tác giả Leslie M Silko và Nghi lễ

1.2.1. Khái lược về tác giả Leslie M. Silko

Leslie M. Silko (1948 -) sinh ra và lớn lên tại vùng đất Albuquerque, New Mexico, miền Tây Nam nước Mỹ, vùng đất tự trị (reservation) mà chính phủ Mỹ đã cắt cho các bộ lạc da đỏ còn sót lại của vùng này cư ngụ. Bà mang trong mình cả dòng màu da đỏ Laguna, da nâu Mexico và da trắng. Dường như chính điều đặc biệt này đã góp phần hình thành trong văn chương của bà cảm hứng

bất tận về vấn đề dân tộc cũng như góp phần tạo nên một phong cách nghệ thuật độc đáo có sự đan xen giữa giữa truyền thống và hiện đại, giữa di sản nghệ thuật của nhiều dân tộc trong ngòi bút của bà. Leslie M. Silko được coi là một trong những nhà văn tiên phong mở ra một bước ngoặt mới cho văn học của cộng đồng mình – văn học của người Mỹ bản địa.

Với những sáng tác độc đáo mang phong cách và nội dung tư tưởng rất riêng, Silko đã nhận được nhiều giải thưởng quý như: giải thưởng từ Quỹ Bảo trợ nghệ thuật Quốc gia Mỹ (1974), giải Pushcart cho thơ (1977), giải MacArthur (1981), giải thưởng Văn học Lannan (2000)… Bà còn được Hiệp hội Khoa học Nhân văn New Mexico tôn vinh như một di sản văn hóa còn sống. Bởi vậy, nghiên cứu tác phẩm của Leslie Marmon Silko, sẽ góp phần tìm hiểu nền văn học đa văn hóa đặc sắc của Mỹ. Hơn nữa, cùng là nhà văn nữ người dân tộc thiểu số, liệu Silko và Hà Thị Cẩm Anh có gặp nhau ở điểm nào trong cách nhìn vấn đề bản sắc dân tộc và vấn đề khủng hoảng môi trường. Luận văn này hi vọng sẽ trả lời được câu hỏi đó thông qua việc so sánh hai tác phẩm tiêu biểu của hai nhà văn.

1.2.2. Khái lược về truyện dài Nghi lễ

Truyện dài Nghi lễ còn được dịch với một số tiêu đề khác như: Pháp lễ,

Lễ hội mặt trời.Trên cơ sở đối chiếu với nguyên bản tiểu thuyết Ceremony của Leslie Marmon Silko do nhà xuất bản Penguin Books ấn hành năm 1986, tác giả luận văn khảo sát tác phẩm dựa trên bản dịch của dịch giả Linh Thụy, sách do NXB Văn nghệ thành phố Hồ Chí Minh phát hành năm 2002 dưới tên Lễ hội mặt trời. Tuy các trích dẫn chủ yếu dựa trên bản dịch này song chúng tôi

không sử dụng tên tác phẩm theo ý của dịch giả vì thấy rằng tên gọi trên gây nhầm tưởng về nội dung của tác phẩm (viết về lễ hội). Tác giả Bùi Linh Huệ trong luận văn “Kết cấu tiểu thuyết Pháp lễ của Leslie Marmon Silko” đã chọn tên gọi Pháp lễ. Tuy nhiên, chúng tôi cũng không sử dụng tên gọi Pháp lễ mà

dùng tên gọi Nghi lễ để đúng hơn với tinh thần của nguyên tác và cũng dễ hiểu với độc giả.

Truyện dài Nghi lễ được xuất bản lần đầu tiên năm 1977 đã thu hút sôi nổi sự quan tâm, đánh giá của đông đảo bạn đọc và các nhà phê bình. Từ điển Bách

khoa trực tuyến Wikipedia đánh giá: “cho đến nay khó mà gặp một lời phê bình

không hay nào về cuốn tiểu thuyết này. Đó vẫn là cuốn tiểu thuyết của văn học người Mỹ bản địa thường được các trường cao đẳng và đại học đem vào giảng dạy nhiều nhất và nghiên cứu nhiều nhất…Trên một đất Mỹ đang tràn ngập những cựu chiến binh Việt Nam khủng hoảng, thông điệp của cuốn sách về hàn gắn và hòa hợp giữa các dân tộc và con người nói chung khiến cho nó đạt được những thành công ngay lập tức và lâu dài”[78].

Trong lời giới thiệu, dịch giả Linh Thụy đã tóm lược nội dung tác phẩm này như sau: Tác phẩm là câu chuyện về một cựu chiến binh da đỏ bị vong thân sau Thế chiến II, và tìm cách hồi phục, tìm lại con người thực của mình. Nhưng nhìn khía cạnh khác, câu chuyện lại rất phức tạp và lớn lao: Vong thân là một sự kiện cực kỳ vi tế, phức tập và tìm lại con người thực là một đề tài to tát. Ở đây, nhân vật chính đã tìm con người thực của mình qua cái nhìn và triết lý của người Mỹ Nguyên thủy, tức người da đỏ. Lễ hội đã được dùng để đưa nhân vật vong thân về nguồn gốc thực của mình, rất gần gũi, hòa hợp cùng thiên nhiên, nhất là mặt trời. Tayo là nhân vật đầy phức cảm, anh ta bị vong thân từ khi còn bé: là một đứa trẻ lai không có cha, với người mẹ da đỏ hư thân và bị đàn ông da trắng dụ dỗ - và chết sớm – sống trong gia đình của bà ngoại, cùng bà dì rất ghét anh, và ông cậu. Nơi đó, Tayo là một người “bán xa lạ” đã bị lạc loài cùng cội nguồn ngay từ đầu. Tayo bị dì và các bạn trong cộng đồng da đỏ ghét bỏ khi còn bé, luôn luôn mang mặc cảm về nguồn gốc con hoang và màu da nửa vời của mình, cho nên thiếu tự tin và tự trọng ngay từ khi còn bé. Tác phẩm này không chỉ chứa chất những tiếng than vãn của một bộ tộc mất nước mà còn trình bày rất nhiều khía cạnh đẹp đẽ trong đời sống và nhân sinh quan của người

da đỏ. Một thứ triết lý dầy dung hợp, hòa diệu cùng thiên nhiên, và rất giàu tính nhân bản. Thông điệp lớn nhất mà tác giả thể hiện trong tiểu thuyết này đó là cái nhìn tâm linh, sâu sắc về chiến tranh và kẻ hủy diệt gắn với những huyền thoại của người Da đỏ.

Robert Lee trong cuốn Văn học đa văn hóa Mỹ cũng khẳng định tác phẩm

Nghi lễ “xứng đáng là cuốn tiểu thuyết trung tâm của văn học người Mỹ bản

địa” [77; 105]. Sức hấp dẫn ấy của thiên tiểu thuyết được nhiều lời ngợi ca này đến từ những ý nghĩa nội dung tư tưởng phong phú, sâu sắc được chuyển tải bằng một thứ nghệ thuật đầy tính sáng tạo và tinh tế. Nhà nghiên cứu này cũng dành một số trang đáng kể cho Silko và tiểu thuyết Nghi lễ: “Những câu thơ

mở đầu trong tiểu thuyết Nghi lễ (1977) của Leslie M. Silko đã đưa ra điểm mấu chốt để hiểu tiểu thuyết. Đó là cách thức nối kết vấn đề nhân vật người cựu chiến binh Tayo bị chiến tranh hủy diệt tinh thần, huyết thống pha tạp với cơn hạn hán trên cùng tự trị Laguna cùng những vụ thí nghiệm hạt nhân gần Los Alamos trong tính đương đại của chúng. Cứ mỗi bước chuyển, trong cái khung khổ thời gian từ bình minh tới bình minh, Silko lại hòa trộn tiểu thuyết của mình và đặt nó song song với câu chuyện về huyền thoại sáng tạo và trợ giúp của vùng Laguna, chuyện kể về phù thủy, chuyện về những cuộc tìm kiếm và hàn gắn. Kĩ thuật đó duy trì sự tương tác, tạo cảm giác giống như một cuốn tiểu thuyết đúp được kể hai lần, và khiến cho tác phẩm giành vị trí trung tâm trong văn học của người Mỹ bản địa một cách xứng đáng” [77; 105]. Trang web từ điển trực tuyến Wikipedia cũng đánh giá: “Nghi lễ thường được gọi là một cuốn tiểu thuyết Chén Thánh (Grail Fiction), trong đó người anh hùng vượt qua một loạt các thử thách để đạt tới một mục đích đã xác định)” [79].

Như vậy, có thể thấy các công trình trên đều nhấn mạnh vai trò của các chất liệu và kĩ thuật kể chuyện dân gian tới kết cấu của tiểu thuyết Nghi lễ và các tác phẩm văn học cùng dòng với nó. Tuy nhiên, những nội dung mà tiểu thuyết này đề cập đến còn rất nhiều điều mà chúng ta có thể khai thác. Do đó,

việc vừa soi chiếu tác phẩm này dưới lăng kính của phê bình sinh thái, vừa đặt nó trong sự đối sánh với các tác phẩm khác là hướng nghiên cứu mới mẻ và thú vị mà chúng tôi lựa chọn để thực hiện luận văn này. Bằng những khảo sát cụ thể, chúng tôi sẽ phân tích và chỉ ra những tương đồng và khác biệt trong cách quan niệm và thể hiện vấn đề sinh thái trong hai tác phẩm đã nêu đồng thời khẳng định giá trị của hai tác phẩm cũng như vị trí của hai nhà văn trong dòng chảy văn học của mỗi dân tộc.

1.3. Khái lược về phê bình sinh thái

1.3.1. Phê bình sinh thái là gì?

Sinh thái (oikos) theo nghĩa gốc tiếng Hy Lạp cổ là nhà ở, nơi cư trú. Thuật ngữ sinh thái học (ecology) có nguồn gốc từ chữ Hy Lạp, bao gồm oikos (chỉ nơi

sinh sống) và logos (học thuyết, khoa học). Thuật ngữ “sinh thái học” chỉ thật sự ra đời vào năm 1869 do nhà sinh vật học Ernst Haecker đưa ra. Trải qua hàng trăm năm phát triển, sinh thái học đã có rất nhiều định nghĩa nhưng chung nhất vẫn là học thuyết nghiên cứu về nơi sinh sống của sinh vật, mối tương tác giữa cơ thể sinh vật sống và môi trường xung quanh. Ngày nay, sinh thái học không chỉ tồn tại trong sinh học mà nó còn là khoa học của nhiều ngành khác, trong đó có khoa học xã hội và nhân văn.

Trong lời giới thiệu cuốn Phê bình sinh thái là gì? tác giả Nguyễn Đăng Điệp đã nhận định: “Văn học sinh thái là cách định danh thời nay đối với những tác phẩm văn học ra đời trong bối cảnh môi trường sinh thái ngày càng xấu đi, nội dung của chúng thể hiện trách nhiệm xã hội của người viết đối với vấn nạn này. Dòng văn học này được tính từ thời kỳ văn học lãng mạn với các tác phẩm kinh điển như: Frankenstein của Mary Shlley (1818), Walden của Henry David Thoreu (1854), Niên giám xứ cát của Aldo Leopold (1949), Dòng suối im lặng của Rachel Louise Carson (1962)…. Đó là thời kỳ chủ nghĩa tư bản với sự phát triển vũ bão của công nghiệp đã làm hé lộ dần những mặt trái đen tối: sự tàn

phá, hủy hoại môi trường tự nhiên một cách khủng khiếp. Các nhà lãng mạn đã sớm dự cảm về những hư tổn mất mát này và đưa chúng vào văn học đương thời… Văn học sinh thái không chỉ hướng đến các tác phẩm văn học thời kỳ lãng mạn và sau này mà nó còn rọi cái nhìn xa hơn để tìm hiểu cả mối quan hệ giữa con người với tự nhiên trong văn học của những giai đoạn trước đó. So với văn học sinh thái, thuật ngữ phê bình sinh thái ra đời muộn hơn và gây nhiều thắc mắc hơn cho độc giả” [31; tr5,6].

Nếu như ở Anh người ta thường sử dụng thuật ngữ “phê bình xanh” (green criticism) thì ở Mỹ lại thích sử dụng thuật ngữ “phê bình sinh thái” (ecocritism). Nhiều thuật ngữ khác cũng thường được sử dụng như “thi pháp sinh thái” (ecopoetics), “phê bình văn học môi trường” (environmental literary criticism), “nghiên cứu xanh” (green study) hay “nghiên cứu (văn hóa) xanh” (green (cultural) studies), sáng tác tự nhiên (nature writing), sinh thái học lãng mạn (Romantic Ecology)… Hiểu một cách đơn giản, nói như Cheryll Glofelty, người khởi xướng phê bình sinh thái ở Mỹ: “Phê bình sinh thái là nghiên cứu văn học gắn liền với chủ đề môi trường”.

Cũng theo tác giả Nguyễn Đăng Điệp: “Phê bình sinh thái (ecocritisim) là một bước chuyển ngoạn mục, đầy tính thích ứng của một bộ phận phê bình văn học trong bối cảnh khủng hoàng môi trường toàn cầu. Sự chuyển làn bất thường này được hiểu như là nỗ lực của các nhà nghiên cứu mong muốn tìm kiếm trong văn học nghệ thuật những thông điệp môi trường hiển lộ hay ngầm ẩn, từ đó khơi ngợi nhu cầu tìm hiểu và khắc phục những thương tổn mà con người đã gây ra cho giới tự nhiên. Trong thế kỷ XX, nhiều ngành nghiên cứu nhân văn liên quan mật thiết tới nội dung bảo vệ môi trường liên tục xuất hiện: triết học môi trường, thuyết giải phóng động vật, mỹ học sinh thái…Và như một sự tiếp nối những hoạt động nghiên cứu sinh thái mang tính liên ngành này, phê bình sinh thái phát triển và gặp gỡ với nhiều diễn ngôn khác liên quan

đến như: hậu hiện đại sinh thái, nữ quyền luận sinh thái, hậu thuộc địa sinh thái…” [31; tr5].

Vào năm 1978, Wiliam Rueckert được coi là người đầu tiên sử dụng thuật ngữ phê bình sinh thái trong chuyên luận Văn học và sinh thái học: một

thử nghiệm mới trong phê bình sinh thái (Literature and Ecology: An Experiment in Ecocritism). Ông sử dụng thuật ngữ này với mong muốn ứng

dụng sinh thái học và các thuật ngữ sinh thái học vào nghiên cứu văn học. Các nhà phê bình sinh thái đã công bố các tác phẩm nghiên cứu về vấn đề này vào cuối những năm 1960 và 1970. Trong thời gian này, công trình của Joseph Mecker là Bi kịch của sự sống sót (The Comedy of Survial, 1974) đã đưa ra được một vấn đề mà sau này trở thành cốt yếu của phê bình sinh thái và triết học môi trường: cuộc khủng hoảng môi sinh chủ yếu bắt nguồn từ truyền thống văn hóa phương Tây vốn chia tách văn hóa ra khỏi tự nhiên và dành cho văn hóa thế ưu trội.

Giữa thập kỉ 80 của thế kỉ XX, các học giả đã cộng tác với nhau xây dựng phê bình sinh thái trở thành một phong trào mạnh mẽ. Người có công phát triển phong trào phê bình sinh thái là Cheryll Glotfelty. Ông cùng Harold Fromm đồng biên tập tuyển tập cốt yếu các bài viết có tính định hướng quan trọng là

Tuyển tập Phê bình sinh thái: Các mốc quan trọng trong Sinh thái học Văn học

(The Ecocriticism Reader: Landmarks in Literary Ecology, University of Georgia Press, 1996). Năm 1992, Cheryll Glotfelty cũng là nhà sáng lập ra ASLE (the Association for the Study of Literature and Environment) – Hiệp hội Nghiên cứu Văn học và Môi trường. ASLE có một tờ báo riêng là ISLE (Interdisciplinary Studies in Literature and Environment – Nghiên cứu Liên ngành Văn học và Môi trường) ra đời năm 1993. Nhờ đó phê bình sinh thái đã

chính thức trở thành một phong trào nghiên cứu hàn lâm vào đầu thập niên 1980. Thông qua nghiên cứu văn học để nhìn nhận lại toàn bộ văn hóa của con

người. Chính thái độ ngạo mạn của con người đối với tự nhiên đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sinh thái. Phê bình sinh thái đã thay đổi một cách cơ bản cách nhìn nhận, tiếp cận đối tượng, tất cả các phong trào nghiên cứu văn học từ trước đến nay đều lấy con người làm trung tâm, còn phê bình sinh thái lấy sinh thái làm trung tâm. Để giải quyết vấn đề sinh thái, đòi hỏi con người phải nhìn nhận lại phương thức sống của mình, xem xét lại văn minh, văn hóa của mình để đề xuất và điều chỉnh, đánh giá lại thái độ của mình đối với tự nhiên. Đây là cuộc cách mạng về thế giới quan của con người: Sự sống phát triển khi con người được sống hài hòa, thân mật, hợp với tự nhiên.

Được manh nha vào những năm 70 của thế kỷ XX nhưng phải đến những năm 90 của thế kỷ XX phê bình sinh thái mới thực sự trở thành một khuynh hướng nghiên cứu văn học ở Mỹ và tiếp đó lan ra toàn thế giới. Theo Scott Slovic, phê bình sinh thái khảo sát cặn kẽ những ngụ ý về môi trường sinh thái và quan hệ giữa con người - tự nhiên trong bất kỳ văn bản văn chương nào, kể cả những văn bản (thoạt nhìn) dường như không để ý gì đến thế giới con người. Tuy nhiên, về sau, đối tượng của phê bình sinh thái không chỉ giới hạn trong văn học, nó còn mở rộng ra các ngành nghệ thuật khác như: hội họa, kiến trúc, điện ảnh…

Sang thế kỷ XXI, để tương thích hơn nữa với những diễn biến của thời cuộc, diện mạo phê bình sinh thái đã có những thay đổi đáng kể. Khuynh hướng này thiên về nhân chủng học và lấy trung tâm là bình diện xã hội. Giới nghiên cứu phê bình sinh thái ngày càng quan tâm nhiều hơn đến vấn đề đô thị và quá trình công nghiệp hóa, vấn đề công bằng/ bất công môi trường, vấn đề về sắc tộc, các nhóm thiểu số, cộng đồng bản địa, chủ nghĩa hậu thực dân, cộng đồng lưu vong và chủ nghĩa thế giới trở thành mối quan tâm hàng đầu. Hay nói cách khác, phê bình sinh thái chuyển mối quan tâm từ phạm vi địa phương sang phạm vi xuyên quốc gia/toàn cầu. Như vậy, đối tượng của phê bình sinh thái

giờ đây là “tất cả những hình thức truyền thống biểu hiện, từ các văn bản in đến sự trình diễn thị giác, âm nhạc, điện ảnh cũng như các tài liệu pháp lý và các

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) so sánh đứa con trai của hà thị cẩm anh và nghi lễ của leslie m silko từ góc nhìn phê bình sinh thái (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)